Đột nhập Làng Đại học Đà Nẵng quy hoạch 'treo' suốt 27 năm
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.
Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank, UPCoM: KLB) mới đây đã công bố nghị quyết bầu chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2018-2022.
Theo đó, bà Trần Thị Thu Hằng, Phó chủ tịch HĐQT Kienlongbank giữ chức danh chủ tịch HĐQT ngân hàng nhiệm kỳ 2018-2022 kể từ ngày 26/05/2021.
Trong thời gian hoàn tất các thủ tục liên quan, từ ngày 3/5 đến ngày 25/5, bà Trần Thị Thu Hằng sẽ đảm nhiệm vai trò phó chủ tịch hội đồng quản trị phụ trách hoạt động của hội đồng quản trị Kienlongbank.
Trước đó Kienlongbank đã công bố nghị quyết thôi giữ chức danh chủ tịch HĐQT ngân hàng đối với ông Lê Hồng Phương, kể từ ngày 03/5/2021. HĐQT Kienlongbank cũng thông qua đơn từ nhiệm chức danh thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2018-2022 theo nguyện vọng của ông Phương.
Bà Hằng sinh năm 1985, là thạc sỹ tài chính ngân hàng - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Bà Trần Thị Thu Hằng có hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành ngân hàng, giai đoạn 2011-2018, bà trải qua một số vị trí quản lý ở LienVietPostBank và MSB.
Từ năm 2019-2020, bà Hằng chuyển sang gắn bó với lĩnh vực bất động sản, là tổng giám đốc của Công ty Cổ phần tập đoàn Sunshine, phó chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Sunshine Homes, tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại Sunshine Tech.
Từ ngày 28/1/2021 đến ngày 31/1/2021, bà giữ chức vụ thành viên HĐQT Kienlongbank. Bà đảm nhiệm chức vụ phó chủ tịch hội đồng quản trị Kienlongbank từ ngày 1/2/2021 đến nay.
>>> Xem thêm: Bà Trần Thị Thu Hằng trở thành nữ chủ tịch HĐQT Kienlongbank ở tuổi 36
Nhóm chuyên gia của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) trong báo cáo phân tích công bố mới đây dự báo lạm phát tháng 5 có thể giảm 0,1% so với tháng 4, do sức tiêu dùng phần nào bị tác động bởi làn sóng dịch bệnh mới nhất xảy ra tại Việt Nam.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 giảm 0,04% so với tháng 3, tương ứng tăng 1,27% so với tháng 12/2020 và tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Bình quân 4 tháng đầu năm 2021, CPI tăng 0,89% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Trong khi đó, lạm phát cơ bản 4 tháng tăng 0,74%.
Lạm phát thấp nên trong tháng 4, lãi suất huy động và cho vay hầu như không biến động. Giai đoạn này, theo đánh giá của VCBS, thông điệp của Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thể hiện sự nhất quán, kiểm soát chặt chẽ tín dụng chảy vào hoạt động kinh doanh, đầu cơ bất động sản và định hướng chung vẫn là duy trì mặt bằng lãi suất thấp để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh.
Liên quan đến áp lực tăng lãi suất liên ngân hàng cuối tháng 4, VCBS cho rằng diễn biến trên chỉ mang yếu tố thời vụ khi cuối tháng thường là thời điểm các ngân hàng chốt số liệu và áp lực chỉ ghi nhận cục bộ tại một số ngân hàng, mà không phản ánh toàn hệ thống ngân hàng.
Hơn nữa, trong bối cảnh lo ngại diễn biến dịch bệnh, kỳ vọng và nhu cầu tín dụng khó có khả năng được đẩy mạnh. Đặc biệt, dòng vốn đầu tư vẫn tiếp tục tìm đến địa điểm lý tưởng như Việt Nam.
"Chúng tôi duy trì nhận định các yếu tố thị trường sẽ ủng hộ cho mặt bằng lãi suất liên ngân hàng có thể duy trì ở mặt bằng thấp", VCBS nêu quan điểm.
>>> Xem thêm: VCBS: Lạm phát tháng 5 có thể giảm, lãi suất sẽ tiếp tục thấp
Thống kê cho thấy kể từ đầu năm tới nay, giá cổ phiếu VPB của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) tăng tới gần 90%, lên trên mốc 60.000 đồng/cổ phiếu và chưa cho thấy dấu hiệu dừng lại.
Trong báo cáo công bố mới đây, Công ty Chứng khoán SSI đã nâng khuyến nghị lên "khả quan" đối với cổ phiếu VPB với mức giá mục tiêu một năm sau điều chỉnh là 70.000 đồng/cổ phiếu.
Tăng trưởng lợi nhuận cao đều đặn hàng năm là nền tảng (năm 2021 dự kiến lợi nhuận trước thuế tăng 28%, riêng ngân hàng mẹ tăng 35-38%), thị trường chung giao dịch tích cực là bàn đạp, nhưng hàng loạt động thái tăng vốn mới là lực đẩy giúp cổ phiếu này thăng hoa.
Theo ước tính của chuyên gia SSI, thương vụ bán vốn tại FE Credit sẽ giúp VPBank ghi nhận khoản lãi sau thuế khoảng 23.000 tỷ đồng trong năm 2021, cũng nghĩa là vốn tự có của ngân hàng sẽ tăng thêm 23.000 tỷ đồng.
Còn theo tính toán của hãng nghiên cứu FiinGroup, về ngắn hạn, tiền chảy vào FE Credit khoảng 3.572 tỷ đồng (tương đương 154 triệu USD) do VPBank tăng vốn điều lệ FE Credit lên 10.900 tỷ ngay trước giao dịch, còn phần lớn dòng tiền còn lại của giao dịch là 1,2 tỷ USD sẽ chảy vào túi VPBank.
Bên cạnh đó, VPBank nhiều khả năng sẽ đàm phán lại hợp đồng bancassurance với hãng bảo hiểm AIA, từ đó giúp gia tăng thêm lợi nhuận cũng như vốn tự có.
Chưa dừng lại ở đó, VPBank còn đang đàm phán phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược nước ngoài. Kế hoạch này bắt đầu từ năm 2019 và có thể hoàn thành vào cuối năm nay.
SSI kỳ vọng VPBank sẽ phát hành riêng lẻ với mức định giá P/B khoảng từ 2 đến 2,5 lần, khi đó giá trị sổ sách của ngân hàng sẽ tăng thêm khoảng 8% đến 12%.
>>> Xem thêm: Loạt động thái tăng vốn đẩy giá cổ phiếu VPB tăng phi mã
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (HoSE: VIB) đã nhận được công văn số 3100/NHNN-TTGSNH của Ngân hàng Nhà nước về việc chấp thuận tăng vốn điều lệ.
Theo đó, VIB được chấp thuận tăng vốn điều lệ tối đa thêm 4.437,6 tỷ đồng từ mức 11.093 tỷ đồng, bằng hình thức chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.
Theo kế hoạch tăng vốn được ĐHCĐ thường niên năm 2021 thông qua, VIB dự kiến dùng hơn 4.437 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ để tăng quy mô vốn lên tối đa là hơn 15.531 tỷ đồng, tương ứng số cổ phần tăng thêm là trên 443 triệu đơn vị.
Sau khi thực hiện tăng vốn bằng hình thức này, VIB dự kiến chào bán tối đa hơn 46,5 triệu cổ phiếu. Mức vốn điều lệ sau khi chào bán tối đa đạt hơn 15.997 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện NHNN mới chỉ chấp thuận cho VIB tăng vốn thêm tối đa là 4.437 tỷ đồng, nên phương án trên vẫn cần trình xin ý kiến của NHNN.
Số tiền huy động được dự kiến dùng 4.403 tỷ đồng để tăng cường cấp tín dụng, số còn lại để đầu tư tài sản thanh khoản, đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ, sản phẩm, năng lực quản trị rủi ro, đầu tư nâng cấp mạng lưới chi nhánh.
>>> Xem thêm: VIB được chấp thuận tăng vốn thêm tối đa 4.437 tỷ đồng
Ngày 6/5/2021, HĐQT Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (LienVietPostBank) đã thống nhất bầu ông Nguyễn Đức Thụy làm phó chủ tịch HĐQT LienVietPostBank.
Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 của LienVietPostBank diễn ra vào ngày 29/4, ông Nguyễn Đức Thụy đã được bầu vào HĐQT ngân hàng nhiệm kỳ 2018-2023 với tỷ lệ ủng hộ là 99,56%.
Như vậy, HĐQT LienVietPostBank hiện gồm 7 thành viên, trong đó: ông Huỳnh Ngọc Huy là chủ tịch HĐQT.
3 phó chủ tịch gồm: ông Phạm Doãn Sơn kiêm tổng Giám đốc, ông Nguyễn Đức Thuỵ và ông Dương Công Toàn. 3 thành viên HĐQT còn lại là: ông Lê Hồng Phong, bà Chu Thị Lan Hương và bà Dương Hoài Liên - thành viên HĐQT độc lập.
Ông Nguyễn Đức Thụy được biết đến là người sáng lập ra Công ty Cổ phần Thaiholdings (HNX: THD). Ông rút khỏi vị trí chủ tịch HĐQT của Thaiholdings từ ngày 29/2/2020, đồng thời không còn là thành viên HĐQT.
Vị trí chủ tịch của Thaiholdings hiện do ông Nguyễn Văn Thuyết, em trai của ông Nguyễn Đức Thụy đảm nhiệm.
Tuy nhiên, ông Thụy hiện vẫn là cổ đông lớn của Thaiholdings, với số lượng cổ phiếu nắm giữ là hơn 10 triệu đơn vị, tương đương tỷ lệ sở hữu 20%.
>>> Xem thêm: Ông Nguyễn Đức Thụy làm phó chủ tịch HĐQT LienVietPostBank
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.