'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank, UPCoM: KLB) mới chính thức bổ nhiệm ông Trần Ngọc Minh giữ chức Tổng giám đốc từ ngày 9/12/2021.
Ông Trần Ngọc Minh sinh năm 1984, là thạc sỹ kinh tế Học viện Ngân hàng và đã có 15 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng.
Ngoài ra, ngân hàng này trong tuần qua cũng công bố nội dung dự kiến trình cổ đông đề xuất chấm dứt việc thay đổi tên tiếng Anh thành KSBank và tiếp tục sử dụng trên theo điều lệ được ĐHCĐ thông qua.
Nguyên nhân là do Ngân hàng Nhà nước không chấp thuận đề nghị đổi tên của Kienlongbank do chưa đảm bảo tuân thủ quy định tại Điều 5 Thông tư số 50/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 của Thống đốc NHNN.
Cũng tại tài liệu trình cổ đông, Kienlongbank đề xuất cổ đông thông qua việc đăng ký niêm yết toàn bộ cổ phiếu đang lưu hành tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) hoặc Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE).
>>> Xem thêm: Kienlongbank có tân tổng giám đốc, dừng kế hoạch đổi tên thành KSBank
Trong báo cáo cập nhật ngành ngân hàng công bố mới đây, Công ty Chứng khoán VNDirect dự báo tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng kỳ vọng sẽ cải thiện trong quý IV/2021 và ít nhất đạt mức 12% cho cả năm 2021. Lý do là VNDirect tin rằng việc Việt Nam bình thường hóa kể từ tháng 10 kết hợp với các gói hỗ trợ hiện tại của Chính phủ và lãi suất cho vay thấp sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp quay trở lại hoạt động và vay mới phục vụ cho hoạt động của họ, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.
VNDirect dự báo tăng trưởng tín dụng toàn ngành năm 2022 đạt mức 13-14%. Nhóm chuyên gia cho rằng việc cải thiện tỷ suất sinh lời NIM sẽ chậm lại trong nửa cuối năm 2021 và thậm chí giảm vào năm 2022 do các ngân hàng đã được yêu cầu thực hiện nghiêm túc việc hạ lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng.
VNDirect kỳ vọng các ngân hàng sẽ tiếp tục duy trì tăng trưởng thu nhập ổn định vào năm tới dựa vào thu nhập từ phí; và bảo hiểm sẽ là nhân tố chính đóng góp vào sự tăng trưởng nói trên.
"Nhìn chung, chúng tôi kỳ vọng các ngân hàng trong danh mục của chúng tôi sẽ đạt tăng trưởng lợi nhuận 25% trong năm 2021 và 19% trong năm 2022", phía VNDirect cho hay, đồng thời cho rằng ngân hàng sẽ là đại diện tiêu biểu cho sự hồi sinh kinh tế Việt Nam.
>>> Xem thêm: VNDirect: Lợi nhuận ngân hàng sẽ tăng chậm lại trong năm 2022
Thời gian gần đây, tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng ghi nhận biến động mạnh. Giá USD tăng từ 22.675 đồng ngày 26/11 lên 23.100 đồng vào ngày 6/12, tương đương tăng 1,87%.
Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước sau đó đã giảm 706 đồng giá bán mỗi USD, mức giảm rất mạnh xét trong nhiều năm qua. Ngay sau đó, tỷ giá USD liên ngân hàng cuối ngày 7/12 đã hạ 100 đồng xuống 23.000 đồng so với phiên 6/12.
Tỷ giá USD/VND tại các ngân hàng thương mại cũng hạ nhiệt theo. Cụ thể, các ngân hàng quốc doanh ghi nhận mức giảm từ 10 đến 45 đồng.
Theo nhận định của giới chuyên gia, việc tỷ giá tăng mạnh là do đồng USD mạnh lên, chênh lệch giá vàng trong nước cao kỷ lục, đặc biệt, các ngân hàng có động thái bán USD để lấy tiền đồng và thời gian qua phải mua về để cân bằng trạng thái, thị trường tạm thời không đáp ứng được nhu cầu nên tỷ giá bật tăng.
Đánh giá về diễn biến tỷ giá vừa qua, Công ty Chứng khoán SSI nhìn nhận đây chỉ là biến động trong ngắn hạn của VND và trên hết còn cho thấy đồng VND đã mang tính thị trường hơn.
>>> Xem thêm: Tỷ giá hạ nhiệt sau động thái của Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HoSE: TPB) vừa công bố ngày đăng ký cuối cùng để nhận cổ phiếu được phát hành nguồn vốn chủ sở hữu (cổ phiếu thưởng).
Tổng số lượng phát hành là hơn 410 triệu cổ phiếu với tỷ lệ thực hiện quyền là 35%, cổ đông nắm giữ 100 cổ phiếu TPB tại ngày chốt quyền sẽ được nhận 35 cổ phiếu mới. Cổ phiếu phát hành không bị hạn chế chuyển nhượng.
Sau khi hoàn tất việc phát hành, vốn điều lệ của TPBank dự kiến sẽ nâng lên 15.818 tỷ đồng, tăng gần 26% so với mức vốn điều lệ hiện tại là 11.717 tỷ đồng.
Được biết, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho TPBank tăng vốn thêm tối đa 4.100 tỷ đồng vào đầu tháng 12 vừa qua.
Ngân hàng Nhà nước trong tuần qua đã có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Đầu từ và Phát triển Việt Nam (BIDV) được tăng vốn điều lệ lên tối đa hơn 10.365 tỷ đồng qua hình thức phát hành cổ phiếu trả cổ tức.
Được biết, theo kế hoạch của BIDV, ngân hàng này dự kiến phát hành hơn 1 tỷ ổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại lũy kế đến năm 2019 và lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ và chi trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2020.
Tỷ lệ phát hành dự kiến là 25,77%. Tỷ lệ thực hiện quyền là 100: 25,77. Thời gian phát hành là trong năm 2021-2022.
Sau phát hành, vốn điều lệ của BIDV sẽ tăng từ 20.220 tỷ đồng lên hơn 50.585 tỷ đồng.
Về cơ cấu cổ đông của BIDV, tính đến hết quý III, Nhà nước nắm giữ tổng cộng hơn 3,2 tỷ cổ phiếu BID, tương đương 80,99% vốn của BIDV. Trong đó, ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT BIDV đại diện 40% vốn nhà nước; ông Lê Ngọc Lâm và bà Nguyễn Thị Thu Hương, Ủy viên HĐQT BIDV đều đại diện cho 30% vốn.
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank, HoSE: VCB) trong tuần qua đã công bố Nghị quyết về việc chi trả cổ tức năm 2019 bằng cổ phiếu và năm 2020 bằng tiền.
Theo đó, Vietcombank sẽ trả cổ tức năm 2019 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 27,6%, cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu sẽ được nhận 276 cổ phiếu mới.
Tổng số lượng phát hành là hơn 1 tỷ cổ phiếu. Vốn điều lệ sau phát hành dự kiến tăng lên hơn 47.325 tỷ đồng.
Song song với đó, ngân hàng cũng sẽ trả cổ tức năm 2020 bằng tiền mặt với tỷ lệ 12%, tương đương tổng số tiền dự chi là hơn 4.451 tỷ đồng.
Ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ tức là 23/12/2021. Ngày chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông là 5/1/2022.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.