Ngân hàng tuần qua: NHNN yêu cầu các TCTD giảm lãi suất, dự kiến kéo dài thời gian cơ cấu nợ

Hải Đường - 21/08/2021 16:44 (GMT+7)

(VNF) - NHNN sẽ hạn chế hoạt động tín dụng của ngân hàng không giảm lãi suất thực chất; Công ty liên quan đến ban lãnh đạo muốn bán 8 triệu cổ phiếu MSB; NHNN dự kiến nới thời điểm kết thúc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ thêm 6 tháng…là những tin tức ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

VNF
NHNN sẽ hạn chế hoạt động tín dụng của ngân hàng không giảm lãi suất thực chất là một trong những tin tức ngân hàng đáng chú ý tuần qua

NHNN sẽ hạn chế hoạt động tín dụng của ngân hàng không giảm lãi suất thực chất

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây đã ban hành công văn số 5901/NHNN về việc yêu cầu hệ thống tổ chức tín dụng thực hiện giảm lãi suất và miễn phí dịch vụ ngân hàng để hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Trong văn bản mới ban hành, Thống đốc NHNN yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc ngân hàng thực hiện các nội dung cụ thể.

Thứ nhất, nhập cuộc cuộc cùng hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa phương để chung sức đẩy lùi dịch bệnh và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, nền kinh tế vượt qua khó khăn thông qua giải pháp hỗ trợ hữu hiệu, thiết thực như giảm lãi suất, phí... theo đúng chủ trương của Đảng, Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc NHNN.

Thứ hai, thực hiện cam kết đồng thuận giảm lãi suất cho vay theo kế hoạch đã đăng ký với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tại Công văn 248/NHNN-PLVN ngày 16/7/2021 để giữ uy tín của mỗi ngân hàng cũng như toàn ngành nói chung trước người dân, doanh nghiệp và xã hội.

Thứ ba, định kỳ hằng tháng (ngày cuối tháng), báo cáo kết quả triển khai thực hiện theo mẫu biểu đính kèm văn bản này về NHNN thông qua Vụ Tín dụng các ngành kinh tế; đồng thời gửi Vụ Chính sách tiền tệ, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam để biết, phối hợp. Kỳ báo cáo đầu tiên gửi chậm nhất vào ngày 31/8/2021.

NHNN cho biết sẽ công bố công khai kết quả thực hiện cam kết giảm lãi suất, giảm phí của từng ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng định kỳ hằng tháng; đồng thời sẽ tăng cường công tác giám sát bằng nhiều biện pháp trực tiếp, gián tiếp việc thực hiện cam kết của toàn hệ thống ngân hàng thương mại và từng chi nhánh ngân hàng thương mại tại các tỉnh, thành phố.

"Trên cơ sở kết quả giám sát việc thực hiện giảm lãi suất, phí này, NHNN sẽ xem xét và có chính sách khuyến khích hoặc hạn chế một số nội dung trong hoạt động tín dụng của ngân hàng trong năm 2022", NHNN khẳng định.

>>> Xem thêm: NHNN sẽ hạn chế hoạt động tín dụng của ngân hàng không giảm lãi suất thực chất

MSB: Công ty liên quan đến ban lãnh đạo muốn bán 8 triệu cổ phiếu

Công ty Cổ phần Đầu tư và Cho thuê tài sản TNL đăng ký bán 8 triệu cổ phiếu MSB của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (HoSE: MSB) để giải quyết về nhu cầu tài chính. Giao dịch được thực hiện trong thời gian từ ngày 23/8 đến ngày 8/9, theo phương thức khớp lệnh.

Tạm tính theo thị giá của MSB, Công ty Đầu tư và Cho thuê tài sản TNL có thể thu về hơn 249 tỷ đồng nếu bán hết số cổ phiếu đã đăng ký.

Được biết, bà Lê Thị Liên, thành viên HĐQT độc lập của MSB hiện là Chủ tịch HĐQT của công ty, thực hiện giao dịch này.

Số lượng cổ phiếu MSB mà bà Liên đang nắm giữ là 376.900 đơn vị, còn Công Đầu tư và Cho thuê tài sản TNL đang nắm giữ là hơn 56,2 triệu đơn vị.

Về phía MSB, ngân hàng này mới đây đã phê duyệt việc triển khai tăng vốn điều lệ thông qua trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Cụ thể, MSB dự kiến phát hành 352,5 triệu cổ phiếu mới, tương đương tỷ lệ 30% để trả cổ tức cho các cổ đông hiện hữu. Tại ngày chốt danh sách cổ đông để thực hiện quyền, cổ đông nắm giữ 100 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 30 cổ phiếu mới.

Sau phát hành, số lượng cổ phiếu lưu hành của MSB dự kiến tăng từ 1,175 tỷ lên hơn 1,527 tỷ đơn vị, vốn điều lệ cũng tăng tương đương từ mức 11.750 tỷ đồng lên 15.275 tỷ đồng.

>>> Xem thêm: MSB: Công ty liên quan đến ban lãnh đạo muốn bán 8 triệu cổ phiếu

VietinBank muốn mua ngân hàng yếu kém?

Trong báo cáo phân tích công bố mới đây, Công ty Chứng khoán VNDirect cho hay Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank: HoSE: CTG) có mục tiêu mua lại các ngân hàng đang cần tái cấu trúc, bao gồm CBBank, GPBank và OceanBank.

VNDirect cho biết thông tin này là từ cuộc họp do VietinBank tổ chức với các nhà đầu tư, các quỹ và các công ty chứng khoán để công bố về kết quả kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2021 và kế hoạch trong nửa năm còn lại.

Trong khi đó, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cũng cho biết VietinBank có thể sẽ thực hiện mua lại 2 ngân hàng GPBank và OceanBank nhằm mục đích rút ngắn quãng thời gian phát triển quy mô dư nợ. Mặc dù vậy, VietinBank vẫn chưa có kế hoạch cụ thể cho việc này.

"Riêng với trường hợp của ngân hàng OceanBank, do cùng thuộc sở hữu của cổ đông nhà nước nên việc sáp nhập sẽ chỉ được thông qua nếu được đa số các cổ đông còn lại đồng ý", phía VCBS cho hay.

Trên thực tế, VietinBank là đơn vị được Ngân hàng Nhà nước phân công hỗ trợ quản trị, điều hành ngân hàng GPBank và OceanBank kể từ khi 2 ngân hàng này được Nhà nước mua lại với giá "0 đồng".

Trước đây, VietinBank từng có kế hoạch sáp nhập PGBank nhưng thương vụ sau đó không thể hoàn tất.

>>> Xem thêm: VietinBank muốn mua ngân hàng yếu kém?

Dự kiến nới thời điểm kết thúc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ thêm 6 tháng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid–19 đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 03/2021/TT-NHNN ngày 2/4/2021.

Việc sửa đổi thông tư là bởi đợt dịch Covid-19 lần này có phạm vi ảnh hưởng rộng hơn và có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng hơn các đợt dịch trước.

Cụ thể, dự thảo dự định cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ phát sinh trước ngày 1/8/2021 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính (thay vì ngày 10/6/2021 như hiện nay) và phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày 30/6/2022 (thay vì từ ngày 23/1/2020 đến ngày 31/12/2021 như hiện nay).

Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng thực hiện đến ngày 30/06/2022 (thay vì ngày 31/12/2021 như hiện nay), theo dự thảo thông tư.

Việc nới thời gian như trên được NHNN cho biết là căn cứ vào kế hoạch tiêm chủng và kế hoạch kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ. Khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 sẽ có thêm khoảng thời gian 6 tháng để phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Đối với miễn, giảm lãi, phí, dự thảo nêu rõ: tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định việc miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ đối với số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 1/8/2021 từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) mà nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày 30/6/2022 (thay vì từ ngày 23/01/2020 đến ngày 31/12/2021 như hiện nay) và khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Việc thực hiện miễn, giảm lãi, phí cho khách hàng theo quy định tại thông tư thực hiện đến ngày 30/6/2022 (thay vì 31/12/2021 như hiện nay).

>>> Xem thêm: Dự kiến nới thời điểm kết thúc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ thêm 6 tháng

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.