Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Năm 2023, doanh số bán hàng của Trung Quốc được kỳ vọng sẽ bùng nổ mạnh mẽ sau 3 năm phong tỏa bởi đại dịch Covid-19. Thế nhưng trên thực tế, mức chi tiêu lại cho thấy dấu hiệu giảm xuống, chỉ số chứng khoán của 10 đơn vị kinh doanh xa xỉ phẩm hàng đầu châu Âu STOXX Europe Luxury 10 đã chạm mức thấp nhất kể từ năm 2020.
Theo thống kê, 10 cổ phiếu này đã “bốc hơi” khoảng 175 tỷ USD kể từ cuối tháng 3/2023. Nguyên nhân được cho là bởi sự phục hồi của Trung Quốc gặp nhiều khó khăn, trong khi lạm phát cùng lãi suất lại liên tục tăng cao, khiến người mua phải chắt bóp chi tiêu.
Dù rằng chỉ số của “Big 10” trong danh sách các doanh nghiệp kinh doanh xa xỉ phẩm vẫn tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, song quý III/2023, nhóm ngành hàng này đã bị giảm 2,5%, kết quả kinh doanh quý tệ nhất trong lịch sử so với STOXX 600.
Tháng trước, nhà sản xuất dược phẩm Đan Mạch Novo Nordisk đã soán ngôi LVMH trở thành công ty niêm yết có giá trị nhất châu Âu. Trước đó, doanh nghiệp của tỷ phú giàu nhất nước Pháp Bernard Arnault từng nắm giữ vị trí này trong khoảng thời gian dài. Đây là dấu hiệu cho thấy ngành kinh doanh mặt hàng xa xỉ đang dần suy yếu.
Ông Bernard Ahkong, Giám đốc Công nghệ Thông tin của đơn vị kiểm soát rủi ro UBS O'Connor Global Multi, cho biết: “Lãi suất tăng, tâm lý của nhà đầu tư hoang mang kết hợp với lo ngại về việc thu nhập bị cắt giảm đã khiến xếp hạng ngành này giảm mạnh trong 2-3 tháng vừa qua”.
Đồng quan điểm với ông Ahkong về triển vọng tiêu dùng ngành xa xỉ phẩm tại Mỹ, châu Âu và Trung Quốc, ông Peter Garnari, người đứng đầu chiến lược vốn cổ phần tại Ngân hàng Saxo nhận định: “Sự đi xuống của ngành xa xỉ phẩm tại châu Âu cũng phản ánh bất ổn của nền kinh tế châu Âu và triển vọng tăng trưởng không đồng đều của nền kinh tế Trung Quốc”.
Dữ liệu được lọc ra từ chi tiêu tín dụng tại Mỹ cho thấy mức chi cho thời trang xa xỉ tháng 7/2023 và tháng 8/2023 ghi nhận giảm 16% so với cùng kỳ năm trước. Người tiêu dùng tại Mỹ và châu Âu đang chi tiêu ít hơn mức bình thường sau đại dịch.
Các đơn vị phân tích cũng bắt đầu tỏ ra e dè hơn trong việc dự báo sự phát triển của lĩnh vực xa xỉ phẩm. Theo đó, dự báo thu nhập trên mỗi cổ phiếu (chỉ số EPS) đối với ngành hàng xa xỉ của Morgan Stanley vào năm 2024 đã giảm 6%, trong khi Bank of America cũng cắt giảm dự báo 7%.
Thực trạng sẽ được phơi bày rõ ràng hơn trong khoảng thời gian tiếp theo, khi các tập đoàn xa xỉ hàng đầu châu Âu công bố doanh số bán hàng quý III, khởi đầu sẽ là báo cáo của “ông lớn” LVMH vào ngày 10/10.
Song song với các quan điểm thiếu tích cực, cũng có nhiều nhà phân tích khác tỏ ra lạc quan về thị trường hàng hiệu nếu đánh giá về tiềm năng lâu dài. Nhóm này cho rằng nhà đầu tư không nên quá hoang mang mà phải đưa ra đánh giá dựa trên kết quả kinh doanh hàng quý của các tập đoàn xa xỉ phẩm để xác định liệu rằng suy thoái kinh tế có xảy ra hay không.
Trên thực tế, mặc dù giá trị xa xỉ phẩm đã giảm mạnh, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với nhiều ngành khác. Dữ liệu từ Tập đoàn Giao dịch Chứng khoán London LSEG cho thấy tỷ lệ giá trên/thu nhập dự phóng trong 12 tháng của LVMH đạt khoảng 21; Richemont là 15,6 trong khi tỷ lệ này của STOXX 600 chỉ khoảng 12.
Tỷ lệ giá/thu nhập hay tỷ lệ P/E (price-earning ratio) là số tỷ lệ được dùng để đánh giá kết quả kinh doanh hay lợi nhuận thu được của một công ty đăng ký công khai trên thị trường chứng khoán. Nó được tính bằng cách lấy giá cổ phiếu của công ty chia cho lợi nhuận của nó. Ví dụ nếu giá cổ phiếu của một công ty là 150 nghìn đồng, lợi nhuận tính trên mỗi cổ phần là 10 nghìn đồng, thì tỷ lệ giá/thu nhập là 15:1. Khi triển vọng của một công ty được thị chứng khoán coi là tốt đẹp, thì có nhiều khả năng giá cổ phiếu của công ty đó sẽ tăng lên trên mức bình thường và tỷ lệ giá/thu nhập cao và ngược lại. |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.