'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Mỹ đã bơm ra hàng nghìn tỷ đô la kích thích kinh tế và tiếp tục vai trò người lãnh đạo của nền kinh tế toàn cầu sau khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức.
Trung Quốc cũng đang thực hiện vai trò (dẫn dắt kinh tế thế giới) của mình dựa trên thành công trong việc kiểm soát đại dịch vào năm ngoái, ngay cả khi nước này bắt đầu rút dần các chính sách hỗ trợ kinh tế.
Tuy nhiên, không giống như hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, sự phục hồi kinh tế toàn cầu hiện nay có sự phân hóa mạnh, nguyên nhân một phần là do quá trình triển khai vắc xin và hỗ trợ tài chính khác nhau ở các quốc gia. Những nước đi lùi hay hồi phục chậm chạp hầu hết là các thị trường mới nổi và khu vực đồng euro khi Pháp và Ý đã tái áp dụng các biện pháp giãn cách để phòng dịch.
Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva cho biết: “Mặc dù triển vọng (hồi phục kinh tế) đã được cải thiện về tổng thể, nhưng nó đang phân hoá một cách nguy hiểm. Vắc xin vẫn chưa có sẵn cho tất cả mọi người ở mọi nơi. Có quá nhiều người tiếp tục phải đối mặt với tình trạng mất việc làm và gia tăng nghèo đói. Quá nhiều quốc gia đang bị tụt hậu”.
Do đó, có thể mất nhiều năm để nhiều quốc gia mới có thể phục hồi hoàn toàn sau đại dịch. Theo IMF, đến năm 2024, tăng trưởng GDP của thế giới sẽ vẫn thấp hơn 3% so với dự báo trước đại dịch, trong đó các quốc gia phụ thuộc vào du lịch và dịch vụ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Theo dự báo mới của Bloomberg Economics, mức tăng trưởng toàn cầu rơi vào khoảng 1,3% trong quý I/2021, nhưng có sự phân hóa rõ nét. Với các nền kinh tế G7, trong khi Mỹ đang hồi phục, thì Pháp, Đức, Ý, Anh và Nhật Bản vẫn tăng trưởng âm hoặc hồi phục chậm chạp. Với các thị trường mới nổi, Brazil, Nga và Ấn Độ đều đang bị Trung Quốc vượt xa.
Bên cạnh đó, Bloomberg Economics dự báo, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2021 ở mức 6,9%, mức nhanh nhất từ những năm 1960. Tuy nhiên, phần lớn tăng trưởng kinh tế sẽ phụ thuộc vào tốc độ các quốc gia tiến hành tiêm chủng.
Theo Hệ thống theo dõi vắc xin của Bloomberg, Mỹ đã tiềm chủng cho 100 triệu người, chiếm gần 1/3 dân số, trong khi đó ở Liên minh châu Âu vẫn chưa đạt 10% và tỷ lệ này ở Mexico, Nga và Brazil là dưới 6%.
Mansoor Mohi-uddin, nhà kinh tế trưởng tại Bank of Singapore cho biết: “Bài học ở đây là không có sự đánh đổi nào giữa tăng trưởng và sức khỏe".
Cựu quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Nathan Sheets cho biết, thông qua các cuộc họp trực tuyến trong tuần này của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB), Mỹ sẽ thuyết phục các quốc gia rằng, đây chưa phải lúc để rút lại các chính sách hỗ trợ kinh tế.
Tờ Sheets cho biết, Mỹ sẽ có hai điều thuận lợi để hồi phục kinh tế, đó là nền kinh tế Mỹ đang tăng cường và có một nhà lãnh đạo quốc tế có uy tín là Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen.
Việc kinh tế Mỹ tăng trưởng chắc chắn sẽ đóng vai trò là động lực cho phần còn lại của thế giới thông qua tăng cường nhập khẩu. Tuy nhiên, cũng có những lo ngại về việc kinh tế Mỹ hồi phục sẽ khiến lãi suất tăng, làm ảnh hưởng tới sự hồi phục kinh tế thế giới, đặc biệt là từ các nền kinh tế không khỏe mạnh.
“Gói kích thích của Tổng thống Biden là một con dao hai lưỡi”, Maury Obstfeld, cựu nhà kinh tế trưởng IMF, người hiện là thành viên cấp cao tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson ở Washington cho biết.
“Lãi suất dài hạn của Mỹ nếu tăng sẽ làm thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu. Điều đó có ý nghĩa đối với tính bền vững của nợ đối với các quốc gia đã chìm sâu vào nợ nần để chống lại đại dịch”, Bruce Kasman, nhà kinh tế trưởng của JPMorgan cho biết. Ông nói thêm rằng, chưa từng thấy khoảng cách tăng trưởng dự kiến lớn như vậy trong 20 đến 25 năm của Mỹ và các nước phát triển khác khi so sánh với các thị trường mới nổi.
Điều đó một phần là do sự khác biệt trong việc phân phối vắc xin, nhưng nó cũng phụ thuộc vào các lựa chọn chính sách kinh tế mà các quốc gia khác đang thực hiện. Các ngân hàng trung ương đang chia rẽ khi một số thị trường mới nổi như Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Brazil bắt đầu tăng lãi suất vì lạm phát tăng nhanh hoặc để ngăn chặn vốn từ chảy ra, trong khi Fed và Ngân hàng Trung ương châu Âu cho biết họ sẽ không làm như vậy trong một thời gian dài.
Rob Subbaraman, Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường toàn cầu của Nomura Holdings cho rằng, Brazil, Colombia, Hungary, Ấn Độ, Mexico, Ba Lan, Philippines và Nam Phi đều có rủi ro khi phải thực hiện các chính sách quá lỏng lẻo.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.