'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Số liệu thống kê tại 19 công ty chứng khoán công bố báo cáo tài chính cho thấy xu hướng sụt giảm nhân sự đã xuất hiện mạnh mẽ hơn trong ngành này kể từ giai đoạn tăng “nóng” 2021-2022.
Cụ thể, tính đến cuối tháng 3 năm nay, 19 công ty chứng khoán này có hơn 8.300 nhân sự, giảm gần 380 người so với đầu năm. Thậm chí, nếu so với quý II/2022 - giai đoạn bùng nổ của thị trường chứng khoán - số lượng nhân sự nghỉ việc tại các công ty chứng khoán đã lên tới cả nghìn người.
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán trồi sụt và đã giảm sâu từ đỉnh, hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán cũng ghi nhận xu hướng đi xuống, kéo theo là các đợt cắt giảm nhân sự trong ngành. Đợt suy giảm nhân sự ngành chứng khoán này đến nhiều ở vị trí môi giới (broker), cũng là nhóm nhân sự chịu nhiều áp lực nhất từ xu hướng phát triển của thị trường chứng khoán.
Các broker chứng khoán hiện nay không chỉ chịu ảnh hưởng từ sự bất định của thị trường, mà còn chịu tác động tiêu cực từ xu hướng zero-fee (miễn phí giao dịch) của các công ty chứng khoán đi kèm làn sóng ứng dụng công nghệ tài chính trong đầu tư chứng khoán hiện nay. Tại các công ty chứng khoán, vai trò của broker chủ yếu vẫn là hỗ trợ khách hàng giao dịch chứng khoán, đưa khuyến nghị, xây dựng cộng đồng nhà đầu tư... Thu nhập của các broker phần lớn phụ thuộc vào phí giao dịch của khách hàng.
Từ phía các công ty chứng khoán, ngày càng nhiều công ty tập trung nguồn lực cho các mảng kinh doanh ngoài môi giới như cho vay ký quỹ (margin), tự doanh, quản lý tài sản… Tại nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm top đầu, môi giới chứng khoán không phải mảng kinh doanh mang về nguồn thu lớn nhất.
Như SSI, doanh thu mảng môi giới năm 2022 chỉ chiếm 27% tổng doanh thu hợp nhất, thấp hơn mảng cho vay margin (29%) và tự doanh (32%). Hay tại HSC, tỷ trọng doanh thu từ môi giới chứng khoán năm 2022 chỉ là 23% trong tổng doanh thu, tại VNDirect là 18%, SHS là 22%... đều thấp hơn so với cho vay margin. Đáng chú ý, doanh thu từ hoạt động mới giới tại các công ty chứng khoán này đều đã giảm so với năm 2021.
Ngoài ra, so với cho vay margin, môi giới chứng khoán là mảng kinh doanh có biên lợi nhuận mỏng hơn nhiều. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp không có lãi do phải trích phí hoa hồng cho môi giới.
Đây cũng là nguyên nhân ngày càng nhiều công ty chứng khoán có xu hướng ứng dụng công nghệ trong hoạt động môi giới.
Thay vì sử dụng đội ngũ môi giới truyền thống, nhiều công ty chứng khoán lại tập trung ứng dụng và phát triển công nghệ hướng tới việc sử dụng chatbot, AI broker (môi giới ảo). Trong đó, sử dụng công nghệ số và trí tuệ nhân tạo để lọc, tổng hợp thông tin về cổ phiếu cũng như doanh nghiệp rồi gửi thông báo cho từng khách hàng theo đúng danh mục quan tâm. Hiện nay, nhiều công ty chứng khoán đang ưu tiên mô hình chatbot và AI broker này như DNSE, TCBS…
Khác với broker truyền thống, AI broker luôn giữ được tính khách quan, không bị chi phối bởi cảm xúc và có khả năng phục vụ số lượng lớn nhà đầu tư cùng một thời điểm.
Từ phía broker truyền thống, chị Nguyễn Thu Hà (26 tuổi, Hà Nội), broker của công ty chứng khoán có thị phần dẫn đầu về môi giới trên sàn HoSE, cho biết việc việc ứng dụng công nghệ trong phân tích chứng khoán hiện nay khá phổ biến và broker cũng dựa nhiều vào công nghệ để đưa ra khuyến nghị cho khách hàng. Tuy nhiên, chị Hà cũng thừa nhận chính sự phát triển của các công nghệ tài chính này đã ảnh hưởng không nhỏ tới công việc của các broker.
Theo đó, khi việc áp dụng công nghệ trong phân tích tài chính ngày càng phổ biến, chính các khách hàng cũng có thể tự sử dụng các công nghệ tài chính để hỗ trợ quá trình đầu tư. “Họ có xu hướng tự đưa quyết định và không cần tới các nhận định, phân tích của broker nữa”, chị Hà nói.
Ông Đàm Thanh Hiệp, Founder kiêm CEO New World Group VN, cho biết với những công nghệ tài chính hiện nay (cả miễn phí và mất phí), nhà đầu tư nào cũng có thể trở thành một nhà phân tích chứng khoán chuyên nghiệp nếu được hướng dẫn bài bản.
Sau giai đoạn bùng nổ của các F0 (nhà đầu tư mới), nhiều nhà đầu tư đã “tốt nghiệp” và được hỗ trợ bởi các công nghệ tài chính, họ có thể tự ra quyết định đầu tư mà không cần tới các broker chứng khoán như trước.
Để không bị thay thế bởi xu hướng ứng dụng công nghệ trong đầu tư tài chính, theo chuyên gia Đàm Thanh Hiệp, các broker chứng khoán bắt buộc phải tự nâng cấp kỹ năng và kiến thức.
Đặc biệt, một trong những xu hướng tại các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới là các môi giới chứng khoán đóng vai trò như một nhà quản lý tài sản cho khách hàng.
Thực tế, quản lý tài sản (wealth management) cũng là hướng đi mà nhiều công ty chứng khoán đang mở rộng đầu tư.
Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT SSI, từng chia sẻ về định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam và nhấn mạnh vai trò của hoạt động quản lý tài sản khách hàng. Theo ông, thị trường chứng khoán phải trở thành nơi giữ tài sản của khách hàng chứ không đơn thuần là nơi mua - bán kiếm lời cho nhà đầu tư, rồi lại rút tiền ra và chảy vào các kênh khác.
Tương tự, chia sẻ tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023, ông Trịnh Hoài Giang, Tổng giám đốc HSC, cho biết xu hướng miễn phí giao dịch trong ngành chứng khoán sẽ ngày càng nở rộ và các công ty chứng khoán phải chuẩn bị cho điều này. Theo đó, nếu không thu phí môi giới thì các công ty chứng khoán phải tìm kiếm nguồn thu khác và quản lý tài sản sẽ là một trong những nguồn thu mới.
Hiện tại, không chỉ SSI, HSC mà nhiều công ty chứng khoán trên thị trường cũng đã mở thêm mảng kinh doanh quản lý tài sản khách hàng như VietCap, VNDirect, BSC, MBS…
Trong bối cảnh mảng kinh doanh này được đầu tư mở rộng, các broker chứng khoán sẽ không chỉ đóng vai trò môi giới mà còn phải có các kỹ năng của nhà tư vấn, quản lý tài sản cho khách hàng.
Ngoài việc tự nâng cấp kỹ năng để đảm nhận thêm các vai trò mới, một hướng đi khác của nghề broker là trở thành các cộng tác viên giới thiệu khách hàng của công ty chứng khoán. Hiện nhiều công ty chứng khoán đang phát triển đội ngũ broker theo mô hình này và được hưởng phí giao dịch của khách hàng. Thậm chí, mô hình này còn cho phép các broker hưởng phí hoa hồng từ các cộng tác viên thứ cấp.
Chứng khoán An Bình (ABS) là một trong những công ty chứng khoán đang áp dụng mô hình đối tác phát triển khách hàng, với tên gọi A - Partner. Theo giới thiệu của ABS, các A - Partner sẽ có 2 nguồn thù lao, gồm phí hoa hồng hưởng trực tiếp từ giao dịch của khách hàng đem lại (97%) và hoa hồng từ khách hàng gián tiếp do A - Partner cấp 2 (2%) và cấp 3 (1%) mang lại.
Tương tự, hiện nhiều công ty chứng khoán cũng áp dụng hình thức đối tác tìm kiếm khách hàng dưới dạng mã giới thiệu như VPS, TCBS…
Theo chị Thu Hà, dù xu hướng ứng dụng công nghệ ngày càng phát triển mạnh ở các công ty chứng khoán nhưng vẫn rất khó để công nghệ có thể thay thế toàn bộ con người. Do đó, broker vẫn có thể tồn tại, nhưng phải cập nhật thêm những năng mới chứ không chỉ đóng vai trò là người môi giới giữa khách hàng và thị trường.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.