'Người tị nạn' TikTok của Mỹ bất ngờ chuyển sang Xiaohongshu của Trung Quốc
(VNF) - Xiaohongshu-một nền tảng hình ảnh và video của Trung Quốc, đang chào đón nhiều "người tị nạn" khi ứng dụng TikTok đứng trước nguy cơ bị cấm tại Mỹ.
"Thế lực mới"
Theo NBC News, người dùng mạng tại Mỹ đang phản đối lệnh cấm TikTok sắp có hiệu lực bằng cách tải xuống một ứng dụng Trung Quốc có tên là Xiaohongshu (tiếng Anh là RedNote, có nghĩa là "cuốn sổ nhỏ màu đỏ").
Xiaohongshu là một nền tảng truyền thông xã hội bao gồm hình ảnh, video ngắn, công cụ xây dựng cộng đồng, mua sắm,... Nó không phải là bản sao TikTok, và cũng không thuộc sở hữu của ByteDance. Xiaohongshu thuộc sở hữu của Xingyin Information Technology có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc).
Những người dùng TikTok Mỹ lo ngại lệnh cấm đã đề xuất những người theo dõi họ tải Xiaohongshu để gửi thông điệp đến chính phủ Mỹ, cũng như công ty truyền thông xã hội Meta, nơi sẽ có thêm người dùng mới cho sản phẩm Reels, nếu lệnh cấm có hiệu lực.
Ngày 13/1, Xiaohongshu là ứng dụng miễn phí tải xuống nhiều nhất trên Apple App Store, tiếp theo là ứng dụng chị em của TikTok là Lemon8.
Người dùng cho biết trong khi chờ xem Tòa án Tối cao Mỹ có cho TikTok một lệnh hoãn thi hành vào phút chót hay không, họ dự định sẽ sử dụng Xiaohongshu nếu TikTok ngừng hoạt động vào ngày 19/1.
Ghi nhận trên Xiaohongshu cho thấy, trong một chủ đề mang tên "tiktokrefugee" (nghĩa là người tị nạn từ "TikTok", từ hơn 2.000 bài đăng với 390.000 lượt xem vào chiều 13/1, hiện đã tăng tới 60.000 bài đăng và 51 triệu lượt xem.
Trên hashtag #TikTokRefugee, #RedNote… trên TikTok, rất nhiều người Mỹ đang hướng dẫn nhau cách sử dụng ứng dụng Xiaohongshu và chia sẻ các khoảnh khắc hài hước khi tương tác với người Trung Quốc trên ứng dụng hoàn toàn bằng tiếng Trung này.
Nhiều người dùng TikTok Mỹ đùa rằng “Tôi sẵn sàng đưa tất cả dữ liệu của tôi cho Trung Quốc miễn là họ cứu lấy TikTok".
Xiaohongshu là gì?
Tên của ứng dụng Xiaohongshu lấy cảm hứng từ cuốn sách bìa đỏ chứa những câu trích dẫn của Mao Trạch Đông, người sáng lập ra nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Có trụ sở chính tại Thượng Hải, Xiaohongshu được thành lập bởi hai người bạn Charlwin Mao và Miranda Qu vào năm 2013 như một cách để cư dân mạng Trung Quốc chia sẻ những khoảnh khắc trong cuộc sống của họ.
Kể từ đó, nó đã trở thành một trong những nền tảng phổ biến nhất của Trung Quốc với hơn 300 triệu người dùng, theo công ty nghiên cứu truyền thông xã hội Trung Quốc Qian Gua. Một nửa số người dùng của nó được cho là đến từ các khu vực thành thị và dưới 35 tuổi.
Thể loại nội dung cũng đa dạng hơn, hiện bao gồm mọi thứ từ những khoảnh khắc hàng ngày đến mẹo trang điểm, hướng dẫn thời trang và tất nhiên là cả khuyến nghị du lịch. Một số người cho rằng Xiaohongshu thậm chí đã thay đổi văn hóa du lịch Trung Quốc.
"Nó chân thực hơn vì được nhiều người dùng thực tế giới thiệu và họ đưa ra đánh giá của mình", Xia Jiale, đến từ thành phố Lạc Dương, miền trung Trung Quốc, chia sẻ. Người đàn ông 26 tuổi này chỉ dựa vào Xiaohongshu để di chuyển ở Hồng Kông cùng vợ trong chuyến đi đến thành phố này.
Một số doanh nghiệp ở châu Âu dường như đang tận dụng xu hướng này, bao gồm Lobos, công ty điều hành hai nhà hàng tapas ở London (Anh).
Liệu Xiaohongshu có bị cấm?
Giống như TikTok và Lemon8, câu trả lời ngắn gọn có vẻ là có. Tuy nhiên, việc cấm Xiaohongshu sẽ không đơn giản, vì công ty mẹ của ứng dụng này không bị nêu tên trong luật như ByteDance.
Các chuyên gia lưu ý rằng luật này trao cho nhánh hành pháp thẩm quyền coi một quốc gia là "kẻ thù nước ngoài" và khi làm như vậy, nhánh hành pháp có thể chọn cấm một ứng dụng đến từ quốc gia đó.
Trong trường hợp này, Trung Quốc đã được coi là "kẻ thù nước ngoài" trong lệnh cấm TikTok, và do đó, về mặt lý thuyết, nhánh hành pháp có thể quyết định rằng các ứng dụng khác từ Trung Quốc phải bị cấm.
Do đó, trong tương lai gần, nếu Xiaohongshu có độ nổi tiếng tương đương TikTok tại Mỹ, ứng dụng này cũng có thể gặp một số rắc rối.
Trước thềm bị cấm tại Mỹ, TikTok sẽ về tay tỷ phú Elon Musk?
- Nhà điêu khắc 'kiếm bộn' nhờ bức tượng ông Trump ngồi thiền 14/01/2025 10:15
- Phố nhà giàu Palisades: Xa hoa hóa tàn tro sau cơn 'bão lửa' 14/01/2025 09:00
- Mỹ giáng đòn lên Nga: Khách hàng mua dầu lớn ở Châu Á gặp rắc rối 14/01/2025 08:45
Chợ Tân Thanh: ‘Thiên đường’ sắm Tết một thời rơi vào ế ẩm
(VNF) - Chợ Tân Thanh - Lạng Sơn từng được ví là trung tâm mua sắm nhộn nhịp nhất là vào dịp Tết. Đây là nơi có số lượng hàng hóa “khủng” cùng mức giá cực phải chăng. Tuy nhiên, kinh doanh ở chợ Tân Thanh ngày càng đi xuống và không còn cảnh sắm Tết tấp nập như xưa.