Mỹ giáng đòn lên Nga: Khách hàng mua dầu lớn ở Châu Á gặp rắc rối

Quang Đăng - 14/01/2025 08:45 (GMT+7)

(VNF) - Các nhà máy lọc dầu, công ty vận hành tàu chở dầu và giám đốc điều hành cảng trên khắp châu Á đang phải vật lộn để ứng phó với những tác động từ lệnh trừng phạt mạnh tay nhất từ trước đến nay của Mỹ đối với ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga.

Trung Quốc và Ấn Độ là những bên hưởng lợi chính từ dầu thô giá rẻ của Nga kể từ khi Nga đưa quân tới Ukraine vào đầu năm 2022 kéo theo nhiều lệnh trừng phạt nghiêm ngặt của phương Tây.

Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt đã tiếp tục được nâng cấp lên mức độ mới vào cuối tuần trớc với một loạt các lệnh trừng phạt nhắm vào các nhà sản xuất, công ty bảo hiểm và tàu đã khiến hoạt động thương mại đó trở nên hỗn loạn.

Các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ tác động mạnh mẽ tới nguồn cung dầu của Trung Quốc và Ấn Độ (Ảnh: YAKOBCHUK V/Shutterstock)

Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt mới nhất và khắc nghiệt nhất từ ​​ trước đến nay đối với 2 công ty năng lượng lớn của Nga là Gazprom Neft và Surgutneftegaz, cũng như 183 tàu chở dầu, nhiều tàu trong số đó thuộc cái gọi là "đội tàu bóng đêm" mà Nga sử dụng để vận chuyển dầu ra nước ngoài mà không cần sử dụng tàu hoặc bảo hiểm của phương Tây.

Các nhà lọc dầu độc lập tại tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc, có lẽ là những người mua dầu nhiệt tình nhất của Nga, đã tổ chức các cuộc họp khẩn cấp vào cuối tuần để cố gắng tìm hiểu xem liệu họ có thể tiếp tục nhận dầu thô hay không khi lệnh trừng phạt được công bố.

Tại Ấn Độ, các quan chức trong ngành năng lượng và người đứng đầu các công ty lọc dầu nhà nước đã họp để thảo luận về tương lai của ngành dầu khí khi lệnh cấm được công bố vào ngày 10/11. Các lệnh trừng phạt mới nhất đối với Nga, chiếm khoảng 1/3 lượng dầu thô nhập khẩu của Ấn Độ, đã vượt quá chương trình nghị sự đã định.

Các giám đốc điều hành nhà máy lọc dầu Ấn Độ cho biết họ vẫn đang nghiên cứu các tài liệu với các nhóm pháp lý của họ. Một số người đã chuẩn bị cho sự gián đoạn lớn có thể kéo dài từ 3 đến 6 tháng và tác động đến 800.000 thùng dầu nhập khẩu mỗi ngày.

Các quan chức chính phủ, với sự chú ý đến các mối lo ngại về lạm phát, thay vào đó đang chuẩn bị cho các cuộc đàm phán với Washington, trong nỗ lực duy trì dòng dầu thô được chiết khấu.

Mối quan tâm đầu tiên của tất cả các bên là phải hiểu chính xác khi nào các lệnh trừng phạt có hiệu lực, bao gồm cả khi liên quan đến tàu quá cảnh và liệu có áp dụng thời gian “giảm dần” hay không. Các giám đốc điều hành dầu mỏ Trung Quốc và Ấn Độ cho biết họ hiện đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ các cố vấn pháp lý.

Các tàu chở dầu mới bị trừng phạt đã xử lý hơn 530 triệu thùng dầu thô của Nga vào năm ngoái, chiếm khoảng 2/5 lượng dầu thô xuất khẩu bằng đường biển của nước này, công ty phân tích dữ liệu Kpler cho biết. Hơn một nửa khối lượng này, hay khoảng 300 triệu thùng, được vận chuyển đến Trung Quốc, chiếm khoảng 61% lượng dầu nhập khẩu bằng đường biển của Trung Quốc từ Nga.

Các nhà máy lọc dầu độc lập của Trung Quốc, được gọi là teapots, nằm trong số những nhà máy có khả năng chịu tác động tiêu cực nhất bởi các biện pháp mới, với biên lợi nhuận đã eo hẹp trước khi lệnh cấm ban hành.

3 tàu chở dầu của Nga hiện đang trôi nổi ngoài khơi miền đông Trung Quốc sau khi bị Mỹ trừng phạt vào cuối tuần trước, trở thành một phép thử khi các biện pháp hạn chế có hiệu lực.

Ở các thị trường hạ nguồn, giá dầu diesel của Trung Quốc tăng vọt vào cuối tuần để phản ứng với tình hình mới.

Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt chỉ có hiệu lực khi được thực thi, và các nhà khai thác tàu biển và các công ty teapot đã bắt đầu cân nhắc những phương án mới để ứng phó với các lệnh trừng phạt mới nhất, các thương nhân cho biết.

Chuyển hướng dầu thô của Nga trên các tàu chở dầu bị trừng phạt đến các bến cảng tư nhân nhỏ hơn, thay vì các cảng lớn hơn, và sử dụng xe tải thay vì đường ống để vận chuyển dầu thô ở Trung Quốc, là một trong những lựa chọn đang được cân nhắc.

Các cảng ở Sơn Đông đang trong tình trạng báo động cao đối với các tàu bị trừng phạt, sau khi một công ty điều hành một số bến cảng trong khu vực tuần trước cảnh báo về việc xử lý các tàu như vậy.

Các công ty này đã được hưởng mức chiết khấu lớn đối với dầu của Nga cũng như dầu của Iran trong vài năm qua, nhờ vào hệ sinh thái tàu chở dầu của 'đội tàu bóng tối', các nhà tài chính địa phương, cũng như các cảng và đơn vị khai thác kho bãi tiếp tục hỗ trợ hoạt động thương mại chủ yếu bằng đồng nhân dân tệ.

Theo các nhà phân tích, động thái trừng phạt của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ buộc những người mua dầu châu Á phải chuyển sang Trung Đông, châu Phi và châu Mỹ để thay thế các thùng dầu Nga đã mất. Chi phí vận chuyển cũng sẽ tăng.

Gói trừng phạt sẽ ảnh hưởng đến các tàu chở khoảng 1,5 triệu thùng dầu thô của Nga mỗi ngày.

Kết quả là, giá dầu đã tăng vọt và có thể còn tăng cao hơn nữa vì có vẻ như có sự đồng thuận rộng rãi rằng đây là lệnh trừng phạt khắc nghiệt nhất đối với năng lượng của Nga cho đến nay.

Theo Oil Price
Trung Quốc – EU lại đụng độ, tranh chấp thương mại leo thang

Trung Quốc – EU lại đụng độ, tranh chấp thương mại leo thang

Tài chính quốc tế
(VNF) - Trung Quốc cáo buộc các cuộc điều tra do Liên minh châu Âu (EU) tiến hành đối với các công ty Trung Quốc cấu thành "rào cản thương mại và đầu tư không công bằng", đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất trong tranh chấp thương mại đang diễn ra giữa hai bên.
Cùng chuyên mục
Tin khác
Chợ Tân Thanh: ‘Thiên đường’ sắm Tết một thời rơi vào ế ẩm

Chợ Tân Thanh: ‘Thiên đường’ sắm Tết một thời rơi vào ế ẩm

(VNF) - Chợ Tân Thanh - Lạng Sơn từng được ví là trung tâm mua sắm nhộn nhịp nhất là vào dịp Tết. Đây là nơi có số lượng hàng hóa “khủng” cùng mức giá cực phải chăng. Tuy nhiên, kinh doanh ở chợ Tân Thanh ngày càng đi xuống và không còn cảnh sắm Tết tấp nập như xưa.