(VNF) - Ông Lương Việt Quốc, CEO RealTime Robotics Inc (RtR) có trụ ở tại TP. HCM là người Việt đầu tiên làm dậy sóng giới công nghệ quốc tế khi xuất khẩu máy bay không người lái (drone) sang Mỹ với giá bán thuộc hàng top thế giới. Ông cũng là người đầu tiên nhận được giấy phép đầu tư vào khu công nghệ cao TP. HCM mở nhà máy sản xuất drone tại Việt Nam.
Ông Lương Việt Quốc, CEO RealTime Robotics Inc (RtR) là người Việt đầu tiên xuất khẩu máy bay không người lái (drone) sang Mỹ
Ông Quốc đã chia sẻ với Tạp chí Đầu tư Tài chính kinh nghiệm “xương máu” từ thất bại để đạt được thành quả như hôm nay.
Sự khác biệt trong năng lực và bản lĩnh Việt
Năm 2014, dự đoán drone sẽ trở thành xu hướng phát triển chung trên thế giới, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, ông Lương Việt Quốc đã quyết định khởi nghiệp về drone tại San Francisco (Mỹ).
Ba năm sau đó, ông mở Công ty RealTime Robotics Inc (RtR) ở Việt Nam, trở thành startup đầu tiên được cấp phép sản xuất drone tại khu công nghệ cao TP.HCM. Năm 2022, ông Quốc đã đưa drone HERA đi dự 2 cuộc triển lãm tại Mỹ là Xponential 2022 (tại Orlando, Florida) và SOFIC 2022 (tại Tampa, Florida).
Ngay lập tức, drone HERA nhận được sự tán dương của chuyên gia trong ngành với nhận định đạt chuẩn NDAA của chính phủ Mỹ và có nhiều tính năng vượt trội, như: nhỏ gọn và cơ động, sức nâng tối đa lớn nhất (gấp 10 lần so với máy bay cùng cỡ), số lượng thiết bị có thể gắn cùng lúc nhiều gấp 4 lần, khả năng xử lý dữ liệu mạnh hơn nhiều drone cùng loại…
Nhờ sự khác biệt này, vượt qua cạnh tranh khốc liệt và khắt khe trong giới công nghệ Mỹ, tháng 8/2022, RtR hoàn tất hợp đồng đầu tiên xuất khẩu 3 chiếc drone HERA cho đại học Michigan (Mỹ). Sau đó, công ty đã ký được hợp đồng với một nhà phân phối lớn drone ở Mỹ và Canada.
Đối tác RtR là công ty RMUS đặt mua HERA để phân phối cho 2 nhu cầu là thị trường dầu khí (dùng để phát hiện, dò tìm rò rỉ khí ga do HERA có OGI camera) và thị trường an toàn nơi công cộng (do HARA có mang cùng lúc camera màu và camera nhiệt, hệ thống thả vật dụng cứu hộ và có loa công suất lớn). Ngoài ra, các lực lượng thực thi pháp luật ở California và Texas cũng đặt mua HERA để huấn luyện.
Giá của HERA hiện tại là 25.000 - 30.000 USD/chiếc, cao hơn 20% - 30% so với thị trường chung, nhưng lại có được sự nhỏ gọn (bỏ vừa gọn ba lô đeo vai) cùng khả năng mang tải khá tốt.
Sự khác biệt tạo nên năng lực và bản lĩnh Việt ở đây chính là 80% nhân viên RtR đến từ Đại học Bách Khoa TP. HCM và 20% còn lại là từ trường Sư phạm kỹ thuật TP. HCM. Có thể nói, RtR đã phát triển được đội ngũ kỹ sư người Việt, từ thiết kế thân máy bay đến vật liệu, điện tử, lập trình điều khiển… Hiện toàn bộ đội ngũ nhân sự người Việt của RtR có thể chủ động chế tạo mọi bộ phận và phần mềm của drone.
Nhìn lại chặng đường 7 năm startup với 3 lần đứng trước “lằn ranh sinh tử”, suýt phải đóng cửa công ty, ông Quốc “thấu cảm” được vì sao có ít, thậm chí rất ít nhà đầu tư chọn đi cùng với đơn vị khởi nghiệp trong ngành công nghệ cao, dù cho với xu hướng của toàn cầu, sự thành công của các ngành công nghệ cao có thể mang lại lợi nhuận gấp cả trăm lần vốn đầu tư ban đầu.
Các nhà đầu tư thường hay hỏi các startup: khách hàng là ai, có doanh thu chưa, có thị trường tiêu thụ chưa, dự kiến sắp tới sẽ thế nào… Bởi vậy, có rất hiếm nhà đầu tư dám chấp nhận rủi ro, chi tiền vào công nghệ, vì chưa biết dự án sẽ phát triển như thế nào, ngắn hạn sau 2-3 năm chưa thể có kết quả mà dài hạn 5- 10 năm cũng chưa chắc có thành công hay không.
Nhưng mấu chốt thành công của startup công nghệ là sự khác biệt. “Cạnh tranh bằng khác biệt là con đường chông gai nhiều rủi ro. Không chỉ ở Việt Nam, trên thế giới có ít người thực hiện vì khó và rất ít người thành công”, ông Quốc bình luận.
“Bán được cái khác biệt với giá cao mới là thành công”
Theo ông Quốc, đầu tư kinh doanh trong ngành công nghệ cao là giải những bài toán hóc búa. Bài toán càng khó, rủi ro càng cao. Thống kê cho thấy các startup công nghệ có tỷ lệ thất bại khá cao, lên tới 90% - 95% trong năm đầu. Nguyên nhân là các kỹ sư khi sáng tạo luôn nghĩ ra cái độc đáo, cảm thấy hào hứng và hưng phấn với các ý tưởng mà chưa quan tâm đến yếu tố người dùng có cần, có sẵn sàng móc ví trả tiền?
Ở chiều ngược lại, những người có đầu óc kinh doanh có thể nhìn thấy nhu cầu thị trường, nhìn ra cái người tiêu dùng đang cần, nhưng họ lại không biết làm sao để thực hiện công nghệ cho nhu cầu này.
Kết nối được công nghệ - kinh doanh để đạt được thành công chính là thách thức trong đầu tư công nghệ. Với các ngành công nghệ cao sự kết nối lại càng ít và càng hiếm thành công.
Từ kinh nghiệm của RtR, ông Lương Việt Quốc cho rằng, để đầu tư cho công nghệ cao đạt hiệu quả, cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức công nghệ của chuyên gia lĩnh vực chuyên ngành với kiến thức kinh doanh của chuyên gia am hiểu thị trường, am hiểu cách kinh doanh, am hiểu người dùng.
“Sáng tạo ra cái khác biệt chỉ mới thành công về nghiên cứu, chỉ khi bán được cái khác biệt với giá cao mới là thành công”, ông Quốc nói.
Câu chuyện của RtR cho thấy, giới công nghệ Việt Nam hiện nay đang rất cần có nhà đầu tư “đủ liều”, chấp nhận các rủi ro đi cùng họ. Việc nhà đầu tư “cắt vốn” giữa chừng là thách thức của giới công nghệ, thiếu tiền thì người có tâm huyết với công nghệ cũng bị dồn vào đường cùng.
Startup công nghệ làm được sản phẩm mang đi bán mới chỉ là khởi sự, để vươn lên thành doanh nghiệp mạnh thì cần chuyển mình từ nghiên cứu sang sản xuất công nghiệp hàng loạt. Sản xuất số lượng lớn đòi hỏi quy trình “công nghiệp hóa”, phải tính toán kiểm soát chất lượng với số lượng hàng loạt.
Hiện công ty RtR đã nộp bằng bằng sáng chế và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ toàn cầu cho HERA. Và sau HERA, RtR đã nộp thêm 2 bằng sáng chế đột phá nữa về ứng dụng drone trong công nghiệp và quân sự cũng như đang chuẩn bị hồ sơ nộp bằng sáng chế thứ 4. Điều này nhằm tránh những “tai nạn” thường gặp là nhân viên của RtR bị “rủ” đi thì công ty cũng không bị sao chép sản phẩm, bán ra thị trường thế giới được.
(VNF) - Peng Zhihui, đồng sáng lập kiêm giám đốc công nghệ AgiBot, là đại diện mới nhất của thế hệ doanh nhân trẻ Trung Quốc nhận được sự quan tâm từ giới lãnh đạo cấp cao nước này, trong đó có thủ tướng Lý Cường.
(VNF) - Hoa hậu Thùy Tiên bị phạt 25 triệu đồng vì không thông báo rõ ràng cho người tiêu dùng về việc cô được tài trợ khi cung cấp thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
(VNF) - Ông Lê Hùng Anh là nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn BIN Corporation Group – một tập đoàn đa quốc gia sở hữu sở hữu 10 thương hiệu trải dài trong nhiều lĩnh vực như công nghệ thông tin, tư vấn tài chính, thương mại điện tử, dịch vụ du lịch, bất động sản,…
(VNF) - Ngày 4/4, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đã ra phán quyết bãi nhiệm Tổng thống Yoon Suk Yeol với lý do vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực dân chủ và pháp quyền.
(VNF) - Forbes vừa công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2025, trong đó Việt Nam có 5 đại diện góp mặt. Tài sản của ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Thaco, xuống dưới ngưỡng 1 tỷ USD và không còn nằm trong danh sách các tỷ phú do Forbes ghi nhận.
(VNF) - Sinh ra trong gia đình có nền tảng tại Hà Nội, Lê Vân Hương (Quýt) không chọn
cuộc sống an nhàn mà quyết định dấn thân vào con đường kinh doanh bất động sản
đầy thử thách. Bằng sự nhạy bén, dám nghĩ dám làm và tinh thần học hỏi không
ngừng, Vân Hương đã gặt hái được những thành công đáng ngưỡng mộ.
(VNF) - Biến động tài sản tỷ phú Việt; sếp công ty nghìn tỷ từ nhiệm sau bê bối đánh bạc; đại gia thép sa thải 1.600 người, nợ 6.200 tỷ; ... là những tin tức nóng về doanh nhân tuần qua.
(VNF) - Ông Lê Hùng Anh được biết đến là người khởi nghiệp từ 2 bàn tay trắng, ông đã gây dựng doanh nghiệp nhỏ với quy mô nhân sự ít ỏi, trở thành tập đoàn có quy mô rộng lớn với chi nhánh khắp 50 quốc gia trên thế giới và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ doanh nhân trẻ Việt Nam thời đại mới.
(VNF) - Tỷ phú Phạm Nhật Vượng và Hồ Hùng Anh chứng kiến tài sản tăng mạnh, trong khi bà Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Trần Đình Long và ông Nguyễn Đăng Quang lại đối mặt với sự suy giảm, khiến thứ hạng tụt dốc.
(VNF) - Những ngày qua, cộng đồng mạng xôn xao trước những ồn ào xoay quanh ViruSs và Pháo. Drama này không chỉ tạo nên làn sóng tranh luận mà còn mang đến lợi ích kinh tế không nhỏ cho cả hai, từ doanh thu livestream đến lượt xem MV tăng vọt.
(VNF) - Truyền thông Trung Quốc đang rầm rộ đưa tin về việc lần đầu tiên một công ty niêm yết Trung Quốc có một nữ Giám đốc điều hành (CEO) là người Việt Nam.
(VNF) - Là "chiến thần livestream" thế hệ mới với những thành tích bán hàng lên đến con hàng chục tỷ đồng mỗi phiên live, việc Hằng Du mục kiếm hàng tỷ đồng hoa hồng sau khi livestream là điều không khó. Không những vậy, cô còn xây dựng cho mình một hệ sinh thái kinh doanh đa dạng, từ lĩnh vực giải trí cho đến sản xuất, phân phối sản phẩm, tất cả đều góp phần tạo nên khối tài sản đáng kể của cô.
(VNF) - Nhấn mạnh không có khoa học công nghệ thì không phát triển được, Anh hùng Lao động Trần Mạnh Báo đánh giá Nghị quyết 57 là động lực để phát triển, đồng thời khai thác được nguồn lực của người dân và doanh nghiệp.
(VNF) - Bên cạnh màn xuất hiện ấn tượng gây “bão mạng” trong MV Bắc Bling hợp tác cùng nữ ca sĩ Hòa Minzy, nhiều khán giả không khỏi thắc mắc NSƯT Xuân Hinh giàu có cỡ nào mà nữ ca sĩ không đủ tiền trả cát-xê.
(VNF) - Ngày 19/3/2025, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG) đã bầu ông Tan Bo Quan (Andy), quốc tịch Singapore, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2020 - 2025, thay thế cố Chủ tịch Kou Kok Yiow.
(VNF) - Sau khi đạt danh hiệu Miss Grand International 2021, Hoa hậu Thùy Tiên trở thành một trong những người đẹp có sức ảnh hưởng nhất nhì làng giải trí Việt. Cũng từ đây, cô đã tận dụng tối đa danh tiếng để xây dựng sự nghiệp tài chính đáng mơ ước, với các nguồn thu “khủng” từ quảng cáo, sáng tạo nội dung, điện ảnh và giải trí.
(VNF) - Từ cô bé bán quần áo chợ đêm đến nữ doanh nhân bất động sản triệu đô, Hà Linh "Nghiện Nhà" đã câu chuyện đầu tư táo bạo, động lực thúc đẩy cô "xuống tiền" mua mảnh đất 13 tỷ đồng khi trong tay có 3 tỷ đồng.
(VNF) - Peng Zhihui, đồng sáng lập kiêm giám đốc công nghệ AgiBot, là đại diện mới nhất của thế hệ doanh nhân trẻ Trung Quốc nhận được sự quan tâm từ giới lãnh đạo cấp cao nước này, trong đó có thủ tướng Lý Cường.
(VNF) - Dự án Xây dựng Trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê Văn Phú Seoul do Công ty TNHH Seoul Việt Nam đầu tư được cấp phép từ 2008 và gần đây mới khởi động xây dựng.