'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trao đổi tại một diễn đàn về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phản ánh, trong bối cảnh hiện nay các doanh nghiệp rất khó khăn, bao gồm cả các ngân hàng.
Phản ánh mức độ trầm trọng của vấn đề, ông Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội khoá XV, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đánh giá, hiện nay, doanh nghiệp gặp khó khăn khá toàn diện, tức khó khăn chung tới các nhóm ngành, không riêng nhóm doanh nghiệp nào.
Lý giải một phần nguyên nhân, ông Nguyễn Hồng Long, Phó Trưởng ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cho biết, hiện nay, Việt Nam đang chịu ảnh hưởng không chỉ những khó khăn từ nội tại mà còn có những khó khăn chung của toàn thế giới. Các nền kinh tế lớn trên thế giới đang có xu hướng chững lại, thậm chí là suy thoái.
Trước thực tế này, ông Hùng cho rằng, các bộ ngành cần có đánh giá toàn diện về những khó khăn của nền kinh tế, có kiến nghị với Chính phủ về giảm chi phí và cải cách thể chế. Những vướng mắc, rào cản vượt thẩm quyền của Chính phủ thì cần báo cáo Quốc hội để ban hành Nghị quyết.
“Giai đoạn hiện nay thậm chí khó khăn hơn cả thời kỳ COVID-19 thì cần những hỗ trợ, tháo gỡ hơn cả thời COVID-19. Chỉ khi có hành lang pháp lý thì các bộ, ngành, NHNN chỉ đạo các ngân hàng thương mại thì mới có cơ sở tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, linh hoạt hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn”, ông Hùng nhấn mạnh.
Giảm lãi suất có phải là vấn đề cốt lõi
Để giải quyết khó khăn cho DN và nền kinh tế, Chính phủ đã có rất nhiều giải pháp, một trong những trọng tâm là thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng linh hoat với trọng tâm là giảm lãi suất cho vay. Tuy nhiên, có một thực tế là lãi suất đã giảm khá mạnh nhưng tín dụng vẫn chưa tăng lên. qua 6 tháng tăng trưởng tín dụng mới ở mức 4.7%. Đây là một mức thấp so với định hướng 14% của toàn hệ thống và là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua.
Ông Hùng đặt vấn đề: “Vừa rồi, các ngân hàng thương mại giảm lãi suất để làm sao hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhưng liệu chỉ giảm lãi suất thì có phải là vấn đề cốt lõi hay không?”.
Với những thông tin phản ánh từ DN và hệ thống ngân hàng, lãnh đạo VNBA cho rằng, trải qua hai năm COVID-19 kéo dài cộng với sau đó là hệ quả như suy giảm kinh tế thế giới, nhu cầu giảm sút khiến các doanh nghiệp bị ảnh hưởng khủng khiếp, nguồn lực không còn. Chính vì vậy, phần lớn các doanh nghiệp hiện không đủ điều kiện được vay vốn ngân hàng.
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tiếp hạ lãi suất, các ngân hàng thương mại cũng rất tích cực trong việc cắt giảm chi phí để giảm lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ một số ít doanh nghiệp đủ điều kiện để có thể vay vốn với lãi suất rất thấp chỉ 4 - 5%. Còn lại hầu hết doanh nghiệp không đủ điều kiện về tài sản đảm bảo, kinh doanh thua lỗ, không quản lý được dòng tiền vì vậy cũng rất khó cho hệ thống ngân hàng vì nếu không đảm bảo điều kiện thì dựa vào đâu để cho vay tiếp.
"Vấn đề quan trọng hiện nay là điều kiện vay vốn của các doanh nghiệp'ơ, ông Hùng nhấn mạnh.
Ở chiều ngược lại, hiện có nhiều ý kiến cho rằng, hoàn cảnh hiện nay phải xem xét linh hoạt điều kiện cho vay tín dụng. Tuy nhiên, điều này lại gây lo ngại về cho vay dưới chuẩn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến xếp hạng của các tổ chức tín dụng, và ngân hàng không thể hạ chuẩn để cho vay vì Luật không cho phép.
Ông Hùng nêu ví dụ, với thị trường bất động sản, một dự án muốn bán ra thị trường thì phải đảm bảo các yếu tố pháp lý, ngân hàng muốn cho doanh nghiệp vay vốn thì cũng phải đáp ứng đủ điều kiện, nếu dự án không được tháo gỡ vấn đề pháp lý, không bán ra thị trường được khiến ngân hàng chịu nợ xấu thì ai sẽ chịu trách nhiệm?
Trong bối cảnh đó, Phó Chủ tịch VNBA kiến nghị, NHNN cần xem xét rà soát lại những chính sách, gói hỗ trợ cần thiết thì xem xét kéo dài thêm nhưng cũng phải phù hợp với điều kiện thực tiễn và các quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng nhắc lại bấp cập của thị trường vốn Việt Nam. Thị trường vốn hiện nay chủ yếu dựa vào vốn tín dụng do thị trường trái phiếu doanh nghiệp thì khó khăn, bất động sản trầm lắng. Niềm tin của nhà đầu tư bị ảnh hưởng nặng nề. Vì vậy, phải làm sao có cơ chế chính sách để thúc đẩy thị trường vốn, giảm áp lực cho nguồn vốn của ngân hàng. Vốn của ngân hàng là vốn bổ sung, lưu động chứ không phải vốn đầu tư trung và dài hạn, cần trả đúng từng nguồn vốn về với vị trí và vai trò của nó.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.