'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
CASA đang có sự phân hóa lớn
Với lãi suất gần như bằng 0, tiền gửi thanh toán hay tiền gửi không kỳ hạn (CASA) luôn được các ngân hàng thương mại chú trọng trong huy động vốn bởi nó tạo ra nguồn vốn giá rẻ, giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí đầu vào, tăng hiệu quả kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Vì vậy, thu hút tiền gửi không kỳ hạn đã, đang trở thành cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại. Tỷ lệ CASA cao được coi như một thành tích của ngân hàng.
Sau khi ghi nhận sự sụt giảm mạnh trong quý I/2023, tỷ lệ CASA của hầu hết ngân hàng đã có tín hiệu tăng trở lại trong quý II. Dữ liệu từ Wigroup cho thấy, tỷ lệ CASA đã giảm từ mức 20,34% vào cuối năm ngoái về 17,56% vào cuối quý I năm nay và phục hồi lên 18,09% ở cuối quý II.
Nhưng sự phục hồi của tỷ lệ CASA vào quý II vẫn chưa đủ bù đắp diễn biến tiêu cực trong quý I.
Vì vậy, tính chung từ đầu năm đến ngày 30/6, tỷ lệ CASA tại hầu hết ngân hàng đều thấp hơn so với hồi đầu năm.
Theo đó, đến ngày 30/6, Top 10 ngân hàng có tỷ lệ CASA cao nhất lần lượt là MB, Techcombank, Vietcombank, MSB, ACB, VietinBank, BIDV, Sacombank, TPBank và PGBank.
Cụ thể, MB dẫn đầu toàn ngành với tỷ lệ CASA trong quý II đạt 36,5%. Đây là quý thứ 3 liên tiếp MB giữ được vị trí quán quân về tỷ lệ này. So với hồi đầu năm, tỷ lệ CASA của MB thấp hơn khoảng 3,5%. Nhưng so với mức 35,5% vào quý I, tỷ lệ CASA trong quý II của MB đã cải thiện đáng kể.
Đứng thứ 2 là Techcombank với tỷ lệ CASA đạt 34,9% trong quý II. Dù tỷ lệ này còn khoảng cách khá xa với mức kỷ lục 50% mà Techcombank từng đạt được nhưng CASA của ngân hàng này đã có sự phục hồi đáng kể trong quý II vừa qua, sau 4 quý liên tiếp sụt giảm. Từ mức 32% của quý I, kết thúc tháng 6/2023, tỷ lệ CASA của Techcombank đã tăng 2,9%.
Vị trí tiếp theo thuộc về Vietcombank với tỷ lệ CASA đạt 29% sau quý II. Tỷ lệ CASA tại ngân hàng này tiếp tục giảm nhẹ so với quý I và giảm 4,9% từ đầu năm.
Đứng thứ 4 là MSB. Đây là ngân hàng tầm trung duy nhất lọt vào Top 5 về CASA. Tỷ lệ này của MSB đạt 24,2% vào cuối quý II/2023, giảm 5,9 điểm % so với hồi đầu năm.
Trong quý II, tuy sụt giảm 1,4% so với hồi đầu năm nhưng ACB vẫn duy trì tỷ lệ CASA trên 20%, đứng thứ 5 trong hệ thống.
Các vị trí thuộc Top 10 ngân hàng sở hữu tỷ lệ CASA tiếp theo là VietinBank (18,6%), Sacombank (16,8%), BIDV (16,6%), TPBank (16,4%) và PGBank (15,7%).
Xét về số dư tuyệt đối, Vietcombank vẫn giữ ngôi vương CASA với hơn 400 nghìn tỷ đồng sau quý II, giảm 7,46% so với đầu năm. Hiện CASA chiếm khoảng 28% tổng tiền gửi khách hàng của nhà băng này.
Đứng vị trí thứ 2 về số dư tiền gửi không kỳ hạn là BIDV khi nắm giữ khoảng 257.000 tỷ đồng tiền gửi không kỳ hạn, giảm 4,8% so với đầu năm nhưng đã tăng 8,4% so với quý I.
Xếp ở vị trí thứ ba là VietinBank với khoảng 244.000 tỷ đồng tiền gửi không kỳ hạn trong quý II, tăng 9,4% so với quý I.
Nhà băng giữ ngôi vương về tỷ lệ CASA là MB đứng thứ 4 với gần 174.000 tỷ đồng tiền gửi không kỳ hạn, tăng so với quý I.
Agribank xếp ở vị trí tiếp theo với số dư đạt 165.000 tỷ đồng tiền gửi không kỳ hạn trong quý II.
Nhìn chung, tỷ lệ CASA đang có sự phân hóa rất lớn giữa các ngân hàng. Trong khi những nhà băng lớn có tỷ lệ CASA trên 20% thì những ngân hàng nhỏ có tỷ lệ CASA dưới 5%.
Điểm chung của ngân hàng có tỷ lệ CASA cao là nhờ việc chuyển đổi số mạnh mẽ, miễn phí giao dịch chuyển khoản điện tử. Ngoài ra, từ quý I/2023, lãi suất giảm, thị trường bất động sản và chứng khoán đều có những biến động không tích cực, khiến dòng vốn "kén" đầu ra cũng khiến tỷ lệ CASA của các nhà băng cải thiện.
Tỷ lệ CASA sẽ phục hồi nhanh
Các ngân hàng đều xác định tăng tỷ lệ CASA là một trong những mục tiêu quan trọng trọng trong hoạt động kinh doanh. Nhưng trong thời gian qua, việc nâng CASA gặp nhiều khó khăn, thậm chí là bị giảm mạnh do lãi suất huy động tăng cao từ cuối năm 2022. Điều này đã gây áp lực đáng kể tới lợi nhuận của các ngân hàng. Do đó, các ngân hàng đang tích cực có nhiều biện pháp để thu hút nguồn vốn rẻ này trở lại.
Vài năm lại đây, nhiều ngân hàng đã đầu tư nguồn lực lớn cho chuyển đổi số, nâng cấp công nghệ, miễn phí giao dịch, gia tăng trải nghiệm nhằm thu hút khách hàng.
Theo tổ chức JP Morgan, tỷ lệ CASAcủa Techcombank tăng đáng kể là nhờ chiến lược chuyển đổi số hóa mạnh mẽ, chương trình tiên phong miễn phí giao dịch chuyển khoản điện tử và hoàn tiền 1% cho khách hàng mua sắm bằng thẻ ghi nợ.
Lãnh đạo Techcombank dự báo tỷ lệ CASA tại ngân hàng này sẽ được hồi phục trong những quý tiếp theo khi lãi suất huy động bắt đầu giảm xuống, khiến người tiêu dùng không còn gửi tiết kiệm nhiều như trước mà chuyển sang tiền gửi không kỳ hạn. Nếu thuận lợi, CASA của Techcombank có thể trở lại mốc 40%. Tuy nhiên, kết quả này phụ thuộc rất lớn vào các biến chuyển của thị trường.
Nhiều chuyên gia nhận định, khả năng CASA đã chạm đáy và khi nền kinh tế phục hồi, tỷ lệ này sẽ phục hồi nhanh.
Trong bối cảnh kinh tế phục hồi, khách hàng sẽ để tiền trong tài khoản thanh toán nhiều hơn để sẵn sàng cho các cơ hội đầu tư trong tương lai. Vì thế, tỷ lệ CASA sẽ được cải thiện.
Theo Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), xu hướng lãi suất hạ nhiệt hiện nay có thể tiếp tục hỗ trợ cho tỷ lệ CASA vào nửa cuối năm. Các ngân hàng ghi nhận lượng khách hàng cá nhân thường xuyên dồi dào như Vietcombank, MB, Techcombank,… sẽ có được nguồn vốn huy động dồi dào hơn
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) cũng cho rằng, tăng trưởng tiền gửi không kỳ hạn vẫn ở mức thấp trong nửa đầu năm 2023 và sẽ được cải thiện hơn khi lãi suất huy động dần hạ nhiệt trong nửa cuối năm nay.
Trong khi đó, Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI dự báo tỷ lệ CASA bị ảnh hưởng chỉ là trong ngắn hạn và sẽ sớm hồi phục trong thời gian tới.
Chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh đánh giá tỷ trọng CASA của toàn hệ thống hiện còn nhiều dư địa để mở rộng. Vì vậy, cuộc đua thu hút dòng vốn giá rẻ này vẫn sẽ sôi động trong thời gian tới. Ngân hàng nào càng chuyển đổi số mạnh mẽ, càng mang lại nhiều trải nghiệm hài lòng người dùng sẽ càng có lợi thế.
Tuy nhiên, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng để nâng tỷ lệ CASA không phải là một bài toán dễ khi các kênh đầu tư khác như bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán đang có dấu hiệu ấm dần lên. Song trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tiết kiệm ngân hàng vẫn là kênh đầu tư an toàn và nhiều người dân vẫn có thói quen “ăn chắc mặc bền” và để một khoản tiền nhất định trong tài khoản thanh toán sử dụng trong trường hợp cần thiết.
Còn tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng, nhận định, để nâng tỷ lệ CASA lên, quan trọng hơn hết là sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng có phù hợp với nhu cầu của khách hàng không, có gia tăng sự thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho người dân không… Bởi khi ngân hàng 'lấy lòng' được khách hàng bằng dịch vụ, bằng sản phẩm thì tự khắc sẽ giữ được chân họ ở lại với ngân hàng lâu hơn.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.