Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tháng 12/2020, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo rằng giá sẽ tăng với tốc độ dưới 2% trong mỗi hai năm tiếp theo. Đến tháng 12/2021, thể chế này đã điều chỉnh dự đoán lạm phát trong năm 2022 sẽ chỉ ở mức 2,6%, mặc dù khi đó giá cả đã tăng với tốc độ hơn 5% một năm.
Fed dường như không đơn độc trong những đánh giá sai lầm của mình. Ngay cả Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng đưa ra các dự báo lạm phát không chính xác và lặp đi lặp lại.
Vậy tại sao lạm phát lại dai dẳng đến vậy? Theo tờ The Economist, câu trả lời rất đơn giản, đó là lạm phát ở mức cao vì chi tiêu vẫn ở mức cao và vì đây là hậu quả của chính sách tiền tệ quá lỏng lẻo.
Chính sách đã không được thắt chặt sớm hơn vì các ngân hàng trung ương không nghĩ rằng họ cần làm vậy. Cho đến khi lạm phát tiếp diễn, chính sách mới buộc phải điều chỉnh. Trở lại tháng 12/2020, Fed cho rằng lãi suất của họ sẽ duy trì ở mức gần 0 vào năm 2023 và bây giờ Fed hy vọng lãi suất sẽ tăng lên ít nhất 4,6%.
Trong báo cáo mới được công bố, IMF chỉ ra ba “thủ phạm” tiềm ẩn của lạm phát, đó là cú sốc, tiền lương và kỳ vọng. Vào năm 2020 và 2021, khi đại dịch Covid-19 xuất hiện làm cản trở việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ, các chính phủ đã tung ra một loạt viện trợ tài chính.
Trong khi đó, những điều kiện đặc biệt mà các hộ gia đình phải đối mặt đã dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ trong tiêu dùng, họ chuyển mạnh sang tiêu dùng hàng hóa và sau đó quay trở lại với lĩnh vực dịch vụ. Sau một đợt giảm phát ban đầu, tác động thực của sự hỗn loạn này đã đẩy giá lên cao.
Năm ngoái, khoảng 40% mức tăng giá của Mỹ và 66% mức tăng của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) so với giai đoạn trước đại dịch là do gián đoạn sản xuất và giá hàng hóa cao hơn, IMF tính toán. Kích thích tài chính rộng rãi và sự thay đổi trong chi tiêu hộ gia đình đã dẫn đến khoảng 30% mức tăng giá ở cả châu Mỹ và châu Âu.
Hàng loạt cú sốc tiếp theo đã xảy đến với chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine vào tháng 2/2022. Ngoại trừ những sai số đối với Mỹ và Trung Quốc, sai số trong dự báo lạm phát của IMF đối với các nền kinh tế lớn trên thực tế cũng lớn hơn năm ngoái. Việc đánh giá thấp xu hướng tăng của giá lương thực và năng lượng cũng là vấn đề lớn hơn trong công tác dự báo.
Ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga-Ukraine trở nên trầm trọng hơn với sự tăng giá bất ngờ của đồng USD - hậu quả từ những chính sách chống lạm phát quyết liệt trong nước của Fed. Khi các đồng tiền khác suy yếu (so với đồng USD), chi phí nhập khẩu từ Mỹ lại tăng lên, làm trầm trọng thêm vấn đề lạm phát.
Trong một ghi chú được công bố ngày 14/10, Gita Gopinath, Phó Giám đốc điều hành của IMF và Pierre-Olivier Gourinchas, chuyên gia kinh tế trưởng IMF, tính toán rằng việc đồng USD tăng giá 10% sẽ làm tăng lạm phát giá tiêu dùng ở các nền kinh tế khác thêm khoảng trung bình 01%, với tác động lớn hơn ở những nơi phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu.
Tăng trưởng tiền lương mạnh mẽ cũng là một trong những nguyên nhân. Trong thời gian bình thường, tăng trưởng tiền lương chủ yếu được xác định bởi năng suất lao động, kỳ vọng lạm phát và sự hiện diện hay vắng mặt của lực lượng lao động. Tăng trưởng năng suất nhanh hơn và lạm phát dự kiến cao hơn dẫn đến nhu cầu tăng lương nhiều hơn. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của đại dịch, những mối quan hệ này đã tan vỡ.
Theo phân tích của IMF, các yếu tố cơ bản trên ít quan trọng hơn so với những ràng buộc gay gắt về nguồn cung lao động liên quan đến tình trạng bế tắc và giãn cách xã hội. Khi sự phục hồi bắt đầu, các mô hình bình thường sẽ lại tự khẳng định mình. Tuy nhiên, điều này không giúp ích nhiều cho vấn đề tiền lương. Nguồn cung lao động đã được cải thiện, nhưng lương vẫn tiếp tục tăng nhờ các chiến dịch tuyển dụng mạnh mẽ và tỷ lệ thất nghiệp thấp.
Tăng lương thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng và góp phần trực tiếp làm tăng giá dịch vụ sử dụng nhiều lao động. Thật vậy, một số nhà kinh tế diều hâu lo lắng về một vòng xoáy giá cả - tiền lương, trong đó người lao động yêu cầu được trả lương cao hơn để trang trải giá cả tăng cao, và các công ty tăng giá để trang trải các hóa đơn tiền lương đang tăng lên.
Tuy nhiên, phân tích của IMF cho thấy cần phải thận trọng. Mặc dù tăng trưởng tiền lương rất mạnh nhưng ở nhiều quốc gia mức tăng này vẫn chưa đủ mạnh để theo kịp với lạm phát.
Việc mức lương thực tế giảm có thể đóng vai trò như một lực cản đối với chi tiêu và lạm phát. Một nghiên cứu lịch sử có thể so sánh với giai đoạn này, trong đó mức lương danh nghĩa tăng, và cả tỷ lệ thất nghiệp và tiền lương thực tế đều giảm - cho thấy rằng vòng xoáy giá tiền lương hiếm khi xuất hiện. Trong giai đoạn bình thường, lạm phát bắt đầu giảm ngay cả khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp - một kịch bản gần như lý tưởng cho các nhà hoạch định chính sách.
Chính sách tiền tệ thắt chặt hơn đã được thực hiện để làm chậm đà tăng của lạm phát trong hầu hết các trường hợp. Bản chất bất thường của hoàn cảnh hiện tại có thể có nghĩa là những kinh nghiệm trong quá khứ không hoàn toàn phù hợp với hiện tại.
Niềm tin của người dân về tương lai ảnh hưởng đến tiêu dùng và sự thương lượng tiền lương của họ. Nếu niềm tin này đủ lớn, điều đó sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát dai dẳng và sẽ khiến những nỗ lực của các ngân hàng trung ương trở nên phức tạp hơn.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.