Fed tiếp tục tăng lãi suất và duy trì mức cao để kiềm chế lạm phát

Hạnh Chi - 14/10/2022 11:19 (GMT+7)

(VNF) - Trong cuộc họp tháng 9/2022, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã cam kết tăng lãi suất trong thời gian tới và giữ lãi suất ở mức cao để kiềm chế lạm phát.

VNF
Fed có thể tiếp tục tăng lãi suất và duy trì mức cao cho đến khi kiềm chế được lạm phát.

Theo đó, biên bản cuộc họp tháng 9 được công bố hôm 12/10 của Fed cho thấy các nhà hoạch định chính sách sẽ tiếp tục tăng lãi suất và các mức lãi suất cao hơn sẽ được áp dụng cho đến khi các khủng hoảng được giải quyết.

Trong bối cảnh kinh tế tài chính toàn cầu không chắc chắn như hiện nay, Fed đặc biệt chú tâm tới việc điều chỉnh tốc độ thắt chặt chính sách với mục đích giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng bất lợi đáng kể đến triển vọng kinh tế.

Cuộc họp diễn ra trước một luồng dữ liệu cho thấy áp lực lạm phát vẫn tăng lên, dù tốc độ có giảm nhẹ so với hồi đầu năm. Thước đo lạm phát chỉ số tiêu dùng của Fed cho thấy CPI đã tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước, giá sản xuất cũng tăng 0,4% trong tháng 9.

Các thành viên của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) lưu ý rằng, nền kinh tế cần phải chậm lại để lạm phát hạ nhiệt. FOMC đã hạ dự báo nền kinh tế và kỳ vọng GDP chỉ tăng trưởng với tốc độ 0,2% vào năm 2022 và chỉ 1,2% vào năm 2023, thấp hơn nhiều so với mới mức tăng bình quân và giảm mạnh so với năm 2021.

Các quan chức Fed cho rằng, lạm phát được thúc đẩy bởi các vấn đề của chuỗi cung ứng, không chỉ giới hạn ở hàng hóa mà còn do sự thiếu hụt lao động.

Tuy nhiên, biên bản cuộc họp cũng thể hiện sự tích cực của Fed về việc chính sách sẽ giúp nới lỏng thị trường lao động và hạ giá: "Áp lực lạm phát sẽ giảm dần trong những năm tới. Tốc độ tăng lãi suất sẽ giảm".

Điều này sẽ xảy ra sau khi lãi suất huy động vốn đã "đạt đến mức đủ hạn chế", sau đó "có khả năng sẽ duy trì mức đó trong một thời gian cho đến khi có bằng chứng thuyết phục rằng lạm phát quay trở lại mức mục tiêu 2%".

Cuộc họp kết thúc với việc FOMC thông qua mức tăng 0,75 điểm phần trăm lần thứ ba liên tiếp, đưa tỷ lệ chuẩn lên phạm vi 3% -3,25%. Các thị trường đều mong đợi một đợt tăng quy mô tương tự sẽ được thông qua vào cuộc họp tiếp theo vào đầu tháng 11.

Tóm tắt các dự báo kinh tế tại cuộc họp đã chỉ ra điểm cuối của lãi suất trong chu kỳ tăng này là khoảng 4,6%. Thị trường kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất vào đầu năm 2023 và sau đó giữ nguyên lãi suất trong cả năm.

Xem thêm >> Chính phủ Pháp chi gần 100 tỷ USD trong giai đoạn 2021-2023 để đối phó lạm phát

Theo CNBC
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Phú Yên: Hàng loạt sàn bất động sản rút khỏi thị trường

Phú Yên: Hàng loạt sàn bất động sản rút khỏi thị trường

(VNF) - 6/7 sàn giao dịch bất động sản ở Phú Yên tạm dừng hoạt động hoặc không còn hoạt động. Nguyên nhân chính là do thị trường nhà đất trầm lắng.

TP. HCM chi 350 tỷ đồng nâng cấp giao thông

TP. HCM chi 350 tỷ đồng nâng cấp giao thông

(VNF) - Hội đồng Nhân dân TP.HCM đã thông qua khoản đầu tư 350 tỷ đồng nhằm nâng cao năng lực khai thác tại các tuyến đường thường xuyên gây ùn tắc giao thông, xảy ra tai nạn giao thông.

Nhận tin Tổng thống Iran tử vong, vàng vọt lên cao kỷ lục, hướng đến 3.000 USD/ounce

Nhận tin Tổng thống Iran tử vong, vàng vọt lên cao kỷ lục, hướng đến 3.000 USD/ounce

(VNF) - Việc Tổng thống Iran Ebrahim Raisi tử vong trong vụ tai nạn máy bay đã làm gia tăng căng thẳng ở Trung Đông, điều mà các nhà phân tích cho rằng làm tăng sức hấp dẫn của kim loại quý, vốn được coi là nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ hỗn loạn.

Nhận tin nhà nước thoái vốn, BCM và NTP lập tức tăng kịch trần

Nhận tin nhà nước thoái vốn, BCM và NTP lập tức tăng kịch trần

(VNF) - Thoái vốn Nhà nước có thể là một trong những lý do khiến BCM và NTP tăng kịch trần trong phiên 20/5 khi câu chuyện bán vốn luôn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trên thị trường.

Nợ công Việt Nam tương đương 37% GDP

Nợ công Việt Nam tương đương 37% GDP

(VNF) - Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết đến cuối năm 2023 quy mô nợ công/GDP ước khoảng 37%, nợ Chính phủ/GDP ước khoảng 34%

Đầu tư tài sản số: Năm rủi ro cần lưu ý

Đầu tư tài sản số: Năm rủi ro cần lưu ý

(VNF) - Sự phát triển công nghệ cho phép các nhà đầu tư tài chính có được hoặc mất đi số tiền lớn chỉ trong cú chạm lên màn hình điện thoại. Không ít rủi ro mà nhà đầu tư phải đối mặt, đặc biệt là ở các kênh đầu tư chưa có hành lang pháp lý.

Tỷ phú Narayana Murthy: Vay vợ 250 USD khởi nghiệp, xây 'đế chế' 70 tỷ USD

Tỷ phú Narayana Murthy: Vay vợ 250 USD khởi nghiệp, xây 'đế chế' 70 tỷ USD

(VNF) - Với số vốn ban đầu là 250 USD vay từ vợ, tỷ phú Ấn Độ Narayana Murthy đã xây dựng Tập đoàn Infosys trở thành công ty dịch vụ công nghệ thông tin top 3 thế giới, với giá trị vốn hóa trên 70 tỷ USD.

Hủy phong tỏa tài sản của vợ Vũ ‘nhôm’ và các công ty liên quan

Hủy phong tỏa tài sản của vợ Vũ ‘nhôm’ và các công ty liên quan

(VNF) - UBND TP. Đà Nẵng vừa có văn bản về hủy bỏ tạm dừng giao dịch tài các công ty liên quan đến ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) và bà Nguyễn Thị Thu Hiền (vợ ông Vũ).

'Gian lận, trốn thuế trong thương mại điện tử là vấn đề nghiêm trọng

'Gian lận, trốn thuế trong thương mại điện tử là vấn đề nghiêm trọng

(VNF) - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, tình trạng gian lận, trốn thuế còn lớn, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử, tình hình nợ đọng thuế có xu hướng tăng.

Thu hồi giấy phép của loạt DN phân phối xăng dầu

Thu hồi giấy phép của loạt DN phân phối xăng dầu

(VNF) - Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu của 4 doanh nghiệp.

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - 475/475 đại biểu có mặt (100%) thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.