'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Đình Hương sinh tháng 1/1930, nguyên quán tại xã Hưng Long, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
Ông tham gia cách mạng, làm trong ngành quân giới thuộc quân khu Bình Trị Thiên.
Tháng 11/1948, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam, trở thành đảng viên chính thức vào ngày 4/3/1949. Năm 1952, ông công tác ở Bến Bình Ca, tỉnh Tuyên Quang.
Năm 1956, ông được điều động về công tác ở Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và làm việc tại ban này cho đến khi nghỉ hưu vào năm 2007.
Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 6 và 7, Trưởng Ban bảo về chính trị nội bộ, Thường trực A47.
Có thể nói gần như cả cuộc đời ông gắn với công tác tổ chức, qua 9 đời Trưởng ban: Lê Văn Lương (1948- 1/1956), Lê Đức Thọ (10/1956- 1973), Lê Văn Lương (1973-1976), Lê Đức Thọ (1976- 1980), Nguyễn Đức Tâm (1980- 6/1991), Lê Phước Thọ (6/1991- 7/1996), Nguyễn Văn An (7/1996-7/2001), Trần Đình Hoan (7/2001- 4/2006) và Hồ Đức Việt (5/2006- 2/2011).
Tháng 5/2018, ông Nguyễn Đình Hương cùng vợ là bà Trương Thị Xin, cũng sinh năm 1930, nguyên Giám đốc Xí nghiệp May Chiến Thắng, được Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải trao huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
Trong hơn 50 năm tham gia công tác và lãnh đạo tại Ban Tổ chức Trung ương, ông Hương được đánh giá là người chính trực, chí công, mẫn cán và có trách nhiệm.
Ông được các thế hệ cán bộ Ban Tổ chức Trung ương xem như một tấm gương mẫu mực về sự kiên trung, hết lòng vì Đảng, vì sự nghiệp của dân tộc.
Trong dịp ra mắt sách "Nguyễn Đình Hương, người con của non sông, đất nước", ông Hương có chia sẻ một số kỷ niệm vui về cuộc đời hoạt động của mình. Ông kể rằng ông Tố Hữu (nhà thơ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng) phong cho ông 2 điều.
“Ông Tố Hữu nói cậu làm gì? Tôi bảo tôi làm điếu đóm. Ông Tố Hữu bảo cậu là điếu to, điếu cày, cái điếu cậu là thổi ác lắm. Thứ 2, cậu là bồ của tôi. Một tuần mà không đến gặp là nhớ, nên gọi là bồ”.
Ông Hương cũng cho biết cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng đặt “biệt danh” cho ông là kiến trúc sư, còn cố Tổng bí thư Đỗ Mười thì gọi ông là cuốn từ điển về công tác tổ chức.
“Mỗi lần gặp, ông Kiệt lại gọi tôi anh là kiến trúc sư đấy. Còn Đỗ Mười gọi tôi là cuốn từ điển”, ông Hương nói.
Nói về phẩm chất kiên trung, liêm chính của ông Nguyễn Đình Hương, nhà báo Lê Thọ Bình có lần chia sẻ tâm sự của ông Hương khi ông đảm nhiệm một công việc rất quan trọng liên quan đến nhân sự cấp cao của Đảng, Nhà nước.
Ông Hương kể ông được Bộ Chính trị, trực tiếp là Tổng bí thư Đỗ Mười, giao cho đi xác minh vụ việc một Ủy viên Bộ Chính trị bị tố cáo trong thời gian bị địch bắt, ông này đã khai báo với địch làm nhiều cơ sở cách mạng bị vỡ, nhiều chiến sĩ cách mạng bị địch bắt. Ông hương đã hoàn thành nhiệm vụ, mặc dù không dễ dàng gì. Kết quả là vị Ủy viên Bộ Chính trị kia bị khai trừ khỏi Đảng, cách hết các chức vụ.
“Vụ việc này chỉ một mình tớ làm, một mình tớ biết, nếu tớ muốn 'ăn' thì chỉ cần bỏ đi vài trang tài liệu viết tay là có xe hơi, nhà lầu ngay”- ông Hương kể.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.