Nhà đầu tư BOT có thể được nhà nước chia sẻ nếu giảm doanh thu
(VNF) - Chính phủ đề xuất áp dụng trở lại hợp đồng BOT đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư – PPP trong nâng cấp, mở rộng các công trình giao thông
- Đề xuất cấp tỉnh được quyết xây sân bay, cảng biển, khu đô thị 17/05/2025 03:43
Tại phiên họp Quốc hội ngày 17/5, Chính phủ đã trình dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) với một số thay đổi.
Theo đó, đề xuất cho phép áp dụng trở lại hợp đồng BOT với dự án cải tạo, mở rộng hạ tầng đường cao tốc sẵn có hoặc nâng cấp đường đang khai thác thành cao tốc. Theo quy định hiện nay, các dự án đầu tư hạ tầng giao thông, đường bộ theo phương thức công tư không được áp dụng hợp đồng BOT.
Trong đó có cơ chế nếu dự án đầu tư có số thu thực tế thấp hơn số liệu tại phương án tài chính của hợp đồng BOT đã ký thì nhà nước có thể chia sẻ phần giảm doanh thu này với các nhà đầu tư, doanh nghiệp.
Tỷ lệ chia sẻ phần chênh lệch giảm doanh thu này do Chính phủ quy định.

Đối với trường hợp dự án mà quy hoạch, chính sách của nhà nước làm thay đổi theo hướng giảm doanh thu của dự án BOT thì cũng được áp dụng chia sẻ doanh thu.
Cùng với đó, nhà đầu tư có phương án tài chính điều chỉnh giá, phí dịch vụ hoặc thời hạn hợp đồng dự án PPP đến 50 năm nhưng chưa bảo đảm 75% doanh thu tối thiểu.
Ngoài nội dung nêu trên, Chính phủ cũng đề xuất cơ chế xử lý bằng phương án chia sẻ với nhà đầu tư phần chênh lệch giữa doanh thu trong phương án tài chính hợp đồng và số thu thực tế theo tỷ lệ đối với dự án BOT giao thông gặp vướng mắc, giảm doanh thu trước thời điểm luật PPP có hiệu lực (1/1/2021).
Cụ thể, việc chia sẻ này được áp dụng một lần, khi dự án không thu được phí dịch vụ, doanh thu thực tế 3 năm gần nhất dưới 75% mức nêu trong phương án tài chính của hợp đồng PPP, mà lý do đến từ các chính sách, quy hoạch thay đổi.
Hợp đồng dự án chưa quy định việc áp dụng cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu. Cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu không được áp dụng với trường hợp phương án tài chính được điều chỉnh theo lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, lãi suất vốn vay, phương án trả nợ sau thoả thuận không bảo đảm tính khả thi.
Chính phủ sẽ quy định chi tiết phương pháp xác định tỷ lệ chia sẻ, trình tự, thủ tục thực hiện cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu này.
Đồng thời, Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định việc áp dụng chia sẻ phần giảm doanh thu, tỷ lệ với dự án do mình phê duyệt, tránh làm tăng giá, phí dịch vụ, cũng như kéo dài thời gian thu phí.
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi cho biết, việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho một số dự án BOT trong lĩnh vực đường bộ nói riêng, dự án đầu tư PPP nói chung mà nguyên nhân dẫn đến khó khăn, vướng mắc có trách nhiệm của Nhà nước là cần thiết.
Tuy nhiên, Uỷ ban cũng đánh giá, vấn đề này đòi hỏi sử dụng nguồn kinh phí chưa có trong dự toán ngân sách nhà nước rất lớn và đề xuất tháo gỡ này chỉ nên áp dụng với các dự án mà nguyên nhân dẫn đến khó khăn, vướng mắc có trách nhiệm của Nhà nước.
“Cần phải rà soát kỹ lưỡng, tránh kẽ hở về chính sách”, Uỷ ban Kinh tế và Tài chính đề nghị.

Cũng tại dự thảo, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) cũng đã thể hiện rõ việc phân cấp, phân quyền mạnh hơn tại quy định HĐND, UBND cấp tỉnh có thể được quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP điều mà trước đây thuộc thẩm quyền quyết của Thủ tướng.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh duyệt dự án PPP thuộc thẩm quyền quyết chủ trương của Quốc hội và chấm dứt hợp đồng dự án PPP. Họ cũng được quyền quyết hình thức chọn nhà đầu tư phù hợp dự án, gồm chỉ định nhà đầu tư hoặc hình thức chọn đặc biệt.
Ngoài ra, đối với các dự án PPP về khoa học, công nghệ có doanh thu thực tế dưới 50% so với kế hoạch dự kiến, có thể được chấm dứt hợp đồng trước hạn. Chính phủ đề xuất không bắt buộc thành lập doanh nghiệp dự án PPP khi có đơn vị Nhà nước tham gia. Một số thủ tục về hành chính cũng được lược bỏ, cắt giảm tại Dự thảo Nghị định lần này.
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: Thu phí BOT tháng 2/2025 giảm bất thường
- Thủ tướng 'lệnh' Bộ Công an mở chiến dịch tổng rà soát tài khoản ngân hàng, sim điện thoại 17/05/2025 02:36
- Quốc hội chốt chi 44.000 tỷ đồng hỗ trợ cán bộ nghỉ việc, 6.623 tỷ miễn học phí 17/05/2025 02:19
- Toàn văn nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân 17/05/2025 02:16
Nguồn điện xanh khổng lồ bỏ phí vì ách tắc thủ tục pháp lý
(VNF) - Được đánh giá là lĩnh vực còn nhiều tiềm năng song các nhà đầu tư điện mặt trời áp mái vẫn gần ngại đầu tư vào lĩnh vực này do thiếu vốn đầu tư ban đầu hoặc lo ngại về thủ tục pháp lý và hiệu quả vận hành.
Tín dụng xanh: Dòng tiền ách tắc vì thiếu quy định
(VNF) - Dòng vốn tín dụng xanh đang được kỳ vọng trở thành một trong những lực đẩy chiến lược để thúc đẩy phát triển bền vững tại các khu công nghiệp. Tuy nhiên, để dòng vốn này thực sự phát huy hiệu quả, cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý và có sự phối hợp chặt chẽ từ nhiều phía.
Cần hơn 61.000 tỷ phát triển cảng biển Sóc Trăng
(VNF) - Vốn cho hệ thống cảng biển Sóc Trăng đến năm 2030 khoảng 61.513 tỷ, trong đó 19.607 tỷ cho hạ tầng hàng hải công cộng và 41.906 tỷ cho phát triển bến cảng.
TP.HCM: Đến 2030, toàn bộ rác sinh hoạt được xử lý bằng đốt phát điện và tái chế
(VNF) - UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020 - 2030, đặt mục tiêu đến năm 2030, toàn bộ rác sinh hoạt trên địa bàn thành phố sẽ được xử lý bằng công nghệ đốt phát điện và tái chế, góp phần xây dựng một đô thị xanh, sạch, bền vững.
Bình Định: Lập quy hoạch khu đô thị, nghỉ dưỡng và bến siêu du thuyền 5.200ha
(VNF) - Phân khu Không gian phát triển đô thị, nghỉ dưỡng, thương mại dịch vụ, du lịch và Bến Siêu du thuyền Đề Gi có quy mô hơn 5.200ha, trải dài qua địa bàn hai huyện Phù Mỹ và Phù Cát.
Năng lượng tái tạo: Tham vọng và cơ hội cho Việt Nam giữa căng thẳng thuế quan
(VNF) - Việt Nam đang theo đuổi lộ trình năng lượng tái tạo đầy tham vọng, không chỉ để phục vụ nhu cầu trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu. Chuyên gia cho rằng những biến động từ căng thẳng thương mại toàn cầu có thể mang lại cho Việt Nam cơ hội độc nhất để củng cố lĩnh vực năng lượng tái tạo của đất nước.
Lập quỹ tín dụng xanh dành riêng cho khu công nghiệp xanh
(VNF) - Để các khu công nghiệp (KCN) thực sự "xanh" và hội nhập vào nền kinh tế xanh, cần gỡ nút thắt và thúc đẩy mạnh mẽ dòng tín dụng xanh.
Hải Phòng: Khánh thành Bến cảng số 3&4 Lạch Huyện
(VNF) - Ngày 13/5/2025, Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng đã tổ chức Lễ khánh thành bến cảng container quốc tế số 3 & 4 Lạch Huyện - Cảng Hải Phòng.
Vay vốn 20 năm lãi suất chỉ 6%: Hiện thực không tưởng nhờ 'chứng nhận xanh'
(VNF) - “Tôi thấy rất đáng tiếc cho doanh nghiệp Việt Nam, khi nhiều trường hợp lâm vào khó khăn không phải vì yếu kém, mà vì sự phát triển chậm của thị trường vốn – đặc biệt là các công cụ tài chính xanh có thể giúp họ đi đường dài”, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinRatings chia sẻ.
Chuyển đổi khu công nghiệp xanh: Quỹ đất cạn, vốn dài hạn thiếu
(VNF) - Dù được xác định là đòn bẩy quan trọng giúp khu công nghiệp (KCN) chuyển đổi sang mô hình xanh, tín dụng xanh tại Việt Nam vẫn đang đối diện với nhiều rào cản khiến dòng vốn này chưa thực sự chảy đến đúng nơi cần thiết.
'Ông lớn' Mỹ khai phá thị trường F&B 28 tỷ USD ở Việt Nam
(VNF) - Sự hiện diện của các “ông lớn” ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) của Mỹ tại Việt Nam ngày càng rõ nét, từ bánh kẹo, nước giải khát cho đến đồ ăn nhanh và chuỗi cà phê. Với quy mô dân số 100 triệu người và thị trường tiêu dùng tăng trưởng cao, Việt Nam đang trở thành một trong những điểm đến chiến lược của các thương hiệu F&B toàn cầu đến từ Mỹ.
Đầu tư Mỹ vào Việt Nam: Đa ngành và hướng tới chuỗi giá trị cao
(VNF) - Với hàng tỷ USD vốn đầu tư và sự hiện diện ngày càng rõ nét, các doanh nghiệp Mỹ ngày càng thể hiện vị thế trên thị trường Việt Nam. Từ hàng tiêu dùng, công nghiệp chế tạo, sản xuất chip, năng lượng sạch tới ngân hàng... đầu tư Mỹ đang hướng tới những lĩnh vực có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao.
Năm 2027, hàng triệu xe máy ở Hà Nội và TP.HCM phải kiểm định khí thải?
(VNF) - Theo kế hoạch, từ năm 2027, xe máy tại TP. Hà Nội và TP. HCM sẽ bắt đầu phải kiểm định khí thải, mở đầu cho giai đoạn siết chặt kiểm soát ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn nhằm hướng tới mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Bình Định: Loạt dự án điện gió nghìn tỷ chờ nhà đầu tư
(VNF) - Bình Định sẽ đấu thầu chọn nhà đầu tư chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất trên địa bàn, trong đó có nhiều dự án điện gió nghìn tỷ.
Bắc Giang: Công ty Ninh Sơn được chấp thuận làm dự án KCN hơn 89ha
(VNF) - Công ty Cổ phần đầu tư công nghiệp công nghệ Ninh Sơn vừa được chấp thuận là chủ đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Tiên Sơn - Ninh Sơn (giai đoạn 1), thị xã Việt Yên, Bắc Giang.
Biến tín chỉ carbon rừng thành tiền: Loay hoay ở vạch xuất phát
(VNF) - Dù sở hữu tiềm năng hấp thụ carbon thuộc hàng lớn nhất Đông Nam Á, thị trường tín chỉ carbon rừng tại Việt Nam vẫn loay hoay ở vạch xuất phát. Từ rào cản pháp lý, khái niệm chưa rõ ràng đến cơ chế tài chính thiếu minh bạch, hành trình biến rừng thành tài sản carbon giá trị đang vấp phải nhiều điểm nghẽn.
Đà Nẵng nghiên cứu làm tuyến đường sắt đô thị nối Quảng Nam
(VNF) - UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành quyết định thành lập tổ công tác nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt đô thị Đà Nẵng – Quảng Nam.
Khu kinh tế đầu tiên của người Việt ở Cuba
(VNF) - Khu kinh tế đầu tiên của người Việt tại Cuba có quy mô rộng lớn, gần 3 sân bay và cảng nước sâu. Đây là biểu tượng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Cuba.
Lập tổ công tác nghiên cứu ý tưởng lấn biển tại Vịnh Đà Nẵng 1.400ha
(VNF) - Đà Nẵng thành lập Tổ công tác nghiên cứu ý tưởng lấn biển tại Vịnh Đà Nẵng với quy mô hơn 1.400ha nhằm định hướng phát triển không gian đô thị biển tầm quốc tế.
TP.HCM kiến nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư vành đai 4
(VNF) - UBND TP. HCM vừa có công văn gửi Chính phủ về việc hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP. HCM.
Đầu tư cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum vốn 44.300 tỷ đồng
(VNF) - Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất phương án đầu tư Dự án xây dựng tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum. Dự án này nằm trong Quy hoạch mạng lưới đường bộ Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với mục tiêu kết nối các khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Quảng Ninh: Gọi vốn hơn 850 nghìn tỷ đầu tư 259 dự án
(VNF) - Quảng Ninh mới công bố danh sách 259 dự án thu hút đầu tư ngoài ngân sách tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2025-2030, tổng mức đầu tư hơn 850 nghìn tỷ.
Hà Nội mời thầu quốc tế gói EPC xây cầu Tứ Liên 13.000 tỷ đồng
(VNF) - Hà Nội đang tiến hành mời thầu quốc tế gói thầu EPC xây dựng cầu Tứ Liên, giá gói thầu hơn 13.000 tỷ đồng, nhà thầu tham dự phải có bảo lãnh trị giá 290 tỷ.
Sân bay Măng Đen và Vân Phong được bổ sung vào quy hoạch
(VNF) - Chính phủ đã đồng ý về chủ trương nghiên cứu, bổ sung 2 sân bay Măng Đen và Vân Phong vào Quy hoạch hệ thống cảng hàng không.
Nguồn điện xanh khổng lồ bỏ phí vì ách tắc thủ tục pháp lý
(VNF) - Được đánh giá là lĩnh vực còn nhiều tiềm năng song các nhà đầu tư điện mặt trời áp mái vẫn gần ngại đầu tư vào lĩnh vực này do thiếu vốn đầu tư ban đầu hoặc lo ngại về thủ tục pháp lý và hiệu quả vận hành.
Ngắm các bãi tắm biển nhân tạo nghìn tỷ bên Vịnh Hạ Long
(VNF) - Các bãi biển nhân tạo tại Hạ Long đều đẹp không kém các bãi tắm tự nhiên với thảm cát trắng trải dài, sạch, đẹp, thu hút du khách cả 4 mùa quanh năm.