Nhà khoa học người Pháp từng đoạt giải Nobel ‘đầu quân’ cho đại học Trung Quốc

Quốc Anh - 24/10/2024 16:21 (GMT+7)

(VNF) - Việc quyết định gia nhập vào trường đại học hàng đầu Trung Quốc của nhà vật lý học người Pháp, ông Gérard Mourou, được kỳ vọng sẽ giúp Bắc Kinh có một viện nghiên cứu tiên tiến tầm cỡ quốc tế.

Nhà vật lý học người Pháp từng đoạt giải Nobel vào năm 2018, ông Gérard Mourou đã gia nhập Khoa Vật lý của Đại học Bắc Kinh với cương vị là Giáo sư Chủ nhiệm. Việc bổ nhiệm ông Mourou được công bố trên trang web của trường vào ngày 21/10 vừa qua.

Theo thông tin từ nhà trường, người đàn ông 80 tuổi này đã bắt đầu vai trò mới của mình vào ngày 12/10.

Sự xuất hiện của ông Mourou đang được kỳ vọng sẽ giúp Đại học Bắc Kinh thành lập một viện mới tập trung nghiên cứu các lĩnh vực gồm vật lý laser, vật lý hạt và hạt nhân, vật lý y khoa và vật lý thiên văn.

Năm 2018, ông Mourou được trao giải Nobel vật lý nhờ công trình nghiên cứu về khuếch đại xung chirped (CPA) – một kỹ thuật cho phép ứng dụng tia laser cực nhanh vào các lĩnh vực như phẫu thuật mắt và sản xuất yêu cầu độ chính xác cao.

Nhà vật lý học người Pháp, ông Gérard Mourou. (Nguồn ảnh: Tecnelab)

Ông Mourou đóng vai trò thiết yếu trong việc phát triển cơ sở đa chùm tia điều khiển bằng laser – một dự án chung giữa Đại học Bắc Kinh, Trường Đại học Bách khoa Paris (École Polytechnique) và Công ty Công nghệ Toàn cầu Thales.

Trước khi đến Bắc Kinh, ông Mourou có rất nhiều trải nghiệm ở các trường đại học khác nhau trên thế giới. Trong số đó, ông đặc biệt đánh giá cao những tiến bộ trong khoa học của Trung Quốc.

"Khoảng cách thực sự đang thu hẹp. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy được sự phát triển của họ. Bản thân tôi cũng không biết rằng làm thế nào mới có thể làm tốt hơn", ông bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình đối với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học Trung Quốc sau khi nhận giải Nobel.

Ông Mourou cũng thẳng thắn nhận xét rằng chính phủ Trung Quốc đang ưu tiên phát triển khoa học hơn Mỹ lúc bấy giờ, thời điểm do Tổng thống Donald Trump lãnh đạo.

Ông Mourou sinh năm 1944 tại Albertville, Pháp. Năm 1973, ông lấy bằng Tiến sĩ tại Đại học Pierre và Marie Curie, sau đó, ông tiếp tục theo học tại Đại học Rochester ở Mỹ, nơi ông thực hiện công trình đoạt giải Nobel của mình.

Trước khi chuyển đến Bắc Kinh, ông Mourou đã dành thời gian làm việc tại Đại học Michigan, nơi ông thành lập Trung tâm Khoa học Quang học Siêu nhanh, và sau đó cống hiến thêm tại Đại học Bách khoa Paris.

Ngoài những thành tựu trên, ông Mourou còn được biết đến với việc khởi xướng nghiên cứu dự án Extreme Light Infrastructure, cơ sở hạ tầng laser công suất lớn nhất và tiên tiến nhất thế giới đặt tại Cộng hòa Séc, Hungary và Romania.

Năm 2020, ông Mourou đã được bầu làm viện sĩ nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Điều này không chỉ thể hiện mối quan hệ lâu dài của ông với các tổ chức khoa học, học thuật Trung Quốc, mà còn là sự công nhận về tầm quan trọng của ông tại các đơn vị này.

Theo SCMP
Cùng chuyên mục
Lịch sử dự án BĐS trên khu đất vàng Công ty Sách và thiết bị trường học Nghệ An

Lịch sử dự án BĐS trên khu đất vàng Công ty Sách và thiết bị trường học Nghệ An

(VNF) - Lô “đất vàng” có địa chỉ 65 Lê Hồng Phong, TP. Vinh của Sách và thiết bị trường học Nghệ An trước đây được biết đến là đất xây trụ sở cơ quan. Sau đó, khu đất đã được chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dự án bất động sản với vốn đầu tư 100 tỷ đồng.

Ông Tập Cận Bình: Thế giới đang hỗn loạn nhưng tình bạn với Nga sẽ bền chặt

Ông Tập Cận Bình: Thế giới đang hỗn loạn nhưng tình bạn với Nga sẽ bền chặt

(VNF) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định rằng tình hình quốc tế đang hỗn loạn nhưng quan hệ đối tác chiến lược giữa Bắc Kinh và Moscow là động lực cho sự ổn định.

Cách khoe giàu ‘xưa nay chưa từng có’ của tỷ phú Elon Musk

Cách khoe giàu ‘xưa nay chưa từng có’ của tỷ phú Elon Musk

(VNF) - Tỷ phú Elon Musk đang thể hiện sự giàu có và quyền lực chính trị của mình theo cách hoàn toàn khác biệt so với bất kỳ người giàu nhất thế giới nào trước đây.

'Nhập thép cán nóng bổ sung cho nhu cầu của thị trường trong nước'

'Nhập thép cán nóng bổ sung cho nhu cầu của thị trường trong nước'

(VNF) - Liên quan đến việc điều tra thép cán nóng HRC nhập khẩu có bán phá giá hay không, lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, thép cán nóng vẫn là nguồn bổ sung nhập khẩu cho thị trường trong nước. Cũng theo lãnh đạo bộ này, chậm nhất tháng 11/2024 sẽ có kết quả điều tra sơ bộ.

‘Xả hàng’ đột ngột ở nhóm VN30, nhà đầu tư vỡ mộng

‘Xả hàng’ đột ngột ở nhóm VN30, nhà đầu tư vỡ mộng

(VNF) - Không ít nhà đầu tư vẫn đặt niềm tin vào cổ phiếu ngân hàng và cổ phiếu “họ Vingroup” dù xu hướng thị trường chung phát đi tín hiệu kém khả quan, nhưng họ đã phải vỡ mộng.

Giá USD tự do tăng cao, ngân hàng lên kịch trần

Giá USD tự do tăng cao, ngân hàng lên kịch trần

(VNF) - Giá USD trên thị trường tự do hôm nay tăng tới 240 đồng, sát mức đỉnh thiết lập vào cuối tháng 6. Giá USD tại ngân hàng lên mức kịch trần phiên thứ 3 liên tiếp.

Kỳ tích đường sắt cao tốc của Trung Quốc

Kỳ tích đường sắt cao tốc của Trung Quốc

(VNF) - Hệ thống đường sắt cao tốc của Trung Quốc đã trở thành một trong những biểu tượng của sự phát triển kinh tế và công nghệ của quốc gia này trong thế kỷ XXI. Chỉ sau hơn 2 thập kỷ, quốc gia này gần như đã tạo ra “phép màu" với hệ thống đường sắt cao tốc dài nhất thế giới.

Vàng lên sát 90 triệu/lượng, hàng vàng 'báo một đằng, bán một nẻo'

Vàng lên sát 90 triệu/lượng, hàng vàng 'báo một đằng, bán một nẻo'

(VNF) - Giá vàng tăng nóng khiến nhu cầu mua vàng của người dân cũng tăng theo. Tuy nhiên, nhiều người không thể mua được vàng do các cửa hàng liên tục báo hết.

‘Ông lớn’ Trung Quốc tràn xuống Đông Nam Á: Cuộc chiến bán hàng online thêm khốc liệt

‘Ông lớn’ Trung Quốc tràn xuống Đông Nam Á: Cuộc chiến bán hàng online thêm khốc liệt

(VNF) - Khi nói đến thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Đông Nam Á, nhiều người trước đây sẽ nghĩ ngay đến Shopee và Lazada. Tuy nhiên, "chiến trường" này đang "nóng" hơn bao giờ hết với sự tham gia của TikTok Shop, Shein, mới đây nhất là Temu.