Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Như VietnamFinance đã thông tin, ngày 9/3, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức ban hành quyết định phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money).
Theo đó, quyết định cho phép triển khai thí điểm Mobile Money có hiệu lực từ ngày ký (9/3) và thời gian thực hiện thí điểm dịch vụ là 2 năm kể từ thời điểm doanh nghiệp đầu tiên thực hiện thí điểm được chấp thuận triển khai thí điểm.
Trao đổi với báo giới, đại diện 3 nhà mạng đã được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán - điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp tham gia thí điểm cung ứng dịch vụ Mobile Money, đều khẳng định đã sẵn sàng cho cuộc chơi này.
Với Mobifone, doanh nghiệp này vừa nhận được giấy cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán do Ngân hàng Nhà nước cấp vào ngày 9/3. Các dịch vụ trung gian thanh toán của Mobifone được Ngân hàng Nhà nước cấp phép bao gồm: dịch vụ cổng thanh toán điện tử; dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ; dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử và dịch vụ ví điện tử.
Ông Bùi Sơn Nam, Phó tổng giám đốc Mobifone cho biết căn cứ vào các quy định về triển khai thí điểm Mobile Money, doanh nghiệp này sẽ rà soát lại đề án xin cấp phép tử nghiệm dịch vụ Mobile Money trước đó của nhà mạng để căn chỉnh, bổ sung những nội dung, phương án cho phù hợp nhất, tốt nhất, sau đó sẽ gửi hồ sơ xin cấp phép thử nghiệm lên Ngân hàng Nhà nước.
Ông Nam cũng cho biết nhà mạng này đã chuẩn bị đầy đủ về hạ tầng kỹ thuật, đào tạo, huấn luyện cho bộ phần phụ trách về nạp thẻ, thanh toán (các merchant), giải pháp định danh và xác thực điện tử khách hàng (eKYC)…, khi cơ quan quản lý đồng ý cho triển khai thử nghiệm nhà mạng sẽ ngay lập tức cho khách hàng đăng ký và phát triển các merchant để chính thức cung cấp dịch vụ.
"Dự kiến trong quý II/2021, nhà mạng sẽ chính thức đưa dịch vụ Mobile Money đến tay người dùng", Phó tổng giám đốc Mobifone kỳ vọng.
Với VNPT, đại diện doanh nghiệp này cho biết sau khi Thủ tướng chính thức phê duyệt việc triển khai thí điểm Mobile Money, nhà mạng này sẽ phải chuẩn bị hồ sơ xin thử nghiệm dịch vụ Mobile Money để gửi Ngân hàng Nhà nước. Sau đó Ngân hàng Nhà nước xem xét, lấy ý kiến các bộ ngành liên quan như Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, rồi mới có quyết định đồng ý cấp phép thử nghiệm cho nhà mạng. Khi đó doanh nghiệp viễn thông mới bắt đầu được triển khai dịch vụ.
Trong hồ sơ, nhà mạng sẽ lập toàn bộ các phương án về kỹ thuật, phương án quản lý, các quy trình nghiệp vụ,… căn cứ vào các quy định trong văn bản của Thủ tướng; thứ hai là đối chiếu vào những quy định, như trong lĩnh vực ngân hàng, viễn thông để đưa các các nội dung phù hợp.
Lãnh đạo VNPT kỳ vọng sang quý II/2021, cơ quan quản lý sẽ đồng ý cho nhà mạng thử nghiệm Mobile Money.
Về phía Viettel, đại diện nhà mạng này cho biết đã triển khai thử nghiệm thành công Mobile Money cho 40.000 khách hàng nội bộ, sẵn sàng cung cấp dịch vụ tới 100% khách hàng của Viettel.
"Viettel đặt mục tiêu ở đâu có sóng viễn thông, tại đó sẽ được triển khai các dịch vụ số và tiền di động. Khách hàng có thể sử dụng tiền di động Viettel để thực hiện các giao dịch tài chính một cách dễ dàng bằng cả thiết bị thông minh hoặc điện thoại 2G dù không có tài khoản ngân hàng", đại diện nhà mạng này nói.
Trong lộ trình phát triển của Viettel đối với dịch vụ Mobile Money, nhà mạng này dự kiến đến năm 2025, Viettel sẽ có khoảng 26 triệu thuê bao sử dụng dịch vụ Mobile Money, trong đó riêng dịch vụ thanh toán (với các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ) với mức chi tiêu trung bình qua kênh này là 300.000 đồng/thuê bao.
Xem thêm >>> Loại hình thanh toán Mobile Money vừa được Thủ tướng đồng ý thí điểm có gì đặc biệt?
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.