Nhà máy thuỷ điện 1.100 tỷ 5 lần xin điều chỉnh chủ trương đầu tư
Văn Tuân -
12/09/2024 07:15 (GMT+7)
(VNF) - Đây là dự án nhà máy thuỷ điện có công suất 39,4MW với tổng mức đầu tư hơn 1.100 tỷ đồng được chấp thuận cho Công ty cổ phần Thuỷ điện Hương Sơn làm chủ đầu tư từ năm 2008 nay được chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư…
Theo đó, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh (Ban Quản lý KKT) vừa ban hành quyết định số 186/QĐ-KKT về việc quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư của dự án Nhà máy thủy điện Hương Sơn đã được Ban Quản lý KKT tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận điều chỉnh tại Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư số 01/QĐ-KKT ngày 02/01/2024.
Thuỷ điện Hương Sơn có diện tích sử dụng đất 189,107ha được triển khai tại xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn
Trước đó, dự án Nhà máy thủy điện Hương Sơn được Ban Quản lý KKT Hà Tĩnh cấp giấy chứng nhận đầu tư vào ngày 15/7/2008. Dự án có tổng công suất lắp đặt là 39,4MW, tổng mức đầu tư 1.103 tỷ đồng, tổng diện tích sử dụng đất 189,107ha được thực hiện tại tại xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Mục tiêu dự án là đầu tư xây dựng, quản lý vận hành nhà máy thủy điện và sản xuất kinh doanh điện. Dự án được chia làm 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1, nhà máy có công suất 33MW (Nhà máy thủy điện Hương Sơn 1) với 02 tổ máy, tổng vốn hơn 812,444 tỷ đồng; thời gian thực hiện bắt đầu thực hiện từ năm 2005 và hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2012.
Giai đoạn 2, nhà máy có công suất 6,4MW (Nhà máy thủy điện Hương Sơn 2), gồm 02 tổ máy, tổng vốn đầu tư hơn 291,322 tỷ đồng; thời gian thực hiện bắt đầu thực hiện từ quý 1 năm 2021 và hoàn thành đưa vào sử dụng quý 4 năm 2024.
Thời gian thực hiện dự án là 50 năm kể từ ngày 25/8/2008 (ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu); Công ty CP Thuỷ điện Hương Sơn là doanh nghiệp được chấp thuận là nhà đầu tư dự án.
Quá trình thực hiện dự án đến nay, Công ty CP Thuỷ điện Hương Sơn đã 05 lần xin điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án và được chấp thuận điều chỉnh chủ trương.
"Tiến độ triển khai thực hiện - Giai đoạn 2 (Nhà máy thủy điện Hương Sơn 2): Bắt đầu thực hiện từ quý 1 năm 2021 và hoàn thành đưa vào sử dụng quý 4 năm 2024" – nội dung điều chỉnh chủ trương dự án mới đây nhất ghi rõ.
Tại lần điều chỉnh này, Ban Quản lý KKT giao Công ty Cổ phần Thủy điện Hương Sơn (CTCP) có trách nhiệm tập trung mọi nguồn lực để thi công xây dựng, hoàn thành đưa công trình vào hoạt động theo đúng tiến độ và mục tiêu dự án đã chấp thuận.
Về chủ đầu tư dự án đĐược biết, Công ty CP Thuỷ điện Hương Sơn thành lập vào ngày 14/11/2004, có địa chỉ trụ sở tại Km 70- QL8A, xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Đăng ký lĩnh vực hoạt động chính là Sản xuất, truyền tải và phân phối điện (Chi tiết: Đầu tư xây dựng, quản lý vận hành nhà máy thủy điện; Sản xuất kinh doanh điện).
Công ty CP Thủy điện Hương Sơn có tiền thân là dự án xây dựng Nhà máy Thủy điện Hương Sơn I. Ngày 19/11/2014, Công ty được UBCK Nhà nước chấp thuận trở thành công ty đại chúng. Đến ngày 08/04/2015, cổ phiếu của công ty chính thức được giao dịch trên UPCoM với mã chứng khoán GSM.
Côngty CP Thuỷ điện Hương Sơn do ông Nguyễn Thanh Hải, sinh năm 1970, quê Hà Tĩnh làm Chủ tịch HĐQT; ông Phạm Tiến Dũng, sinh năm 1981, quê Nghệ An giữ chức danh Tổng giám đốc đồng thời là người đại diện pháp luật doanh nghiệp.
Cũng theo tìm hiểu được biết, ông Nguyễn Thanh Hải (Chủ tịch HĐQT - CTCP Thuỷ điện Hương Sơn) chính là Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc Công ty Cổ phần dịch vụ khách sạn Kim Thành (trụ sở tại huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh). Công ty CP Dịch vụ khách sạn Kim Thành là cổ đông lớn của Công ty CP Thuỷ điện Hương Sơn.
(VNF) - Chính sách thuế quan 46% của Mỹ đối với một số mặt hàng xuất khẩu gây lo ngại về sự bền vững của dòng vốn FDI. Tuy nhiên, với nền tảng tốt, Việt Nam vẫn duy trì sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài, phản ánh sự tin tưởng vào triển vọng kinh tế và môi trường kinh doanh, dù có những thách thức từ chính sách thuế quan Mỹ.
(VNF) - Thực trạng tăng lượng nhựa sử dụng của Việt Nam đang góp phần gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhiều giải pháp đã được đưa ra để giải quyết điều này, trong đó có tín chỉ nhựa.
(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định quyết tâm khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào tháng 12/2026, đồng thời thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp đường sắt và các dự án trọng điểm quốc gia.
(VNF) - Các số liệu công bố cho biết hơn 50% ô nhiễm nhựa từ các sản phẩm có thương hiệu trên toàn cầu liên quan 56 công ty sản xuất. Trong khi đó, việc sử dụng chai nhựa dùng một lần đang ngày càng phổ biến, đặc biệt ở các thị trường đang phát triển.
(VNF) - Ngày 29/3, TP. HCM tổ chức lễ khởi công dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn, có tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng, kết nối công viên Bến Bạch Đằng (quận 1) với công viên bờ sông Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức).
(VNF) - Bộ Công thương quyết định thành lập tổ công tác để trao đổi, làm việc với các nhà đầu tư (NĐT) Thái Lan về vướng mắc của các dự án điện gió, điện mặt trời
(VNF) - Năm 2025, Quảng Nam tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên những dự án quan trọng, có tính đột phá và lan tỏa, đồng thời thu hút đầu tư ngoài ngân sách theo phương châm “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”.
(VNF) - TP. HCM dự kiến việc lựa chọn nhà thầu thi công cho tuyến metro số 2 (bến Thành- Tham Lương) sẽ diễn ra vào tháng 10/2025 và khởi công vào tháng 12/2025, đồng thời bổ sung tuyến metro kết nối đến huyện Cần Giờ (tuyến metro 12) vào danh mục dự án để thực hiện theo nghị quyết số 188 của Quốc hội.
(VNF) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường dự kiến bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tổ chức và vận hành thị trường carbon.
(VNF) - Lãnh đạo huyện Đan Phượng chỉ đạo thi công tuyến đường Tây Thăng Long đoạn 2,1km từ nút giao đường tỉnh 422 tới Tây Tựu đi qua Vinhomes Wonder City. Dự kiến chậm nhất tuyến đường này bắt đầu thi công vào ngày 6/4.
(VNF) - Theo quy hoạch, nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển Quảng Ngãi đến năm 2030 cần khoảng 10.830 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư cho bến cảng khoảng 7.960 tỷ đồng.
(VNF) - Hội đồng Nhân dân tỉnh Long An đã có chủ trương triển khai và cam kết đảm bảo cân đối vốn ngân sách địa phương cho dự án đường Vành đai 4 TP. HCM đoạn qua tỉnh Long An.
(VNF) - Với tổng mức đầu tư lên đến hơn 20 tỷ USD trong giai đoạn tới, Cần Giờ đang trở thành “thỏi nam châm” thu hút dòng vốn vào lĩnh vực hạ tầng, logistics, bất động sản và giao thông đô thị.
(VNF) - Trong những năm gần đây, Singapore duy trì vị thế là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản. Với tốc độ đô thị hóa nhanh, tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng và chính sách thu hút đầu tư cởi mở, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các tập đoàn bất động sản hàng đầu Singapore.
(VNF) - UBND tỉnh Lạng Sơn vừa đề xuất bổ sung quy hoạch tuyến cao tốc Lạng Sơn - Thái Nguyên vào Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
(VNF) - Chính sách thuế quan 46% của Mỹ đối với một số mặt hàng xuất khẩu gây lo ngại về sự bền vững của dòng vốn FDI. Tuy nhiên, với nền tảng tốt, Việt Nam vẫn duy trì sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài, phản ánh sự tin tưởng vào triển vọng kinh tế và môi trường kinh doanh, dù có những thách thức từ chính sách thuế quan Mỹ.
(VNF) - Cùng với Ecopark, hai khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 và 3 không chỉ cải thiện hạ tầng và kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của huyện Văn Giang tại Hưng Yên.