Nhà máy Trung Quốc nín thở chờ đòn thuế của ông Trump

Hà Thu - 19/10/2018 07:15 (GMT+7)

Tại trung tâm sản xuất của Trung Quốc, thuế nhập khẩu 10% của Mỹ không khiến họ e ngại nhiều, nhưng 25% lại là chuyện khác.

VNF
Ben Yang trong nhà máy sản xuất đồ nội thất ở Quảng Đông. Ảnh: Bloomberg

Ben Yang có một công ty sản xuất đồ nội thất tại Đông Hoản (Quảng Đông), là Sunrise Furniture. Nếu đầu năm tới, thuế nhập khẩu của Mỹ tăng lên 25%, tỷ trọng hàng xuất khẩu sang Mỹ của họ có thể giảm từ 90% xuống còn gần một phần ba.

“Đối thủ lớn của chúng tôi là Việt Nam. Thuế nhập khẩu 10% không đủ lớn để tạo ra sự khác biệt”, Yang cho biết, “Nhưng 25% thì đáng lo ngại đấy. Nó chắc chắn có ảnh hưởng trong ngắn hạn. Người Mỹ sẽ phải chấp nhận giá cao hơn”.

Tình hình của Yang cũng chính là vấn đề cả nền kinh tế Trung Quốc nói chung đang phải đối mặt. Các tin tức tiêu cực liên tục xuất hiện. Kinh tế Trung Quốc vẫn chưa chịu tác động mạnh, nhưng tăng trưởng giảm dần là điều đã được dự báo từ trước.

Đến nay, Mỹ đã áp thuế nhập khẩu lên tổng cộng 250 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc. Lần gần đây nhất, họ áp 10% với 200 tỷ USD hàng hóa. Sang năm sau, thuế này có thể được nâng lên 25%. Trung Quốc đã trả đũa lên 110 tỷ USD hàng Mỹ. Còn Tổng thống Mỹ - Donald Trump cũng đe dọa đánh thuế toàn bộ hàng Trung Quốc.

Chuyện gì sẽ xảy đến tiếp theo là điều các chủ doanh nghiệp tại Quảng Đông luôn suy nghĩ. Đây vừa là trung tâm sản xuất của Trung Quốc, vừa là nơi đặt trụ sở các công ty nổi tiếng, như Tencent. Các hãng xuất khẩu ở đây đang tìm cách điều chỉnh, bằng việc đa dạng hóa doanh thu sang các thị trường mới, cũng như tăng cường nhu cầu trong nước.

“Nếu thuế vượt trên 10%, sự gián đoạn sẽ rất khủng khiếp”, David Loevinger - cựu chuyên gia Trung Quốc tại Bộ Tài chính Mỹ nhận xét.

Chính phủ Trung Quốc đang giảm dần chiến dịch kiềm chế vay nợ, đồng thời bổ sung các biện pháp kích thích. Thuế nhập khẩu của Mỹ thực chất cũng đang giúp tăng xuất khẩu, khi các công ty Trung Quốc đổ xô xuất hàng trước khi thuế tăng cao hơn.

Ngày 19/10, Trung Quốc công bố GDP quý III. Khi đó, tác động của thuế nhập khẩu lên các công ty Trung Quốc mới được làm rõ. Theo dự báo, nền kinh tế lớn nhì thế giới có thể chỉ tăng trưởng 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây sẽ là tốc độ chậm nhất trong gần một thập kỷ.

Hôm qua, Mỹ tiếp tục đưa cuộc chiến thương mại với Trung Quốc sang chiến trường mới, khi tuyên bố rút khỏi một hiệp ước về bưu chính, mà họ cho là giúp công ty Trung Quốc có lợi thế không công bằng so với doanh nghiệp Mỹ. Mỹ có thể không rút đi nếu tái đàm phán được theo hướng có lợi hơn. Tuy nhiên, động thái này có thể vẫn ảnh hưởng đến các công ty Trung Quốc, khi làm tăng giá vận chuyển hàng đến Mỹ qua đường bưu điện.

Kinh tế trong nước giảm tốc và áp lực bên ngoài tăng đang khiến các hãng sản xuất tại Quảng Đông phải chuẩn bị cho một năm 2019 khó khăn hơn. Baker Perfect - một hãng chuyên sản xuất đồ nội thất bán trong nước đang cảm thấy cạnh tranh tăng lên, khi các hãng xuất khẩu chuyển sang thị trường trong nước, trong bối cảnh chính họ cũng đang chật vật vì kinh tế Trung Quốc chậm lại.

Các hãng đồ nội thất đã ngừng kế hoạch mở rộng và hạn chế đầu tư mới, nhà sáng lập Baker Perfect - Li Shuiqing cho biết. “Dù sao, đây cũng không phải vấn đề sinh tồn, chỉ là vượt qua khó khăn thôi”, Li nói, “Giờ phải giữ tiền trong ngân hàng hơn là đầu tư vào cổ phiếu hay bất động sản. Trong thời kỳ khó khăn, anh phải thận trọng, không mở rộng hay đầu tư nhiều”.

Dù vậy, điều tồi tệ hơn có thể sắp đến. Bloomberg dự báo năm nay, tăng trưởng đầu tư tại Trung Quốc chậm lại, chỉ còn 6,5%. Năm tới, con số này có thể chỉ là 6%, bất chấp các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ Trung Quốc, như giảm thuế, tăng chi cho cơ sở hạ tầng, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các ngân hàng, và đẩy nhanh tốc độ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương.

Chính quyền Quảng Đông đầu tháng 9 cũng thông báo hàng loạt biện pháp nhằm hỗ trợ các hãng sản xuất, như giảm thuế, giảm chi phí sử dụng đất, giảm cước giao thông và tiền điện cũng như hàng loạt chi phí tài chính khác.

Trái ngược với sự bùng nổ đơn hàng năm nay, số đơn hàng mới dựa trên khảo sát với giám đốc mua hàng của các công ty tháng trước đã xuống thấp nhất hai năm. Đây có thể là dấu hiệu cho sự giảm tốc sắp tới, Betty Wang, nhà kinh tế học cấp cao tại ANZ nhận xét.

Dù vậy, điều khiến các công ty ở Quảng Đông tự tin vượt qua cơn bão hiện tại là sự thống trị chuỗi cung ứng của Trung Quốc. Đồ gỗ, linh kiện điện tử, đồ gia dụng và thiết bị viễn thông là các sản phẩm chịu ảnh hưởng mạnh bởi thuế nhập khẩu Mỹ, nhưng cũng là các mặt hàng Mỹ phụ thuộc nhiều nhất vào Trung Quốc, theo Panjiva - hãng nghiên cứu chuỗi cung ứng thuộc S&P Global Market Intelligence.

“Các chuỗi cung ứng liên kết rất chặt chẽ. Trung Quốc được lựa chọn vì quy mô, tốc độ giao hàng và bản thân thị trường tiêu thụ cũng rất lớn”, James Laurenceson - Phó giám đốc Viện nghiên cứu Quan hệ Australia - Trung Quốc cho biết, “Tôi không cho là thuế Mỹ, kể cả là 25%, có thể đảo lộn lợi thế này”.

Shenzhen Garlant Technology Development sản xuất nhiều mặt hàng, như điện thoại di động và phụ kiện điện thoại. Một phần năm doanh thu hàng năm của họ là từ Mỹ. Andy Yu - nhà sáng lập công ty - đã phải cộng thêm thuế nhập khẩu 10% vào sản phẩm. Nếu năm tới, thuế nhập khẩu tăng lên 25%, anh cũng sẽ làm tương tự, dù doanh thu bán hàng sang Mỹ năm nay đã giảm 20%.

“Thiệt hại chỉ là trong ngắn hạn thôi”, Yu cho biết, “Chúng tôi có thể điều chỉnh chiến lược bán hàng, và mở rộng việc kinh doanh sang Đông Nam Á, châu Phi và Mỹ Latin. Phần thiệt sẽ được bù đắp dễ dàng”.

Xem thêm >> Không để Trung Quốc hưởng lợi, Mỹ tuyên bố rút khỏi Liên minh Bưu chính thế giới

Theo VnE
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Chủ tịch TCBS: 'Việc gì máy làm được thì hãy để máy làm'

Chủ tịch TCBS: 'Việc gì máy làm được thì hãy để máy làm'

(VNF) - Với phương châm “việc gì máy làm được thì hãy để máy làm, chúng ta dành thời gian cho sáng tạo và cải tiến”, Chủ tịch TCBS Nguyễn Xuân Minh cho biết khi tiến hành chuyển đổi số, yếu tố tự động hóa các quy trình vận hành cần đặt lên hàng đầu với mục tiêu chính là giảm thiểu tối đa chi phí vận hành cho công ty.

Quét mã khai báo thông tin: Chỉ 1 vài giây thay thế loạt thủ tục, giấy tờ

Quét mã khai báo thông tin: Chỉ 1 vài giây thay thế loạt thủ tục, giấy tờ

(VNF) - Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), nhiều kết quả nổi bật đã được ghi nhận tại tỉnh Quảng Nam, trong đó đáng chú ý là những dịch vụ tiện ích phục vụ nhu cầu người dân và doanh nghiệp.

Thanh tra SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu kinh doanh vàng: Ai lỗ, lãi mạnh nhất?

Thanh tra SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu kinh doanh vàng: Ai lỗ, lãi mạnh nhất?

(VNF) - SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu là những doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực kinh doanh vàng và thuộc diện thanh tra lần này. Nhiều đơn vị có doanh thu rất lớn nhưng lợi nhuận mỏng dù giá vàng chênh lớn, biến động mạnh.

CEO Kopi Kenangan: Hành trình quán cà phê địa phương thành thương hiệu tỷ USD

CEO Kopi Kenangan: Hành trình quán cà phê địa phương thành thương hiệu tỷ USD

(VNF) - Edward Tirtanata, nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành 35 tuổi của Kopi Kenangan, đã biến một cửa hàng cà phê địa phương trở thành “kỳ lân” F&B đầu tiên tại Đông Nam Á với doanh thu 100 triệu USD/năm.

Cổ đông ngân hàng mùa thu cổ tức 'khủng' bằng tiền mặt

Cổ đông ngân hàng mùa thu cổ tức 'khủng' bằng tiền mặt

(VNF) - Cổ đông nhiều ngân hàng như ACB, Techcombank, VPBank và MB đang chuẩn bị nhận cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao.

Pháp lý và công nghệ 'mở lối' cho P2P Lending

Pháp lý và công nghệ 'mở lối' cho P2P Lending

(VNF) - Theo PGS. TS Nguyễn Hữu Huân, khi khắc phục được những hạn chế về pháp lý và công nghệ, mô hình P2P Lending hoàn toàn có thể phát triển tốt ở Việt Nam, thậm chí tạo ra những cơn sóng ngắn hạn.

Dân chuộng quét mã QR, đến thời chợ không tiền mặt

Dân chuộng quét mã QR, đến thời chợ không tiền mặt

(VNF) - Thay vì thanh toán bằng tiền mặt, nhiều người dân đã chọn quét mã QR và hành động này đã trở thành thói quen hàng ngày bởi những tiện ích mà chức năng này mang lại.

Cuộc đua AI: Quốc gia nào đang dẫn đầu?

Cuộc đua AI: Quốc gia nào đang dẫn đầu?

(VNF) - Một “cuộc chạy đua vũ trang AI” đã nổi lên khi các quốc gia hàng đầu dành những khoản ngân sách khổng lồ vào nghiên cứu, phát triển nhân tài và ứng dụng AI.

Triển vọng của Nam Long

Triển vọng của Nam Long

(VNF) - Nam Long Group (HoSE: NLG) là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu làn sóng phục hồi của thị trường bất động sản cuối năm 2023 và đang cho thấy triển vọng tích cực trong năm 2024 cũng như giai đoạn tới.

Bí quyết bán đồ quê qua Mỹ thu về triệu USD

Bí quyết bán đồ quê qua Mỹ thu về triệu USD

(VNF) - Với những ưu thế vượt trội so với thương mại truyền thống, thương mại điện tử (TMĐT) đã trở thành giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp ở Quảng Nam thâm nhập, mở rộng thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.