Tầng lớp trung lưu Trung Quốc không tiếc tiền đầu tư học hành cho con

An Bình - 18/10/2018 16:08 (GMT+7)

Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn do các biện pháp áp thuế mạnh tay của Mỹ, các gia đình trung lưu tại Trung Quốc đã cắt giảm các khoản chi tiêu khác để đẩy mạnh đầu tư cho giáo dục của con cái họ với hi vọng chúng sẽ đỗ đại học hoặc ra nước ngoài du học.

VNF
Tầng lớp trung lưu Trung Quốc không tiếc tiền đầu tư học hành cho con (Ảnh minh họa).

Chiều Chủ nhật, bà mẹ Amy Jiang đang vội vàng ăn bữa trưa chuẩn bị sẵn cùng con gái 7 tuổi bên ngoài lớp học của bé bên trong một tòa nhà xuống cấp ở Bắc Kinh. Họ đang trong giờ nghỉ giữa hai lớp học, mỗi lớp kéo dài 2 giờ, do một công ty gia sư tổ chức ngoài giờ lên lớp.

Giống hàng triệu gia đình trung lưu khác tại Trung Quốc, Jiang, một kỹ sư 35 tuổi, dành phần lớn thời gian trong những ngày nghỉ cuối tuần để tham gia các lớp gia sư cùng con gái.

“Tôi phải có mặt ở đây”, Jiang nói với Thời báo Hoa nam Buổi sáng (SCMP). “Một số chủ đề quá khó hiểu đối với trẻ em, như phép hoán vị, tích phân trong toán học và tiếng Hán cổ”.

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại với Mỹ đang leo thang, sức mua của tầng lớp trung lưu như Jiang, ước tính từ 100-400 triệu người tại Trung Quốc theo các số liệu khác nhau - có thể góp phần vực dậy nền kinh tế vốn đang phát triển chậm lại. Tuy nhiên, các dấu hiệu mới cho thấy tầng lớp này đang gia tăng chi tiêu cho giáo dục của con cái và hạn chế các nhu cầu khác.

Đầu tư cho con cái

Theo SCMP, cho con cái học trước và học các môn sâu hơn là các cách mà các bậc phụ huynh thường làm để giúp con cái họ cạnh tranh được trong một môi trường giáo dục đầy thách thức tại Trung Quốc.

New Oriental và TAL Education Group tại Bắc Kinh, hai công ty giáo dục lớn nhất được niêm yết trên sàn chứng khoán, đều báo cáo mức tăng trưởng 2 con số trong nửa đầu năm 2018. New Oriental cho biết số lượng sinh viên tham gia vào các khóa học chuẩn bị thi và nâng cao đã tăng 44,9% lên 2,06 triệu sinh viên trong quý I năm nay. Trong khi đó, TAL cho biết số lượng sinh viên học thêm đã tăng 88,7% so với một năm trước đó lên gần 2 triệu sinh viên so với cùng kỳ.

“Các phụ huynh Trung Quốc, đặc biệt là tầng lớp trung lưu, hiểu được rằng rất khó để đạt được thành công nếu trẻ em từ các gia đình bình thường không có bằng cấp từ một trường đại học tốt”, Hu Xingdou, một nhà kinh tế độc lập, nói. “Trong bối cảnh có những lo ngại và lo lắng, tầng lớp trung lưu hối thúc con cái học hành chăm chỉ hơn và cũng sẽ đầu tư từng đồng cho giáo dục”.

Ước tính phi chí mà các gia đình tại một số nước chi tiêu cho giáo dục của con cái họ (Đồ họa: SCMP)

Trên thực tế, các bậc cha mẹ khắp thế giới cũng đang đầu tư để đảm bảo rằng con cái họ có sự khởi đầu tốt

hơn trong cuộc sống. Một báo cáo của HSBC được công bố hồi tháng 6 cho thấy một nửa trong tổng số 8.481 bậc phụ huynh được khảo sát tại 15 quốc gia và vùng lãnh thổ đang chi tiền cho việc học của con cái họ, và gần 2/3 đang chi tiền cho các trường tư hoặc từng làm như vậy trong quá khứ.

Các bậc cha mẹ Trung Quốc hiểu rằng cuộc đua ngày càng quyết liệt tại đại lục. Con cái họ phải cạnh tranh với gần 10 triệu sinh viên khác tại kỳ thi đại học để được vào học tại một trong số 150 trường đại học của Trung Quốc. Cơ hội của các học sinh là chưa tới 6%.

Tuy nhiên, các quy định về việc phân chia trường không được công khai và lý do may mắn đã không giải thích được tại sao các trẻ em từ các gia đình có điều kiện luôn được học tại các trường tốt hơn. Kết quả là, các phụ huynh trung lưu phải đặt hi vọng vào một số ít trường vốn nhận các sinh viên có IQ cao hơn thông qua các bài kiểm tra toán, tiếng Anh và tiếng Trung đối với các chương trình đặc biệt.

“Ít nhất những cuộc thi này cũng minh bạch và tương đối công bằng. Tôi biết cơ hội để con bé vào một trường trung học danh tiếng là rất ít”, bà mẹ Jiang nói, trong khi con gái Jiejie đang ngồi mệt mỏi bên cạnh sau một buổi sáng học hành bận rộn. “Rồi sau này Jiejie cũng phải cạnh tranh với các sinh viên khác để vào đại học và tương lai của con bé sẽ chủ yếu được định đoạt bởi các điểm số. Vì thế, không bao giờ là quá muộn để chuẩn bị cho điều đó”.

“Đừng gọi tôi là tầng lớp trung lưu”

Jiang tới từ một vùng hẻo lánh ở tỉnh Thiểm Tây nhưng tốt nghiệp tại một trường đại học hàng đầu ở Bắc Kinh. Thu nhập hàng năm của cô là 100.000 nhân dân tệ (tương đương 14.500 USD), gấp đôi thu nhập bình quân của lao động trong thành phố. Điều đó khiến cô được xếp vào tầng lớp trung lưu của Trung Quốc, với mức lương hàng năm từ 3.650-36.500 USD (theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới (WB).

Jiang nói thành công của cô một phần là do giáo dục. Jiang giờ đây chi 12.000 nhân dân tệ mỗi năm cho các lớp học Toán của con gái, 12.000 nhân dân tệ khác cho lớp học Văn và 25.000 nhân dân tệ cho môn tiếng Anh. Ngoài ra, cô cũng chi khoảng 50.000 nhân dân tệ cho các lớp học đàn và múa của con gái, và 20.000 nhân dân tệ cho một chuyến ra nước ngoài để giúp cô bé có “một số trải nghiệm quốc tế”.

Chi phí giáo dục chiếm khoảng 30% tổng thu nhập của cả gia đình, Jiang nói.

“Đừng gọi tôi là tầng lớp trung lưu. Tôi và chồng chưa bao giờ mua món quần áo nào cao hơn 100 nhân dân tệ kể từ khi có con”, Jiang nói. “Chúng tôi đang tiết kiệm từng đồng cho con gái, vì giáo dục là cách duy nhất tại Trung Quốc để những người bình thường như tôi có một cuộc sống ổn định trong tương lai”.

Một cuộc khảo sát đối với gần 52.000 bậc cha mẹ trên khắp Trung Quốc, hầu hết họ là tầng lớp trung lưu, được trang web Sina.com tiến hành vào tháng 11 năm ngoái, cho thấy chi tiêu cho giáo dục chiếm trung bình gần 20% tổng thu nhập của các hộ gia đình.

Khoảng 90% các em nhỏ chưa tới trường và 81% các học sinh trong độ tuổi từ 6-18 học các khóa gia sư. Các gia đình có con học mẫu giáo chi trung bình 26% cho giáo dục, trong khi các gia đình có con từ lớp 1-12 chi trung bình 20% cho giáo dục. Trong số những người được hỏi, 61% nói họ có kế hoạch đưa con ra nước ngoài du học.

Kể từ năm 2013, người dân Trung Quốc chi cho giáo dục, văn hóa, giải trí, sức khỏe và chăm sóc y tế tăng mạnh, trong khi chi tiêu cho lương thực, thuốc lá, rượu và quần áo đã giảm, theo các số liệu chính thức.

“Nhiều gia đình sẵn sàng chi nhiều tiền cho giáo dục và các dịch vụ liên quan như du lịch và giải trí”, Li Chao, một nhà phân tích tại Huatai Securities, cho hay. “Khi mọi người lấy giáo dục làm ưu tiên cao nhất và gia tăng chi tiêu cho giáo dục, họ sẽ giảm các chi phí khác”.

Các trường tư nở rộ

Emma Li đã xóa hai quảng cáo thương mại khỏi điện thoại di động gần đây. Li, cựu nhân viên của một ngân hàng đầu tư của Mỹ tại Bắc Kinh, trước đây thường mua các bộ quần áo thời thượng, giầy và mỹ phẩm, nhưng đó là trước khi con trai cô bắt đầu đi học tại một trường tiểu học tư hồi tháng này. Học phí là vào khoảng 300.000 nhân dân tệ một năm, không tính các khóa học tự chọn.

“Không có trường tiểu học công nào trong bán kính 5km tính từ nhà của tôi”, Li, người hiện đang sống trong một dự án nhà ở ngoại ô Bắc Kinh với số dân 150.000 người, cho biết. “Bên cạnh đó, tôi muốn con trai có các trải nghiệm quốc tế trước khi đi du học nước ngoài, điều vốn không phải là lợi thế tại các trường công”.

Các gia đình trung lưu có chung suy nghĩ với Li đã đua nhau gửi con tới một trong khoảng 125 trường tư thục ở Bắc Kinh, hoặc 200 trường ở Thượng Hải. Các trường tư thục đã nở rộ tại Trung Quốc trong những năm gần đây.

Trong khi đó, Trung Quốc đã tuyên bố cấm các sách giáo khoa đại học vốn ca ngợi các giá trị của phương Tây và giảm nhẹ tầm quan trọng của việc học tiếng Anh tại các trường tiểu học và trung học cơ sở. Vào năm 2015, Bộ trưởng Giáo dục Trung Quốc khi đó là Viên Quý Nhân cho biết: “Không cho phép các sách giáo khoa ca ngợi các giá trị của phương Tây xuất hiện trong các lớp học của chúng ta”.

Đối với Li, đó là một bước lùi. “Làm sao có thể cạnh tranh với tầng lớp tinh hoa của thế giới nếu bạn không hiểu các giá trị của họ?”, Li nói, giải thích tại sao cô chọn một trường tư cho con trai, vốn có các lớp học dạy bằng tiếng Anh và do các giáo viên nước ngoài đảm nhiệm.

“Nhưng học phí cao hơn thu nhập hiện tại của gia đình chúng tôi. Tôi đang tìm kiếm một công việc khác trong nhiều tháng qua nhưng vẫn chưa may mắn. Tất cả những gì tôi có thể làm là tiết kiệm, tiết kiệm và tiết kiệm”, Li nói.

Trung Quốc đã sửa đổi luật giáo dục bắt buộc vào năm 2006, cấm các kỳ thi đầu vào tại các trường tiểu học và trung học cơ sở để giảm gánh nặng cho học sinh. Kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2013, ông đã nhấn mạnh tới việc cần thiết phải có sự công bằng trong hệ thống giáo dục bắt buộc miễn học phí 9 năm, đồng thời nhấn mạnh việc phân bổ các nguồn lực cân bằng hơn cho giáo dục. Theo chương trình đó, các học sinh được ưu tiên học các trường gần nhà.

Xem thêm >> WB: Tỷ lệ người nghèo ở các nền kinh tế giàu có đang tăng lên

Theo Dân Trí
Cùng chuyên mục
TT Trump: 'Không có ngoại lệ với thiết bị công nghệ, sẽ sớm áp cơ chế riêng'

TT Trump: 'Không có ngoại lệ với thiết bị công nghệ, sẽ sớm áp cơ chế riêng'

14/04/25 08:00 (GMT+7)

(VNF) - Mỹ vừa tạm thời miễn thuế “có đi có lại” cho một loạt thiết bị điện tử. Tuy nhiên, đây không phải là sự nhượng bộ lâu dài. Mức thuế riêng, đang chờ được áp dụng trong vài tháng tới, cho thấy chiến lược “củ cà rốt và cây gậy” của Nhà Trắng vẫn đang vận hành mạnh mẽ với mục tiêu kéo chuỗi cung ứng công nghệ trở lại nước Mỹ.

Trung Quốc: Miễn thuế hàng công nghệ là 'bước nhỏ' sửa sai của Mỹ

Trung Quốc: Miễn thuế hàng công nghệ là 'bước nhỏ' sửa sai của Mỹ

14/04/25 07:45 (GMT+7)

(VNF) - Trung Quốc cho rằng việc Mỹ miễn thuế cho một số sản phẩm công nghệ chỉ là “bước nhỏ” trong nỗ lực sửa sai. Nước này kêu gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump bãi bỏ hoàn toàn các mức thuế đối ứng, trong đó có mức thuế 145% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Tỷ phú Warren Buffett tự nhận mình là ‘người keo kiệt’

Tỷ phú Warren Buffett tự nhận mình là ‘người keo kiệt’

13/04/25 13:30 (GMT+7)

(VNF) - Mặc dù sở hữu khối tài sản lên tới hơn 160 tỷ USD, tỷ phú Warren Buffett cho biết bản thân luôn dè sẻn trong các khoản chi tiêu, đặc biệt là đối với bất động sản.

Ngày đầu 'ác mộng' và cách sàng lọc lính mới của CEO Snapchat

Ngày đầu 'ác mộng' và cách sàng lọc lính mới của CEO Snapchat

13/04/25 09:45 (GMT+7)

(VNF) - Giám đốc điều hành Snapchat, ông Evan Spiegel thừa nhận rằng luôn cố tình làm cho nhân viên mới có ngày đầu tiên đi làm "thật đáng sợ". Mục đích của ông là để truyền tải thông điệp: Tại Snapchat, thất bại không chỉ được chấp nhận, mà còn là yếu tố cần thiết để xây dựng một văn hoá làm việc nhóm sáng tạo hơn.

TT Trump nới lệnh áp thuế, chừa 'đường sống' cho công nghệ Mỹ

TT Trump nới lệnh áp thuế, chừa 'đường sống' cho công nghệ Mỹ

13/04/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã miễn trừ điện thoại thông minh, máy tính và các thiết bị điện tử khác khỏi cái gọi là thuế quan "có đi có lại". Điều này khiến các “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ tạm thời thoát khỏi đòn thuế 145% nặng nề và giữ vững chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu.

Chiến lược sinh tồn tài chính 2025: Nhìn từ hành vi của giới siêu giàu Mỹ

Chiến lược sinh tồn tài chính 2025: Nhìn từ hành vi của giới siêu giàu Mỹ

12/04/25 09:45 (GMT+7)

(VNF) - Tuần qua, trong bối cảnh thị trường chứng khoán biến động mạnh do tác động từ cuộc chiến thuế quan, giới đầu tư siêu giàu Mỹ chọn tích trữ tiền mặt và các phương án đầu tư ổn định hơn.

Thương chiến tăng tốc, Tesla ‘phanh gấp’ tại Trung Quốc

Thương chiến tăng tốc, Tesla ‘phanh gấp’ tại Trung Quốc

12/04/25 08:45 (GMT+7)

(VNF) - Việc ngừng nhận đơn đặt hàng Model S và Model X tại Trung Quốc không chỉ là một động thái kỹ thuật, mà còn cho thấy tỷ phú Elon Musk dường như đang vướng vào mê cung chính trị - thương mại ngày càng phức tạp, nơi ranh giới giữa chiến lược kinh doanh và địa chính trị trở nên mong manh hơn bao giờ hết.

Ấn Độ nối lại xuất khẩu, giá gạo Việt Nam và Thái Lan giảm sâu

Ấn Độ nối lại xuất khẩu, giá gạo Việt Nam và Thái Lan giảm sâu

11/04/25 16:32 (GMT+7)

(VNF) - Giá gạo tại các thị trường Đông Nam Á đang giảm mạnh do tình trạng cung vượt cầu sau khi Ấn Độ nối lại hoạt động xuất khẩu loại ngũ cốc chính này.

Trung Quốc tăng thuế đáp trả Mỹ lên 125%: Không còn chỗ cho thỏa thuận?

Trung Quốc tăng thuế đáp trả Mỹ lên 125%: Không còn chỗ cho thỏa thuận?

11/04/25 15:39 (GMT+7)

(VNF) - Trung Quốc đã trả đũa lệnh áp thuế quan mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump bằng cách tăng thuế đối với hàng hóa của Mỹ từ 84% lên 125%, Ủy ban Thuế vụ và Hải quan thuộc Quốc vụ viện (Chính phủ) Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố ngày 11/4.

USD suy yếu và thuế quan leo thang, giá vàng chạm đỉnh mọi thời đại

USD suy yếu và thuế quan leo thang, giá vàng chạm đỉnh mọi thời đại

11/04/25 12:19 (GMT+7)

(VNF) - Giá vàng vừa lập đỉnh lịch sử mới khi vượt mức 3.200 USD/ounce trong phiên giao dịch ngày 11/4. Sự suy yếu nhanh chóng của đồng USD, cùng với căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, đã khiến giới đầu tư ồ ạt tìm đến vàng như một tài sản trú ẩn an toàn.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam từ ngày 14 - 15/4

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam từ ngày 14 - 15/4

11/04/25 09:01 (GMT+7)

(VNF) - Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới nước Việt Nam từ ngày 14 - 15/04/2025.

Tỷ phú may mắn: 'Thoát' đòn thuế quan, gia tăng tài sản thêm 3,3 tỷ USD

Tỷ phú may mắn: 'Thoát' đòn thuế quan, gia tăng tài sản thêm 3,3 tỷ USD

11/04/25 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Trong khi nhiều tỷ phú trên thế giới chứng kiến giá trị tài sản "bốc hơi" hàng tỷ USD vì các chính sách thuế quan mới từ Mỹ, thì tỷ phú người Mexico Carlos Slim lại là một ngoại lệ nổi bật. Không chỉ miễn nhiễm với các đòn trừng phạt kinh tế, ông còn ghi nhận mức tăng trưởng tài sản đáng kể, củng cố vị thế là một trong những người giàu nhất hành tinh.

Dính 'đạn lạc' từ cuộc chiến thuế quan, huyết mạch kinh tế Nga chịu tổn thất kép

Dính 'đạn lạc' từ cuộc chiến thuế quan, huyết mạch kinh tế Nga chịu tổn thất kép

11/04/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã miễn cho Nga khỏi các mức thuế "có đi có lại" mà ông đã áp dụng đối với 180 quốc gia trong nỗ lực định hình lại thương mại toàn cầu. Nhưng điều đó không miễn cho Nga khỏi sự “tàn phá kinh tế” sau đó.

OpenAI kiện ngược Elon Musk, cáo buộc 'phá hoại và thao túng' vì lợi ích cá nhân

OpenAI kiện ngược Elon Musk, cáo buộc 'phá hoại và thao túng' vì lợi ích cá nhân

10/04/25 19:00 (GMT+7)

(VNF) - Trong diễn biến mới nhất của cuộc chiến pháp lý đang leo thang tại Mỹ, OpenAI đệ đơn kiện ngược tỷ phú Elon Musk tại tòa án liên bang California, cáo buộc vị tỷ phú này có hành vi cạnh tranh không lành mạnh và can thiệp vào các mối quan hệ kinh doanh của công ty với nhà đầu tư và khách hàng.

Thực hư việc Microsoft âm thầm rút khỏi Trung Quốc?

Thực hư việc Microsoft âm thầm rút khỏi Trung Quốc?

10/04/25 16:51 (GMT+7)

(VNF) - Truyền thông Trung Quốc mới đây đưa tin liên doanh của Microsoft tại nước này sẽ ngừng hoạt động do biến động chính trị, kéo theo việc cắt giảm khoảng 2.000 nhân sự. Điều này dấy lên lo ngại về việc “rời đi” của các tập đoàn Mỹ trong thị trường.

Trung Quốc ra điều kiện đối thoại với Mỹ sau đòn thuế 'kịch khung'

Trung Quốc ra điều kiện đối thoại với Mỹ sau đòn thuế 'kịch khung'

10/04/25 16:28 (GMT+7)

(VNF) - Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 10/4 cho hay Trung Quốc sẵn sàng đối thoại với Mỹ nhưng phải bình đẳng và dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau.

Úc từ chối đề nghị 'bắt tay' của Trung Quốc để chống lại thuế quan Mỹ

Úc từ chối đề nghị 'bắt tay' của Trung Quốc để chống lại thuế quan Mỹ

10/04/25 15:26 (GMT+7)

(VNF) - Úc ngày 9/4 đã từ chối đề xuất của Trung Quốc về việc hợp tác chống lại thuế quan của Mỹ, thay vào đó họ khẳng định sẽ tiếp tục đa dạng hóa thương mại và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của mình.

Trung Quốc 'xuất trận': Kích hoạt kho vũ khí thương mại đối phó Mỹ

Trung Quốc 'xuất trận': Kích hoạt kho vũ khí thương mại đối phó Mỹ

10/04/25 10:13 (GMT+7)

(VNF) - Trong những năm kể từ cuộc chiến thương mại đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump với Trung Quốc, Bắc Kinh đã xây dựng một “kho vũ khí” thương mại để tấn công vào những nơi mà Mỹ dễ bị tổn thương nhất. Hiện tại, họ đang chuẩn bị triển khai chúng một cách toàn diện.

Mỹ áp thuế 125%: Vì sao Trung Quốc chọn cách 'đáp trả đến cùng'?

Mỹ áp thuế 125%: Vì sao Trung Quốc chọn cách 'đáp trả đến cùng'?

10/04/25 08:00 (GMT+7)

(VNF) - Sau khi Mỹ chính thức nâng thuế nhập khẩu lên 125% đối với hàng hóa từ Trung Quốc, Bắc Kinh không ngần ngại phát tín hiệu mạnh mẽ “đáp trả đến cùng”. Trong khi nhiều quốc gia chọn đàm phán để tránh leo thang căng thẳng, Trung Quốc lại chọn con đường đối đầu – không né tránh, không lùi bước.

Tổng thống Trump tiết lộ lý do bất ngờ hoãn thuế 90 ngày

Tổng thống Trump tiết lộ lý do bất ngờ hoãn thuế 90 ngày

10/04/25 07:35 (GMT+7)

(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm thị trường toàn cầu "choáng váng" sau khi tuyên bố ông sẽ cho phép tạm dừng trong 90 ngày các kế hoạch áp thuế quan qua lại đối với tất cả các quốc gia ngoại trừ Trung Quốc và nói với các phóng viên rằng ông làm như vậy vì mọi người đang "hoảng loạn" và "sợ hãi".

TT Trump dừng áp thuế đối ứng 90 ngày, tăng thuế với Trung Quốc lên 125%

TT Trump dừng áp thuế đối ứng 90 ngày, tăng thuế với Trung Quốc lên 125%

10/04/25 06:15 (GMT+7)

(VNF) - Tổng thống Trump bất ngờ áp thuế 125% với hàng Trung Quốc sau khi nước này công bố trả đũa mức thuế 84% lên hàng hóa Mỹ, đồng thời tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày và giảm xuống 10% với hơn 75 quốc gia đang đàm phán với Mỹ.

Liên minh Trump – Musk 'rạn nứt' vì thuế quan?

Liên minh Trump – Musk 'rạn nứt' vì thuế quan?

09/04/25 15:36 (GMT+7)

(VNF) - Thuế quan có thể là vấn đề mà Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà tài trợ kiêm cố vấn thân cận của ông, Elon Musk, đứng ở hai phía đối lập của cuộc tranh luận.

TT Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ, chuyên gia nói 'điều không thể'

TT Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ, chuyên gia nói 'điều không thể'

09/04/25 11:45 (GMT+7)

(VNF) - Tổng thống Donald Trump tin rằng Apple có thể tự sản xuất iPhone tại Mỹ để tránh mức thuế quan mới. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng điều này là không thể.

ADB dự báo Việt Nam tăng trưởng 6,6% năm 2025, cảnh báo những thách thức lớn

ADB dự báo Việt Nam tăng trưởng 6,6% năm 2025, cảnh báo những thách thức lớn

09/04/25 11:23 (GMT+7)

(VNF) - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,6% trong năm 2025 và 6,5% vào năm 2026. Tuy nhiên, ADB cũng đưa ra cảnh báo rằng những rủi ro từ bên ngoài, đặc biệt là căng thẳng thương mại toàn cầu và chính sách thuế quan mới của Mỹ, có thể đặt ra những thách thức đáng kể cho tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay.

Tin khác
Giá dầu chạm đáy 4 năm, biện pháp trừng phạt Nga lộ 'bất cập'

Giá dầu chạm đáy 4 năm, biện pháp trừng phạt Nga lộ 'bất cập'

(VNF) - Anh và các đồng minh thuộc nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đang cân nhắc thắt chặt mức giá trần xuất khẩu dầu "vô nghĩa" đang áp lên Nga sau khi cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến thị trường dầu mỏ toàn cầu sụp đổ.

TT Trump: 'Không có ngoại lệ với thiết bị công nghệ, sẽ sớm áp cơ chế riêng'

TT Trump: 'Không có ngoại lệ với thiết bị công nghệ, sẽ sớm áp cơ chế riêng'

Trung Quốc: Miễn thuế hàng công nghệ là 'bước nhỏ' sửa sai của Mỹ

Trung Quốc: Miễn thuế hàng công nghệ là 'bước nhỏ' sửa sai của Mỹ

Tỷ phú Warren Buffett tự nhận mình là ‘người keo kiệt’

Tỷ phú Warren Buffett tự nhận mình là ‘người keo kiệt’

Ngày đầu 'ác mộng' và cách sàng lọc lính mới của CEO Snapchat

Ngày đầu 'ác mộng' và cách sàng lọc lính mới của CEO Snapchat

TT Trump nới lệnh áp thuế, chừa 'đường sống' cho công nghệ Mỹ

TT Trump nới lệnh áp thuế, chừa 'đường sống' cho công nghệ Mỹ

Chiến lược sinh tồn tài chính 2025: Nhìn từ hành vi của giới siêu giàu Mỹ

Chiến lược sinh tồn tài chính 2025: Nhìn từ hành vi của giới siêu giàu Mỹ

Thương chiến tăng tốc, Tesla ‘phanh gấp’ tại Trung Quốc

Thương chiến tăng tốc, Tesla ‘phanh gấp’ tại Trung Quốc

Ấn Độ nối lại xuất khẩu, giá gạo Việt Nam và Thái Lan giảm sâu

Ấn Độ nối lại xuất khẩu, giá gạo Việt Nam và Thái Lan giảm sâu

Trung Quốc tăng thuế đáp trả Mỹ lên 125%: Không còn chỗ cho thỏa thuận?

Trung Quốc tăng thuế đáp trả Mỹ lên 125%: Không còn chỗ cho thỏa thuận?

USD suy yếu và thuế quan leo thang, giá vàng chạm đỉnh mọi thời đại

USD suy yếu và thuế quan leo thang, giá vàng chạm đỉnh mọi thời đại

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam từ ngày 14 - 15/4

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam từ ngày 14 - 15/4

Tỷ phú may mắn: 'Thoát' đòn thuế quan, gia tăng tài sản thêm 3,3 tỷ USD

Tỷ phú may mắn: 'Thoát' đòn thuế quan, gia tăng tài sản thêm 3,3 tỷ USD

Dính 'đạn lạc' từ cuộc chiến thuế quan, huyết mạch kinh tế Nga chịu tổn thất kép

Dính 'đạn lạc' từ cuộc chiến thuế quan, huyết mạch kinh tế Nga chịu tổn thất kép

OpenAI kiện ngược Elon Musk, cáo buộc 'phá hoại và thao túng' vì lợi ích cá nhân

OpenAI kiện ngược Elon Musk, cáo buộc 'phá hoại và thao túng' vì lợi ích cá nhân

Thực hư việc Microsoft âm thầm rút khỏi Trung Quốc?

Thực hư việc Microsoft âm thầm rút khỏi Trung Quốc?

Trung Quốc ra điều kiện đối thoại với Mỹ sau đòn thuế 'kịch khung'

Trung Quốc ra điều kiện đối thoại với Mỹ sau đòn thuế 'kịch khung'

Úc từ chối đề nghị 'bắt tay' của Trung Quốc để chống lại thuế quan Mỹ

Úc từ chối đề nghị 'bắt tay' của Trung Quốc để chống lại thuế quan Mỹ

Trung Quốc 'xuất trận': Kích hoạt kho vũ khí thương mại đối phó Mỹ

Trung Quốc 'xuất trận': Kích hoạt kho vũ khí thương mại đối phó Mỹ

Mỹ áp thuế 125%: Vì sao Trung Quốc chọn cách 'đáp trả đến cùng'?

Mỹ áp thuế 125%: Vì sao Trung Quốc chọn cách 'đáp trả đến cùng'?

Tổng thống Trump tiết lộ lý do bất ngờ hoãn thuế 90 ngày

Tổng thống Trump tiết lộ lý do bất ngờ hoãn thuế 90 ngày

TT Trump dừng áp thuế đối ứng 90 ngày, tăng thuế với Trung Quốc lên 125%

TT Trump dừng áp thuế đối ứng 90 ngày, tăng thuế với Trung Quốc lên 125%

Liên minh Trump – Musk 'rạn nứt' vì thuế quan?

Liên minh Trump – Musk 'rạn nứt' vì thuế quan?

TT Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ, chuyên gia nói 'điều không thể'

TT Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ, chuyên gia nói 'điều không thể'

ADB dự báo Việt Nam tăng trưởng 6,6% năm 2025, cảnh báo những thách thức lớn

ADB dự báo Việt Nam tăng trưởng 6,6% năm 2025, cảnh báo những thách thức lớn