Nhận diện ông chủ và hệ sinh thái đằng sau Bệnh viện Hồng Ngọc

Tiểu Vy - 01/10/2024 08:30 (GMT+7)

(VNF) - Bệnh viện Hồng Ngọc là hệ thống y tế nổi tiếng với hệ sinh thái rất đa dạng. Đứng sau là chuỗi các công ty đầu tư, kinh doanh y tế có cùng 1 nhóm đầu tư và quan hệ sở hữu qua lại với nhau.

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là cái tên quen thuộc trong lĩnh vực y tế, khám chữa bệnh tại Hà Nội nhiều năm trở lại đây.

Từ một phòng khám nhỏ được thành lập năm 2003, trải qua hơn 20 năm phát triển, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc đã trở thành đơn vị thuộc top đầu bệnh viện tư nhân chất lượng tại miền Bắc.

Tính đến hiện tại, Hệ thống Y tế Hồng Ngọc gồm 5 phòng khám vệ tinh và 2 bệnh viện lớn. Cụ thể, 2 bệnh viện lớn là: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc (Hồng Ngọc Hospital) có địa chỉ tại số 55, phố Yên Ninh, Phường Trúc Bạch, TP. Hà Nội) và Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Phúc Trường Minh có địa chỉ tại số 8, đường Châu Văn Liêm, Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Ngoài ra, bệnh viện này còn có 5 phòng khám tại các quận ở Hà Nội như: Long Biên, Thanh Xuân, Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Keangnam Landmark 72.

Hệ sinh thái của bệnh viện Hồng Ngọc

Theo tìm hiểu, đứng sau Bệnh viện Đa khoa và chuỗi phòng khám Hồng Ngọc là Công ty TNHH Bệnh Viện Hồng Ngọc (Công ty Bệnh viện Hồng Ngọc) thành lập vào ngày 5/6/2003, ngành nghề chính là hoạt động các bệnh viện, trạm y tế.

Tại thời điểm năm 2022, Công ty Bệnh viện Hồng Ngọc tăng vốn điều lệ từ 19 tỷ đồng lên 25,9 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông gồm: Công ty TNHH Hồng Ngọc góp 3,5 tỷ đồng (tương ứng 13,5%); Nguyễn Ngọc Long góp 8,8 tỷ đồng (tương ứng 34 %); Nguyễn Ngọc Vinh góp 8,1 tỷ đồng (tương ứng 31,3%); Vũ Thị Hồng Tuyết góp 5,5 tỷ đồng (tương ứng 21,2 %).

Trong đó, ông Nguyễn Ngọc Vinh người đại diện pháp luật kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên.

Đồng thời, ông Vinh cũng đại diện Công ty TNHH Hồng Ngọc (cổ đông của Bệnh viện Hồng Ngọc) thành lập 11/2/1995 có địa chỉ số 30 - 34 phố Hàng Mành, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, ngành nghề kinh doanh chính là dịch vụ lưu trú ngắn ngày. Cơ cấu cổ đông gồm: ông Nguyễn Ngọc Vinh góp 14,4 tỷ đồng (tương ứng 52%) và bà Vũ Thị Hồng Tuyết góp 13,3 tỷ đồng (tương ứng 48%).

Đáng chú ý, ông Nguyễn Ngọc Long (cổ đông lớn Công ty Bệnh Viện Hồng Ngọc) là người đại diện Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa tư nhân An Sinh - Phúc Trường Minh (địa chỉ: số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội), được thành lập vào ngày 18/3/2015, ngành nghề chính dịch vụ khám chữa bệnh.

Về vốn, tại thời điểm tháng 2/2020, An Sinh - Phúc Trường Minh có vốn điều lệ 300 tỷ đồng, trong đó Công ty TNHH Y tế Hồng Ngọc nắm giữ 5,33% vốn; ông Nguyễn Ngọc Long nắm giữ 61,33% đồng thời là cổ đông lớn nhất; một cổ đông khác là bà Vũ Thị Hồng Tuyết nắm giữ 33,34% vốn.

Năm 2021 cấu cổ đông của An Sinh - Phúc Trường Minh có sự thay đổi về khi Công ty TNHH Y Tế Hồng Ngọc chuyển toàn bộ số cổ phần góp vốn của mình sang cho bà Vũ Thị Hồng Tuyết. Lúc này, bà Tuyết đã nâng tỷ lệ sở hữu lên 38,67% vốn.

Đến năm 2023, An Sinh - Phúc Trường Minh tăng vốn điều lệ lên 580 tỷ đồng. Tỷ lệ sở hữu thời điểm này của ông Nguyễn Ngọc Long và bà Vũ Thị Hồng Tuyết vẫn giữ nguyên.

Một điều cần lưu ý, Công ty TNHH Y tế Hồng Ngọc thành lập 12/12/2011, địa chỉ trụ sở chính tại B050 - Tầng 1, tòa nhà Keangnam, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm,TP. Hà Nội. Ngành nghề đăng ký kinh doanh chính là Buôn bán đồ dùng khác cho gia đình (Bán buôn dụng cụ y tế; nhà thuốc). Người đại diện pháp luật và nắm giữ 100% cổ phần của doanh nghiệp là ông Nguyễn Ngọc Long.

Khởi đầu của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Phúc Trường Minh

Theo giới thiệu, Bệnh viện Hồng Ngọc - Phúc Trường Minh hay Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Mỹ Đình là hai tên gọi của cùng một dự án bệnh viện thông minh do Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là chủ đầu tư.

Tuy nhiên, tên "khai sinh" của bệnh viện này lại chính là Bệnh viện Đa khoa tư nhân An Sinh, do Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa tư nhân An Sinh - Phúc Trường Minh làm chủ đầu tư.

Dự án được khởi công xây dựng từ ngày 10/5/2011 và dự kiến đi vào hoạt động cuối năm 2013. Thế nhưng, sau một thời gian khởi công, dự án rơi vào cảnh đắp chiếu. Bãi đất trống được sử dụng làm bãi đỗ xe tự phát.

Đến năm 2019, dự án mới được triển khai lại. Tuy nhiên, khởi đầu của Bệnh viện Đa khoa tư nhân An Sinh - Phúc Trường Minh gặp không ít tai tiếng khi chủ đầu tư tiến hành xây dựng khi chưa được cấp giấy phép xây dựng, gây bức xúc cho dư luận.

Phải đến năm 2020, Bệnh viện Hồng Ngọc - Phúc Trường Minh mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và được trao quyết định chủ trương đầu tư tại hội nghị "Hà Nội 2020 - Hợp tác Đầu tư và Phát triển". Gần 2 năm sau đó, thời điểm tháng 3/2021, dự án Bệnh viện Hồng Ngọc - Phúc Trường Minh được xây dựng xong và đi vào hoạt động.

Tuy nhiên, sau khi đi vào hoạt động, Bệnh viện Hồng Ngọc - Phúc Trường Minh có dấu hiệu thiếu trung thực khi kê khai nhiều nhân sự làm việc toàn thời gian (cơ hữu) mà trước đó đã được đăng ký với một bệnh viện khác.

Theo Sở Y tế Hà Nội, ngày 7/5/2021, Bệnh viện Hồng Ngọc - Phúc Trường Minh được Bộ Y tế thẩm định để cấp Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Tuy nhiên, tại buổi thẩm định, bệnh viện này còn một số tồn tại về nhân sự chưa đủ điều kiện được bố trí tại một số khoa, phòng của bệnh viện nên đoàn thẩm định của Bộ Y tế đã có ý kiến yêu cầu bổ sung.

Cùng chuyên mục
Lần đầu tiên người tiêu dùng được mua xăng trước, trả tiền sau

Lần đầu tiên người tiêu dùng được mua xăng trước, trả tiền sau

(VNF) - Một "ông lớn" xăng dầu vừa cung cấp dịch vụ cho phép khách hàng mua xăng trước qua app, trả tiền sau, tại gần 900 cửa hàng trên cả nước.

Quốc gia mở đầu 'kỷ nguyên than đá' đóng cửa nhà máy điện than cuối cùng sau 142 năm

Quốc gia mở đầu 'kỷ nguyên than đá' đóng cửa nhà máy điện than cuối cùng sau 142 năm

(VNF) - Nhà máy điện than cuối cùng của Anh đã đóng cửa vào ngày 30/9, chấm dứt 142 năm sản xuất điện bằng than ở quốc gia đã khởi xướng Cuộc Cách mạng Công nghiệp đầu tiên trên thế giới.

Đánh thuế carbon: Chỉ còn 1 năm, không thể thờ ơ trước rào cản CBAM

Đánh thuế carbon: Chỉ còn 1 năm, không thể thờ ơ trước rào cản CBAM

(VNF) - Từ ngày 1/1/2026, CBAM sẽ bước vào giai đoạn chính thức vận hành. Theo đó, sẽ áp thuế carbon đối với các hàng hóa thuộc diện điều chỉnh khi xuất khẩu vào thị trường EU, dựa trên mức độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất.

'Khả năng tiềm tàng của Việt Nam có thể bù đắp tổn thất do bão Yagi'

'Khả năng tiềm tàng của Việt Nam có thể bù đắp tổn thất do bão Yagi'

(VNF) - HSBC cho rằng những khả năng tích cực tiềm tàng có thể bù đắp cho tổn thất kinh tế tạm thời do siêu bão Yagi gây ra. Do đó, tổ chức này giữ nguyên dự báo GDP của Việt Nam cho cả năm 2024 và 2025 ở mức 6,5%.

'Cá mập' Phần Lan dự đoán những đợt tăng giá và nhóm ‘dẫn sóng’ chứng khoán Việt

'Cá mập' Phần Lan dự đoán những đợt tăng giá và nhóm ‘dẫn sóng’ chứng khoán Việt

(VNF) - Người đứng đầu Pyn Elite Fund dự báo, chỉ số P/E của thị trường chứng khoán Việt Nam có thể hạ xuống 9,9 lần vào năm 2025. Sau đó, những đợt tăng giá đáng kể xuất hiện. Câu chuyện tăng trưởng có thể được tìm thấy ở nhóm cổ phiếu ngân hàng .

Ngân hàng 'kích hoạt' gói tín dụng 100.000 tỷ khắc phục hậu quả bão Yagi

Ngân hàng 'kích hoạt' gói tín dụng 100.000 tỷ khắc phục hậu quả bão Yagi

(VNF) - Nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra, nhiều ngân hàng lớn đã triển khai gói tín dụng hỗ trợ 100.000 tỷ đồng cho khách hàng phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Chuyển đổi xanh: Muốn nhanh thì phải từ từ

Chuyển đổi xanh: Muốn nhanh thì phải từ từ

(VNF) - Tổng giám đốc Sợi Thế Kỷ cho rằng chậm mà chắc là hướng đi tối ưu hơn cho doanh nghiệp dệt may Việt trong hành trình xanh hóa. Doanh nghiệp nên làm “đến nơi đến chốn” để hoàn thành từng mục tiêu xanh hóa thay vì đặt ra nhiều mục tiêu nhưng không hoàn thành mục tiêu nào.

Meta sẽ sản xuất thiết bị thực tế ảo tại Việt Nam vào năm 2025

Meta sẽ sản xuất thiết bị thực tế ảo tại Việt Nam vào năm 2025

(VNF) - Meta sẽ mở rộng sản xuất thiết bị thực tế ảo hỗn hợp mới nhất của Meta - Quest 3S tại Việt Nam vào năm 2025. Việc này được kỳ vọng tạo ra khoảng 1.000 việc làm tại Việt Nam.

Lùi thời hạn cập nhật căn cước công dân để giao dịch chứng khoán online

Lùi thời hạn cập nhật căn cước công dân để giao dịch chứng khoán online

(VNF) - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa quyết định nới thời hạn cập nhật căn cước công dân đối với các nhà đầu tư chứng khoán, từ ngày 1/10 sang đầu năm 2025.