Nhập nhèm khoản chi cho dự án nhiệt điện tỷ USD của bà Đặng Thị Hoàng Yến

Hoài Thu - 28/08/2018 07:09 (GMT+7)

Số chi chuẩn bị triển khai dự án Nhà máy Nhiệt điện Kiên Lương 1 theo Công ty Năng lượng Tân Tạo báo cáo "vênh" 81 lần với tỉnh Kiên Giang.

Bộ Công Thương vừa báo cáo Thủ tướng việc thu hồi chủ trương đầu tư trung tâm điện lực Kiên Lương và cảng nước sâu Nam Du. Cả hai dự án này đều do Tập đoàn Tân Tạo của bà Đặng Thị Hoàng Yến đầu tư.

Trong báo cáo tháng 9/2017, UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, giai đoạn 2009 – 2013, chủ đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện Kiên Lương 1 và 2 là Công ty cổ phần Năng lượng Tân Tạo (TEC) đã chi tổng số 77,2 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng một phần và san lấp địa điểm xây dựng, khoảng 60 ha diện tích ven biển cho khu vực chính xây nhà máy nhiệt điện.

Trong khi đó, báo cáo của TEC gửi Thủ tướng hồi tháng 5/2017 lại cho biết đã đầu tư trên 270 triệu USD, khoảng hơn 6.300 tỷ đồng. Như vậy, số liệu giữa báo cáo của tỉnh Kiên Giang và TEC đang "vênh" nhau tới 81 lần.

Theo TEC, 6.300 tỷ đồng dùng để hoàn thành 146 thủ tục pháp lý từ Trung ương đến địa phương; khảo sát, xây dựng báo cáo khả thi dự án; hoàn thành 98% giải phóng, san lấp mặt bằng; xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, sẵn sàng thi công nhà máy, thu xếp vốn, nguồn than cho dự án và tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu EPC quốc tế...


Dự án Nhà máy Nhiệt điện Kiên Lương 1 vẫn là bãi đất trống.

Chính vì sự khác biệt về số liệu này, Bộ Công Thương đánh giá, đây là nội dung phức tạp, cần có sự phối hợp nhiều bên để đánh giá cụ thể.

Báo cáo cũng đề cập việc, tỉnh Kiên Giang hiện không thể liên lạc được với chủ đầu tư dự án – Công ty cổ phần năng lượng Tân Tạo (TEC) để trao đổi, bàn hướng xử lý vướng mắc các dự án trên.

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Kiên Lương bắt đầu đình trệ từ cuối năm 2011 và có chuyển biến mới khi Thủ tướng cho phép chuyển đổi hình thức đầu tư sang BOT vào tháng 2/2014. Tháng 12/2015, Bộ Công Thương và TEC ký kết biên bản ghi nhớ về việc phát triển dự án Kiên Lương 1 theo hình thức BOT với thời hạn hiệu lực 48 tháng. Tuy nhiên, sau lễ ký kết này, TEC đã không thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư nào.

Tỉnh Kiên Giang khẳng định, dù được chuyển đổi hình thức đầu tư sang BOT, từ cuối 2011, chủ đầu tư không nộp tiền sử dụng đất và cũng không xin gia hạn nộp theo quy định. Còn dự án Kiên Lương 2 chưa làm công tác chuẩn bị đầu tư do không có trong Quy hoạch điện 7 điều chỉnh.

Với dự án Cảng nước sâu Nam Du, ngoài việc khảo sát thực địa, đo đạc ngoại nghiệp và lên phương án bồi thường giải phóng mặt bằng lấy ý kiến hoàn chỉnh, đến nay TEC chưa triển khai thêm gì.

Do đó, năm 2016 tỉnh này kiến nghị Thủ tướng không đưa Nhà máy nhiệt điện than Kiên Lương vào quy hoạch phát triển điện lực 2011-2020 có xét đến năm 2030 và Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020 xét triển vọng đến năm 2030. Tỉnh cũng đề nghị thu hồi chủ trương đầu tư Cảng nước sâu Nam Du.

Sau rà soát, Tổ công tác Bộ Công Thương đề xuất hai phương án giải quyết. Một là bổ sung Kiên Lương 1 vào quy hoạch phát triển điện quốc gia 2021 – 2030 có xét đến 2040 (quy hoạch điện 8) để phát triển theo hình thức BOT, nếu sau khi rà soát các phương án sử dụng nhiên liệu và đánh giá vẫn cần trong cân bằng nhu cầu điện năng quốc gia giai đoạn này.

Điểm thuận lợi của phương án này, theo Tổ công tác, sẽ giảm tranh chấp pháp lý với chủ đầu tư; giảm bồi thường những chi phí chủ đầu tư đã bỏ ra trong quá trình chuẩn bị dự án theo hình thức nhà máy điện độc lập giai đoạn 2009 – 2013.

Tuy nhiên, khó khăn là phụ thuộc vào kết quả cân bằng điện quốc gia trong Quy hoạch điện 8, nhu cầu của tỉnh Kiên Giang trong tiếp tục triển khai dự án và năng lực chủ đầu tư. Ngoài ra, việc triển khai dự án theo hình thức BOT cũng sẽ gặp khó khăn do yêu cầu bảo lãnh Chính phủ, quy định cấp bảo lãnh theo Luật Quản lý nợ công rất chặt chẽ, khó đáp ứng.

Chưa kể, người dân khu vực dự án và tỉnh Kiên Giang lo ngại về năng lực triển khai của chủ đầu tư do đã để dự án này kéo dài, làm mất cơ hội đầu tư của dự án khác, gây lãng phí tài nguyên đất.

Hai là thu hồi dự án trên cơ sở khẳng định lỗi của chủ đầu tư, ra quyết định thu hồi chủ trương đầu tư và không đàm phán bồi thường. Tổ công tác phân tích, mặt thuận phương án này là không phải bồi thường cho chủ đầu tư nếu có đầy đủ cơ sở pháp lý chặt chẽ để khẳng định lỗi hoàn toàn do họ gây ra. Tuy nhiên, thực tế là khó có đủ cơ sở pháp lý chặt chẽ để thu hồi chủ trương đầu tư mà không xảy ra tranh chấp, nhất là sau khi dự án đã chuyển đổi hình thức đầu tư sang BOT. “Do vậy, cần có phương án giải quyết hài hoà lợi ích giữa Chính phủ, địa phương và chủ đầu tư để tránh xảy ra tranh chấp”, văn bản Bộ Công Thương nêu.

Dự án Nhiệt điện Kiên Lương 1 có công suất 1.200 MW, gồm 2 tổ máy, mỗi tổ công suất 600 MW. Dự án thuộc Trung tâm Điện lực Kiên Lương đã được Bộ Công Thương và UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt với diện tích khoảng 280 ha; trong đó, Dự án nhiệt điện Kiên Lương 1 dự kiến chiếm khoảng 160 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 2 tỷ USD.

Dự án Cảng biển nước sâu Nam Du có vốn đầu tư dự kiến khoảng 800 triệu USD, được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 với công suất 12 triệu tấn than và 5 triệu tấn hàng tổng hợp mỗi năm, tiếp nhận tàu có trọng tải lên đến 80.000 DWT. Giai đoạn 2 là 50 triệu tấn than và 12 triệu tấn hàng tổng hợp mỗi năm, tiếp nhận tàu có trọng tải lên đến 150.000-200.000 DWT.

Xem thêm >> Tin chứng khoán ngày 28/8: Chân dung ‘ông trùm’ giúp FCM tăng 37% chỉ trong 1 tuần

Theo VNE
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đổ đến Việt Nam mở công xưởng: 'Khẩu vị' khác biệt khi quyết định xuống tiền thuê đất

Đổ đến Việt Nam mở công xưởng: 'Khẩu vị' khác biệt khi quyết định xuống tiền thuê đất

(VNF) - Ở miền Bắc, phần lớn các hợp đồng thuê đất công nghiệp chủ yếu là thuê đất diện tích lớn từ các nhà sản xuất Trung Quốc và Đài Loan trong các dự án sản xuất linh kiện điện tử và năng lượng mặt trời. Ngược lại, ở miền Nam nhận được đầu tư vào thực phẩm, đồ uống, cao su, nhựa, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, dệt may và may mặc với hợp đồng thuê đất diện tích nhỏ hơn.

Tới 'xoa dịu' Trung Quốc, Đức vẫn chỉ trích một vấn đề liên quan đến Nga

Tới 'xoa dịu' Trung Quốc, Đức vẫn chỉ trích một vấn đề liên quan đến Nga

(VNF) - Phó thủ tướng Đức Robert Habeck cho biết cánh cửa “mở ra cho các cuộc thảo luận” với Trung Quốc về thuế quan của Liên minh châu Âu (EU) nhưng ông thể hiện quan điểm cứng rắn hơn đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga.

Nhà giàu Việt có 600 tỷ USD tiền dư: Tìm chỗ đáng tin để trao gửi

Nhà giàu Việt có 600 tỷ USD tiền dư: Tìm chỗ đáng tin để trao gửi

(VNF) - Thay vì chỉ tập trung vào việc bán sản phẩm, các nhà tư vấn tài chính cá nhân chuyển sang việc làm rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng, khi có được niềm tin sẽ có cơ hội tiếp cận được dòng vốn ước đạt khoảng 600 tỷ USD vào năm 2027. Khi một bức tranh tài chính cá nhân tổng thể hình thành, các sản phẩm sẽ xuất hiện

Hé lộ nguồn thu hàng trăm tỷ đồng sắp đổ về Tập đoàn Yeah1

Hé lộ nguồn thu hàng trăm tỷ đồng sắp đổ về Tập đoàn Yeah1

Tập đoàn Yeah1 muốn bán 6 công ty con ngay trong tháng 6 này. Nếu thành công thoái vốn với mệnh giá 10.000 đồng/cp, nhà sản xuất show “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng” có thể thu về khoảng 826 tỷ đồng.

Cổ phiếu BĐS nửa cuối năm 2024: 'Ăn non' theo sóng

Cổ phiếu BĐS nửa cuối năm 2024: 'Ăn non' theo sóng

(VNF) - Kết quả kinh doanh quý I/2024 đáng thất vọng cho thấy ngành bất động sản (BĐS) chưa thể sớm tìm đến được “điểm đảo chiều” lợi nhuận, vậy nên những thông tin tích cực sắp tới nhiều khả năng sẽ chỉ dừng lại ở sự kỳ vọng và mang tính chất xúc tác cho giá cổ phiếu.

Liên tục kêu gọi sinh đẻ nhiều, Elon Musk ‘làm gương’ khi chào đón đứa con thứ 12

Liên tục kêu gọi sinh đẻ nhiều, Elon Musk ‘làm gương’ khi chào đón đứa con thứ 12

(VNF) - Tỷ phú Elon Musk vừa chào đón thêm một người con gia nhập “đại gia đình” của mình, cũng là người con thứ 3 mà ông và cấp dưới Shivon Zilis (giám đốc Neuralink) có với nhau.

Thêm khu công nghiệp 3.100 tỷ, 1 huyện ở Hưng Yên có 12 KCN và 14 CCN

Thêm khu công nghiệp 3.100 tỷ, 1 huyện ở Hưng Yên có 12 KCN và 14 CCN

(VNF) - Dự án Khu công nghiệp (KCN) Thổ Hoàng tại huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên vừa được Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký quyết định chấp thuận đầu tư.

Tháng thứ 3 liên tiếp, lạm phát tăng trên 4%

Tháng thứ 3 liên tiếp, lạm phát tăng trên 4%

(VNF) - Ngân hàng Standard Chartered vừa đưa ra dự báo tăng trưởng GDP quý II/2024 của Việt Nam sẽ đạt 5,3% so với cùng kỳ (mức tăng GDP trong quý I/2024 đạt 5,7%).

'Cuộc đại tu' của SK Group: Bán vốn, thu hồi 18.320 tỷ đầu tư tại Việt Nam

'Cuộc đại tu' của SK Group: Bán vốn, thu hồi 18.320 tỷ đầu tư tại Việt Nam

(VNF) - Thực hiện “cuộc đại tu” toàn diện 200 công ty liên kết và danh mục đầu tư, SK Group sẽ thoái vốn tại Masan và Vingroup để thu hồi lại 18.320 tỷ đồng tiền đầu tư ban đầu.

Chính phủ đề xuất tăng 6% lương tối thiểu vùng từ 1/7

Chính phủ đề xuất tăng 6% lương tối thiểu vùng từ 1/7

(VNF) - Chính phủ đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng 6% áp dụng từ ngày 1/7/2024 và quy định cơ chế tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước (áp dụng từ ngày 1/1/2025).

Đồ Sơn thay áo mới, xoá bỏ những 'điều tiếng' một thời

Đồ Sơn thay áo mới, xoá bỏ những 'điều tiếng' một thời

(VNF) - Từng chịu 'điều tiếng” như là một địa chỉ du lịch kém phát triển, Đồ Sơn giờ đây đang thực sự “thay da đổi thịt”, khoác lên mình diện mạo mới nhờ những dự án tầm cỡ, hiện đại.