Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ông Cao Hoài Dương, thành viên Hội đồng Thành viên, kiêm Tổng giám đốc PV Oil, cho hay đến nay, PV Oil đã nhận được 8 hồ sơ đăng ký làm nhà đầu tư chiến lược của doanh nghiệp, trong đó có 6 nhà đầu tư nước ngoài gồm Tập đoàn Shell, Tập đoàn Idemitsu (Nhật Bản), Tập đoàn Kuwait Petroleum International, Tập đoàn Puma, Tập đoàn SK (Hàn Quốc), 1 tập đoàn từ Trung Đông và 2 nhà đầu tư trong nước là Quỹ đầu tư Sacom và Sovico Holdings.
"Hầu hết nhà đầu tư ngoại đều muốn mua tối đa cổ phần, còn 2 nhà đầu tư trong nước cũng muốn sở hữu lên đến 35% vốn PV Oil", ông Dương chia sẻ bên lề roadshow.
Theo kế hoạch cổ phần hóa, bên cạnh chào bán 20% cổ phần lần đầu ra công chúng, PV Oil dự kiến sẽ bán 44,72% vốn cho nhà đầu tư chiến lược, tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước dự kiến giảm xuống còn 35,1%.
Tiêu chí mà PV Oil lựa chọn nhà đầu tư chiến lược là cam kết giữ cổ phiếu trong vòng 10 năm, đồng thời hỗ trợ chuyển giao các kinh nghiệm quản trị quốc tế hiện đại, tăng cường hệ thống quản trị rủi ro hàng tồn kho trước diễn biến khó lường của giá dầu. "Đối tác phải xây dựng được chiến lược phát triển PV Oil trên cơ sở kinh nghiệm và năng lực tài chính của họ để làm sao đưa chất lượng dịch vụ của PV Oil cạnh tranh với quốc tế", ông Dương nói.
Theo kế hoạch, PV Oil sẽ đăng ký giao dịch trên UPCoM trong vòng 3 tháng kể từ ngày kết thúc IPO.
Là công ty 100% vốn Nhà nước, PV Oil hiện là doanh nghiệp dầu khí phân khúc hạ nguồn duy nhất tham gia đầy đủ các hoạt động từ xuất nhập khẩu dầu thô, chế biến và phân phối sản phẩm xăng dầu.
PV Oil hiện là đơn vị duy nhất được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) ủy thác xuất nhập khẩu dầu, được xuất bán dầu thô ra nước ngoài, kinh doanh dầu quốc tế. Hoạt động này mang về lợi nhuận bình quân cho PV Oil khoảng 150 tỷ đồng/năm, tương đương 25% lợi nhuận năm 2017.
Doanh thu của PV Oil chủ yếu đến từ kinh doanh xăng dầu. Theo thống kê, 90% thị phần kinh doanh xăng dầu Việt Nam thuộc về 5 thương hiệu lớn gồm Petrolimex, PV Oil, Thalexim, Saigon Petro và Mipec. Riêng Petrolimex và PV Oil đã chiếm hơn 70% thị phần, lần lượt là 50% và 22% và cũng là 2 đơn vị có hệ thống phân phối bán lẻ trải dài toàn quốc.
Theo PV Oil, phân phối xăng dầu qua hệ thống bán lẻ trực tiếp có tỷ suất lợi nhuận tốt nhất. Vì vậy, trong thời gian tới, PV Oil sẽ tập trung phát triển mảng bán lẻ thông qua gia tăng số lượng cửa hàng xăng dầu, đặt mục tiêu nâng tỷ trọng bán lẻ lên 35% tổng sản lượng, tỷ trọng phân phối cho các khách hàng công nghiệp cũng tăng lên 35% và gia tăng thị phần toàn ngành lên 35% trong 5 năm tới.
Để thực hiện được mục tiêu này, ông Dương cho hay, bên cạnh tìm kiếm các mặt bằng mới, PV Oil sẽ mua bán - sáp nhập các công ty quy mô nhỏ hơn để phát triển nhanh hệ thống bán lẻ. Dư địa để tăng thị phần của PV Oil còn lớn khi mới chiếm 22% thị phần so với giới hạn 50% thị phần theo Luật Cạnh tranh và chống độc quyền.
Cũng theo ông Dương, dự kiến trong vòng 5 năm tới, PV Oil sẽ mở thêm 1.000 cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên cả nước, tăng gấp 1,85 lần so với thời điểm hiện tại.
Trước những băn khoăn của nhà đầu tư về tính khả thi của mục tiêu này, ông Dương cho rằng, hiện nay, ngoại trừ 5 doanh nghiệp lớn, cả nước còn khoảng 10.000 cây xăng lớn nhỏ, việc mở rộng thêm 1.000/10.000 cửa hàng là điều khả thi.
Mặt khác, PV Oil sẽ mở mới theo chiến lược "lấy nông thôn vây thành thị". "Hiện nay thị phần ở các thành phố lớn chủ yếu thuộc về Petrolimex. Việc tìm kiếm và sở hữu đất mở mới cửa hàng tại các vị trí trung tâm hiện nay rất khó, chưa kể chi phí đầu tư cho một cửa hàng khá lớn, bình quân 40-50 tỷ đồng/cửa hàng.
Trong khi tại các thị xã, thị trấn, mức đầu tư chỉ khoảng 8-12 tỷ đồng, nhưng sản lượng tiêu thụ tương đương. Do đó, chiến lược của PV Oil là tập trung vào các thị trấn, thị xã, khu công nghiệp, khu dân cư và dọc các tuyến quốc lộ. Để thực hiện việc mở rộng hệ thống, PV Oil dự kiến dùng ngân sách khoảng 11.000 tỷ đồng, trong đó 60% từ vốn vay, còn lại 40% vốn tự có", CEO của PV Oil cho biết.
Một trong những động lực tăng trưởng trong thời gian tới của PV Oil đến từ mảng nhiên liệu sinh học, với chính sách mới thay thế xăng RON 92 bằng E5. Theo CEO của PV Oil, sau thời gian đầu áp dụng, một lượng lớn người dùng xăng RON 92 đã chuyển qua sử dụng E5. Lợi nhuận của xăng E5 tương đương với mức lợi nhuận RON 92, thậm chí có thời điểm tốt hơn.
"Với dự báo nhu cầu xăng sinh học tăng và theo lộ trình Chính phủ, không chỉ E5, mà sắp tới E10 cũng được tiêu thụ tại Việt Nam, đảm bảo đầu ra cho các nhà máy nhiên liệu sinh học thì kỳ vọng hoạt động tại các nhà máy etanol sẽ sớm ổn định trở lại", ông Dương cho hay.
PV Oil hiện sở hữu 3/7 nhà máy nhiên liệu sinh học của cả nước. Với nhu cầu sử dụng xăng sinh học ngày càng lớn theo xu thế phát triển, đây là tiềm năng phát triển của PV Oil trong tương lai.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.