Chân dung tân Chủ tịch ACV Vũ Thế Phiệt sinh năm 1973
(VNF) - Ông Vũ Thế Phiệt được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) thay thế cho ông Lại Xuân Thanh - người vừa nghỉ hưu từ 1/9.
Gojek ra mắt thị trường Việt Nam vào tháng 8/2018 với tên gọi GoViet cùng 2 dịch vụ GoBike (gọi xe máy) và GoSend (giao nhận). Chỉ 2 tháng sau, hãng này tiếp tục tung ra dịch vụ gọi đồ ăn trực tuyến GoFood.
Ngay khi "chào sân", GoViet đã tung hàng loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm thu hút người dùng như đồng giá chuyến đi 1.000 đồng, 5.000 đồng...
Sau nửa năm xuất hiện tại Việt Nam (tháng 3/2019), cả Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc GoViet là Nguyễn Vũ Đức và Nguyễn Bảo Linh bất ngờ từ chức.
Ngay sau đó, GoViet công bố bổ nhiệm bà Lê Diệp Kiều Trang, cựu CEO Facebook Việt Nam giữ ghế Tổng giám đốc GoViet.
Dẫu vậy, chỉ sau 5 tháng giữ chức CEO GoViet, bà Lê Diệp Kiều Trang cũng xin từ chức sau đó.
Tháng 8/2020, thương hiệu GoViet chính thức bị xóa sổ. Công ty được đổi tên thành Gojek Việt Nam. Màu sắc nhận diện, trang phục của các tài xế đổi từ gam đỏ sang xanh lá cây, đen, trắng tương tự công ty mẹ.
Sau khi đổi tên, ông Phùng Tuấn Đức, trước đây là Giám đốc vận hành của GoViet được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc của Gojek Việt Nam.
Tháng 1/2023, ông Phùng Tuấn Đức cũng đã quyết định rời Gojek Việt Nam để theo đuổi sự nghiệp riêng. Lúc này, ông Sumit Rathor, Giám đốc vùng của Gojek tại Indonesia, phụ trách các vùng lãnh thổ Trung và Đông Java Bali được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc của Gojek tại Việt Nam.
Trong thông báo phát đi vào tối 4/9, Gojek tuyên bố sẽ dừng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam từ ngày 16/9/2024. Hãng nhấn mạnh đây là quyết định chiến lược nhằm cho phép công ty tập trung vào các hoạt động có thể mang đến tác động đáng kể lên thị trường một cách bền vững, phù hợp với cam kết của GoTo trong việc đạt được tăng trưởng kinh doanh bền vững trong dài hạn.
Quyết định rút khỏi Việt Nam không chỉ đến từ nhu cầu tập trung nguồn lực mà còn là dấu hiệu của sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường gọi xe tại thị trường này.
Theo dữ liệu từ Q&Me, chỉ 7% người tiêu dùng Việt Nam thường xuyên sử dụng Gojek, trong khi đó Grab và Be chiếm thị phần áp đảo với lần lượt 42% và 32%. Dù Gojek từng khá phổ biến trong quá khứ, nhưng nền tảng này dần mất lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh thị trường thay đổi nhanh chóng.
Ngoài ra, theo Business Times, Gojek Việt Nam chỉ chiếm chưa đến 1% tổng giá trị giao dịch của GoTo trong quý II/2024. Điều này chứng tỏ việc rút khỏi Việt Nam sẽ không ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của tập đoàn.
Riêng về mảng gọi xe, theo số liệu quý II/2024 của Decision Lab, tỷ lệ thâm nhập của Gojek chỉ chiếm 18%, giảm 4 điểm phần trăm so với quý trước đó. Từ quý II/2023 đến quý IV/2023, con số này cũng liên tiếp giảm.
So sánh với các đối thủ, tỷ lệ của Gojek thậm chí chỉ bằng một nửa so với Xanh SM - ứng dụng gọi xe mới gia nhập thị trường từ tháng 4/2023 và liên tiếp tăng trưởng qua mỗi quý.
Trước đó, Gojek đã rút khỏi Thái Lan vào năm 2021. GoTo hiện tập trung vào thị trường quê nhà và Singapore. Tại Indonesia, tổng giá trị các giao dịch (GTV) và số lượng đơn hàng hoàn thành tại Gojek vào quý II tăng lần lượt 18% và 24% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt mức cao kỷ lục từ trước đến nay.
Dù sự rút lui của Gojek có thể làm giảm sự cạnh tranh trong ngắn hạn, nhưng thị trường gọi xe và giao đồ ăn tại Việt Nam vẫn tiếp tục là mảnh đất màu mỡ với tốc độ tăng trưởng ước tính 19,5% trong giai đoạn 2024-2029, theo nghiên cứu của Mordor Intelligence. Các đối thủ như Grab, Be, và Xanh SM hiện vẫn chiếm lĩnh thị trường và hứa hẹn mang đến nhiều sự đổi mới và cải tiến trong thời gian tới.
Theo báo cáo Mordor Intelligence thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam năm 2023 có quy mô 727,73 triệu USD, trong đó Grab chiếm đến 58,68% thị phần, gấp 6,4 lần thị phần của Be. Tuy nhiên, Q&Me đánh giá BE có tỷ lệ giữ chân khách hàng cao nhất trong các hãng gọi xe công nghệ.
(VNF) - Ông Vũ Thế Phiệt được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) thay thế cho ông Lại Xuân Thanh - người vừa nghỉ hưu từ 1/9.
(VNF) - Setra Corp, công ty liên quan hệ sinh thái bà Trương Mỹ Lan, góp vốn xây tháp Vietcombank, đang nợ gần 445 tỷ đồng lãi trái phiếu.
(VNF) - Cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng, được khởi công tháng 1/2023. Hiện các nhà thầu đang khẩn trương thi công, phấn đấu hoàn thành dự án vào dịp 30/4/2025, vượt tiến độ 8 tháng.
(VNF) - Theo nhận định của các chuyên gia,Việt Nam là quốc gia tại ASEAN được hưởng lợi từ việc sắp xếp lại các thị trường xuất khẩu toàn cầu
(VNF) - Nhìn lại cả hành trình của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam, có thể thấy sau thời gian chạy đà gom gió cho “con diều chứng khoán Việt” bay lên, đến nay thị trường đã “tự bay” được, vai trò của nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm dần.
(VNF) - Theo báo cáo tài chính năm 2023 của Honda Việt Nam, Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Honda Việt Nam ghi nhận hơn 30.399,7 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
(VNF) - Tính đến 9h sáng 7/9, tâm bão vẫn còn cách đất liền khoảng 120km, nhưng đĩa mây đã xâm lấn ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng gây mưa to.
(VNF) - HPG đã cắt đứt chuỗi giảm điểm liên tiếp trong 7 phiên, đồng thời duy trì vị trí của mình trong top 10 doanh nghiệp vốn hoá lớn nhất thị trường.
(VNF) - CEO "gã khổng lồ" ngành chip Nvidia, ông Jensen Huang, mới đây đã bày tỏ quan điểm về việc đào tạo nhân viên. Theo đó, vị tỷ phú này lựa chọn đẩy những nhân viên của mình tới giới hạn cuối cùng để thấy họ bứt phá, thay vì lựa chọn sa thải.
(VNF) - Cùng với việc Chủ tịch HĐQT từ nhiệm, An Phát Holdings cũng thông báo hạ chỉ tiêu kinh doanh năm nay. Sắp tới, Tập đoàn sẽ thay đổi ngành nghề kinh doanh và sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty. Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu APH đã có phản ứng "dữ dội".
(VNF) - Đến năm 2025, Khu bến cảng Lạch Huyện có 6 bến container và đến năm 2030 có tổng 10-12 bến đáp ứng lượng hàng từ 5,5 - 6,1 triệu Teu.