Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước
Một trong những chính sách nổi bật nhất trong năm 2020 đối với ngành công nghiệp ô tô trong nước đó là Chính phủ thông qua việc giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước.
Theo đó, tháng 5/2020 Chính phủ chính thức ban hành Nghị quyết số 84/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Một nội dung đáng chú ý trong đó là Chính phủ quyết định giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước tới hết năm 2020 nhằm kích thích tiêu dùng trong nước.
Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước đối với các khoản phải nộp phát sinh từ tháng 3/2020; thời gian gia hạn không muộn hơn thời điểm ngày 31/12/2020. Nghiên cứu sửa đổi quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt để hỗ trợ phát triển sản xuất trong nước.
Ngoài ra, Nghị quyết của Chính phủ cũng tập trung vào việc tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Cụ thể, giảm 15% tiền thuê đất phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo Quyết định, Hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê đất hằng năm phải ngừng sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Cấp giấy phép lái xe phải có mã QR
Theo đó, kể từ ngày 1/6/2020, giấy phép lái xe (GPLX) cấp mới sẽ có mã hai chiều (QR) để đọc, giải mã nhanh thông tin trên GPLX và liên kết với hệ thống thông tin quản lý cấp GPLX.
Những giấy phép được cấp trước ngày 1/12/2019 vẫn có giá trị sử dụng theo thời hạn ghi trên giấy phép.
Thông tư cũng nêu rõ quy cách của giấy phép lái xe mới gồm các đặc điểm: có kích thước 85,6 x 53,98 x 0,76 (mm).
Tiêu đề “giấy phép lái xe/Driver’s License”, “các loại xe cơ giới đườn bộ được điều khiển”, chữ "Số/No." và "ngày trúng tuyển" có màu đỏ, các chữ khác in màu đen. Trong khi đó, từng hạng mà người lái xe được phép điều khiển sẽ được in bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
Ảnh của người lái xe được in trực tiếp trên giấy phép, có lớp màng phủ bảo an trên hai mặt của giấy phép lái xe. Phôi giấy phép lái xe được làm bằng vật liệu PET hoặc vật liệu có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương, có hoa văn màu vàng rơm và các ký hiệu bảo mật.
Linh kiện lắp ráp ô tô được miễn thuế nhập khẩu
Từ tháng 7/2020, linh kiện lắp ráp ô tô sẽ được hưởng mức ưu đãi thuế nhập khẩu 0%, theo quy định mới tại Nghị định 57/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành.
Cụ thể, đối tượng áp dụng cho quy định trên bao gồm: các doanh nghiệp sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô; các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tự sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô.
Để được hưởng ưu đãi thuế suất 0% nói trên, doanh nghiệp sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô phải đáp ứng các điều kiện như: phải có hợp đồng mua bán sản phẩm CNHT ô tô với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe ô tô có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô do Bộ Công Thương cấp;
Có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng cơ sở sản xuất, gia công (lắp ráp) và máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất, gia công (lắp ráp) trên lãnh thổ Việt Nam; Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tự sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô do Bộ Công Thương cấp.
Một nội dung khác cũng được sửa đổi trong nghị định mới là ưu đãi đối với linh kiện ô tô nhập khẩu theo Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp xe ô tô (Chương trình ưu đãi thuế). Theo đó, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với linh kiện ô tô nhập khẩu cũng sẽ áp mức 0%.
Để được hưởng ưu đãi, linh kiện ô tô phải có tên trong nhóm 98.49 và thuộc loại linh kiện trong nước chưa sản xuất được và sử dụng để sản xuất, lắp ráp xe ô tô trong kỳ xét ưu đãi (bao gồm cả linh kiện tồn kho của các kỳ xét ưu đãi trước được sử dụng để sản xuất, lắp ráp xe xuất xưởng tại các kỳ xét ưu đãi sau). Việc xác định linh kiện trong nước chưa sản xuất được căn cứ theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Các linh kiện (các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận) là những sản phẩm đã hoàn thiện nhưng chưa được lắp ráp hoặc chưa phải là sản phẩm hoàn thiện nhưng đã có đặc trưng cơ bản của sản phẩm hoàn thiện với mức độ rời rạc tối thiểu bằng mức độ rời rạc của linh kiện ô tô theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ; linh kiện ô tô nhập khẩu do doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe ô tô trực tiếp nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu hoặc ủy quyền nhập khẩu.
Xe bán tải không còn được coi là xe con
Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN:41/2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020 sửa đổi quy định về cách định nghĩa xe con và xe tải so với quy chuẩn 41/2016 đang áp dụng.
Theo quy định mới, các dòng xe bán tải, xe van có khối lượng chuyên chở cho phép từ 950 kg trở lên sẽ được coi là xe tải và tuân theo các quy định về khung giờ cấm hoạt động tại các khu vực đông dân cư tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh.
Ở quy chuẩn cũ, cùng là xe bán tải, tải van nhưng những xe có khối lượng chuyên chở cho phép dưới 1.500 kg được coi là xe con. Định nghĩa cũ và mới khác nhau ở khối lượng hàng chuyên chở, giới hạn từ 1.500 kg về 950 kg.
Đại biểu Quốc hội không đồng ý tách Luật Giao thông đường bộ
Sau khi gửi phiếu xin ý kiến các đại biểu Quốc hội về một số nội dung của “hai luật” được tách từ Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) hiện hành là: Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và Luật Bảo đảm an toàn trật tự giao thông đường bộ.
Kết quả xin ý kiến về việc có tách thành 2 luật hay không, có 110 đại biểu tán thành, tương đương 21,62% tổng số đại biểu Quốc hội. Trong khi đó, có 302 ý kiến không tán thành việc tách luật, tương đương 62,79% tổng số đại biểu Quốc hội.
Trước đó vào giữa năm 2019, Bộ Công an đề xuất tách Luật GTĐB ra thành hai dự luật là Luật GTĐB và Luật Bảo đảm TTATGTĐB, đồng thời dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Bảo đảm TTATGTĐB.
Ban đầu, Bộ Công an đề xuất luật này chỉ quy định về hệ thống biển báo hiệu, tốc độ, khoảng cách giữa các xe, quy tắc giao thông, quản lý phương tiện và người lái…, không đề cập đến việc quản lý đào tạo, sát hạch cấp GPLX.
Bỏ đề xuất giấy phép lái xe hạng A0
Tại Dự thảo lần 2 luật Giao thông đường bộ sửa đổi đã bỏ quy định bắt buộc người điều khiển xe đạp điện, xe máy điện phải có bằng lái hạng A0.
Theo đó, ban biên soạn thảo dự thảo luật Giao thông đường bộ sửa đổi đang nghiên cứu điều chỉnh theo hướng cấp giấy phép lái xe (GPLX) hạng A1 cho người từ 16 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi.
Những người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chỉ được điều khiển xe máy điện có công suất không vượt quá 4 KW, xe gắn máy có dung tích xy lanh dưới 50 cm3. Đây là điểm thay đổi so với dự thảo trước đây, khi đối tượng này phải được cấp riêng GPLX hạng A0.
Trong khi đó, từ 18 tuổi trở lên, những người đã được cấp GPLX hạng bằng lái A1 cũng sẽ được điều khiển loại xe khác theo quy định cho GPLX hạng bằng lái A1 (xe máy có dung tích xy lanh đến 125 cc).
Người lái xe kinh doanh vận tải phải có thêm chứng chỉ hành nghề lái xe
Theo dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) của Bộ Giao thông Vận tải, tại khoản 2 Điều 61 của dự thảo luật có quy định người có giấy phép lái xe ô tô muốn hành nghề lái xe ô tô kinh doanh vận tải (KDVT) phải được đào tạo nghiệp vụ vận tải và được cấp chứng chỉ hành nghề lái xe ô tô KDVT.
Ngay sau đó có nhiều luồng dư luận cho rằng, với chủ trương tạo điều kiện tối đa cho cá nhân, doanh nghiệp tham gia kinh doanh, quy định này có thể gây khó khăn và thêm chi phí cho người dân và doanh nghiệp.
Xem thêm: Triệu hồi Toyota Fortuner và Hilux tại thị trường Malaysia do lỗi hệ thống phanh
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.