Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Kế hoạch tăng vốn bế tắc
Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng cho biết đã có tờ trình gửi Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 để thông qua phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lực.
Theo đó, số lượng cổ phiếu chào bán đợt này là 1,2 triệu cổ phiếu, tương đương với 12 tỷ đồng.
Được biết, doanh nghiệp này có vốn điều lệ là 22 tỷ đồng với 2,2 triệu cổ phiếu. Giá của mỗi cổ phiếu bằng 10.000 đồng/cổ phiếu. Sau khi hoàn thành chào bán, dự kiến doanh nghiệp này sẽ có số lượng cổ phiếu là 3,4 triệu cổ phiếu, tương đương với 34 tỷ đồng.
Nhà đầu tư chiến lược được giới thiệu để mua số cổ phiếu này là Công ty cổ phần Tập đoàn Bình Minh Việt (BVG).
Theo Nhựa Đà Nẵng, mục đích phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ lần này sẽ được sử dụng vào việc mua thiết bị sản xuất ống PVC Dipi từ 2 đến 3 dây chuyền sản xuất ống size từ D21 mm đến D400mm và các thiết bị phụ trợ (vốn sử dụng dự kiến là 7 tỷ đồng;
Xây dựng thêm 1 trạm biến áp để tăng công suất điện so với hiện tại. Dự kiến sau khi hoàn thiện, tổng công suất từ 1.810KVA đến 2.500 KVA (vốn sử dụng dự kiến là 2 tỷ đồng);
Bổ sung vốn lưu động và nghiệm thu, hoàn công công trình đưa vào sử dụng (vốn sử dụng dự kiến là 3 tỷ đồng).
Tại cuộc họp HĐQT trước thềm ĐHCĐ thường niên 2024, nhà đầu tư chiến lược này không được 100% Thành viên HĐQT Nhựa Đà Nẵng nhất trí. Cụ thể, cổ đông đồng ý chỉ chiếm 41,31% và cổ đông không có ý kiến chiếm 58.69%, trong đó không có cổ đông nào là không đồng ý.
Sau đó, Nhựa Đà Nẵng cũng đã giới thiệu một nhà đầu tư chiến lược khác, là Công ty TNHH Maystar Invest.
Tuy nhiên, kết quả cho thấy chỉ có 41,31% cổ đông đồng ý phương án bán 1,2 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư này. Như vậy kế hoạch chào bán cổ phiếu riêng lẻ đã không được ĐHCĐ thông qua.
Làm ăn thua lỗ
Theo báo cáo tài chính quý I/2024, Nhựa Đà Nẵng có doanh thu đạt 7,5 tỷ đồng, trong khi đó cùng kỳ năm trước đạt 6,4 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp mang về 1,6 tỷ đồng, giảm 434 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước.
Sau khi trừ đi các chi phí, doanh nghiệp này lỗ sau thuế đến 953 triệu đồng, trong khi đó cùng kỳ năm trước lỗ đến 1,1 tỷ đồng.
Cơ cấu vốn của cũng đang cho thấy sự mất căng bằng khi nợ lớn hơn vốn chủ sở hữu 2 lần. Trong đó, nợ phải trả đạt 50 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu là 25 tỷ đồng.
Đáng chú ý nợ ngắn hạn đạt 18 tỷ đồng nhưng tài sản ngắn hạn lại chỉ đạt 10 tỷ đồng. Điều này cho thấy hệ số tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn ở mức 0,5 lần.
Được biết, doanh nghiệp này đang bị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đưa vào diện cảnh với lý do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại báo cáo tài chính năm 2022 đã kiểm của Nhựa Đà Nẵng là số âm.
Nhựa Đà Nẵng cho rằng, do tình hình thị trường không khả quan nên kết quả sản xuất kinh doanh vẫn còn lỗ và không đạt kế hoạch như dự kiến.
Bên cạnh đó, công tác bán hàng gặp nhiều khó khăn do thiếu hụt về dòng tiền. Các giải pháp hợp tác với các bên có liên quan chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng. Chính vì vậy, nhựa Đà Nẵng cho biết sẽ tiếp tục tìm kiếm các giải pháp khác nhằm cải thiệu doanh số tìm kiếm lợi nhuận trong các kỳ tiếp theo.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.