Ông Tô Huy Vũ được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐTV Agribank
(VNF) - Ông Tô Huy Vũ được bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank từ 3/4/2025 và giữ chức Bí thư Đảng ủy Agribank nhiệm kỳ 2020-2025.
Tăng mạnh hơn dự báo
Ngày 21/9, FED đã quyết định tăng tăng lãi suất điều hành thêm 75 điểm cơ bản lên biên độ mới từ 3,0% đến 3,25%.
Đây là điều đã được dự báo, tuy nhiên điểm đáng chú ý là FED một lần nữa nhấn mạnh về lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ trong thời gian tới. Cụ thể, FED đã đưa ra quan điểm về việc thắt chắt chính sách tiền tệ, theo đó các quan chức FED dự báo lãi suất điều hành có thể tăng lên mức 4,25 - 4,5% vào cuối năm 2022 (tương đồng với kỳ vọng của thị trường trước khi cuộc họp diễn ra) và 4,5 - 4,75% vào cuối năm 2023
Phản ứng trước diễn biến có phần bất lợi trên thị trường quốc tế, chiều ngày 22/09, NHNN Việt Nam đã quyết định tăng 100 điểm cơ bản đối với một loạt các lãi suất điều hành chủ chốt, trong đó lãi suất tái cấp vốn tăng từ mức 4% lên 5%, lãi suất tái chiết khấu tăng từ mức 2,5% lên 3,5% và trần lãi suất cho vay qua đêm & thanh toán bù trừ tăng từ 5% lên 6%.
Theo nhận định từ VNDIRECT, đây là hành động là tương đối quyết liệt và kịp thời của cơ quan điều hành trước những thay đổi nhanh chóng trên thị trường tài chính quốc tế. Tuy vậy, mức tăng 100 điểm cơ bản lãi suất điều hành có gây ra chút ít bất ngờ và với mức tăng cao này ít có khả năng có thêm một đợt tăng lãi suất điều hành nữa trong năm 2022.
Phân tích kỹ thuật về quyết định của NHNN, một chuyên gia ngân hàng cho rằng đây là điều không thể tránh khỏi, các ngân hàng quốc gia trên thế giới đều tăng lãi suất và Việt Nam không thể đi ngược xu hướng.
Khi Covid - 19 bùng nổ, FED hạ lãi suất xuống 0%, Việt Nam giảm lãi suất chính sách từ 6% xuống 4% để hỗ trợ nền kinh tế. Tuy nhiên, từ đầu năm khi FED liên tục tăng lãi suất và đã đẩy lãi suất cho vay qua đêm từ 0% lên 3,25% - 3,5%, lập đỉnh kể từ năm 2008.
“Khi lãi suất của FED là 2,5% thì lãi suất chính sách của Việt Nam là 4%. Do VND yếu hơn nên phải để chênh lệch lãi suất ở mức độ phù hợp, không thể để ngang bằng hoặc biên độ hẹp. Khi FED tăng tiếp lên mức 3,25%, nếu lãi suất chính sách của VND vẫn để 4% thì biên độ chênh lệch lãi suất quá hẹp, kéo theo đó là rủi ro cho VND và gây áp lực tỷ giá”, vị chuyên gia này nói.
Dự đoán tác động từ quyết định của NHNN, VNDIRECT cho rằng lãi suất tiền gửi có thể tăng thêm 30-50 điểm cơ bản từ mức hiện tại trong những tháng cuối năm 2022. Theo đó, lãi suất tiền gửi 12 tháng của NHTM (bình quân) tăng lên mức 6,1 - 6,3%/năm vào cuối năm 2022, vẫn thấp hơn so với mức trước đại dịch là 7,0%/năm.
Thực tế, trên thị trường, tính tới ngày 14/09/2022, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng và lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân đã tăng mạnh lần lượt là 44 điểm và 51 điểm cơ bản so với thời điểm cuối năm 2021. Trong khi đó, lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước tăng chậm hơn đáng kể. Cụ thể, tính tới ngày 14/09/2022, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng và lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước mới tăng lần lượt là 3 diểm và 7 điểm cơ bản so với thời điểm cuối năm 2021.
Trao đổi trên báo chí, ông Trương Văn Phước - nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng việc tăng lãi suất điều hành thời điểm này là phù hợp. Đây là biện pháp phòng thủ từ xa cần thiết trong bối cảnh thế giới có nhiều bất ổn về địa chính trị, kinh tế và cả dịch bệnh.
Huy động vốn tăng thấp kỷ lục, lãi suất tăng cao
Thực tế, việc tăng lãi suất là một xu thế khó tránh khỏi là điều đã được dự báo trước cả quyết định ngày 21/9 của FEB. Những con số thống kê thanh khoản và phân tích áp lực từ tỷ giá đã cho thấy: Tăng lãi suất – việc gì đến sẽ phải đến
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, tính đến ngày 26/8, tín dụng toàn ngành tăng 9,91% so với đầu năm, mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Trong khi đó, tăng trưởng huy động vốn chỉ đạt 3,8% - mức thấp nhất từ trước tới nay. Thanh khoản thấp, trong khi nhu cầu tín dụng tăng buộc các ngân hàng phải đẩy lãi suất huy động lên cao nhằm thu hút vốn.
Cuối tháng 8, một số ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất huy động với biên độ phổ biến từ 0,3 - 0,6%/năm so với trước. Sang tháng 9, lãi suất tiền gửi tiếp tục tăng thêm 0,1 - 0,95% ở nhiều kỳ hạn khác nhau.
Đáng chú ý, trước đây, các ngân hàng thường tăng lãi suất với các kỳ hạn dài trên 12 tháng nhưng gần đây, nhiều kỳ hạn ngắn cũng đã được điều chỉnh tăng. Mức lãi suất huy động trên 7%/năm hiện nay không phải là hiếm.
Theo thống kê của NHNN, từ đầu năm đến nay, lãi suất huy động tăng khoảng 0,25%, còn lãi suất cho vay là 0,24%. Dù lãi suất huy động tăng cao nhưng tốc độ huy động vốn vẫn chậm hơn so với tăng trưởng tín dụng. Điều này có thể khiến lãi suất cho vay tăng mạnh hơn trong những tháng cuối năm. Nhiều nhà băng vừa được nới room tín dụng cũng tranh thủ huy động vốn để có nguồn cho vay trong mùa cao điểm sản xuất kinh doanh cuối năm.
Ngoài việc bổ sung nguồn vốn cho vay, một số ngân hàng thực hiện tăng lãi suất huy động là để cơ cấu lại nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung dài hạn. Bởi từ 1/10, tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn sẽ được giảm tiếp về còn 34%.
Công ty Cổ phần Chứng khoán ACB (ACBS) nhận định, lãi suất huy động sẽ tăng thêm khoảng 0,5% trong nửa cuối năm nay, để tăng nguồn vốn cho vay. Lãi suất huy động tăng góp phần tạo sức ép tăng lãi suất cho vay vào những tháng cuối năm.
Tăng lãi suất để giải toả sức ép tỷ giá
Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục tăng lãi suất và nhiều ngân hàng trung ương thế giới tăng lãi suất để đối phó với lạm phát đang tạo sức ép lớn đến tỷ giá VND/USD, buộc NHNN phải điều tiết thanh khoản ở mức vừa đủ, không quá dồi dào như trước, nhằm duy trì lãi suất liên ngân hàng có mức chênh lệch hợp lý với lãi suất USD. Còn các ngân hàng thương mại sẽ phải tăng lãi suất để duy trì vị thế của VND.
Xu hướng đi lên của tỷ giá trong nước khá rõ nét. Tỷ giá trung tâm trong 5 phiên gần đây tăng liên tiếp, lên mức 23.301 đồng/USD. Giá USD tại các ngân hàng thương mại liên tục tăng cao, tiến sát mốc lịch sử 24.000 VND/USD.
Theo các chuyên gia, như một quy luật, khi FED tăng lãi suất để hút USD về thì chắc chắn đồng USD ở các nước sẽ dồn về Mỹ. Để đối phó thì các nước sử dụng USD phải hút bớt nội tệ về, nâng lãi suất nội tệ lên để giữ lại USD nhằm hướng tới ổn định tỷ giá.
Theo các chuyên gia, mức độ tăng lãi suất 1% thể hiện quyết tâm giữ giá trị đồng tiền Việt để kìm dòng vốn đầu tư nước ngoài bớt dịch chuyển ra khỏi Việt Nam. Tuy nhiên, nếu tăng lãi suất càng cao, càng nhiều, sẽ càng giữ được tỷ giá hối đoái, không bị phá giá, càng giữ được dòng vốn ngoại chảy ra khỏi Việt Nam.
Tình hình trong nước và thế giới đặt ra yêu cầu với cơ quan điều hành ngành ngân hàng cần có giải pháp hợp lý để giữ nhịp thị trường. Thực tế, NHNN đã có những động thái linh hoạt trên thị trường mở nhằm điều tiết thanh khoản hệ thống.
Cụ thể, trong tháng 8, NHNN tiếp tục điều tiết cung tiền thận trọng thông qua việc phát hành hơn 160.000 tỷ đồng và để hơn 94.000 tỷ đồng đáo hạn thông qua kênh tín phiếu; đấu thầu được 35.000 tỷ đồng; thu hơn 74 tỷ đồng đáo hạn thông qua hợp đồng bán - mua; bán ra hơn 3 tỷ USD. Như vậy, NHNN đã hút ròng hơn 75.000 tỷ đồng qua các kênh tín phiếu, hợp đồng bán - mua và bán ngoại tệ trong tháng 8.
Sang tháng 9, thanh khoản hệ thống ngân hàng vẫn gặp nhiều áp lực, chủ yếu do việc đáo hạn các hợp đồng bán USD khiến một lượng VND tương ứng bị rút ra khỏi hệ thống, đẩy mặt bằng lãi suất liên ngân hàng tăng đột biến. Vào ngày 7/9, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm tăng tới 6,88%/năm, cao nhất trong 10 năm qua.
Rất nhanh chóng, NHNN đã phát hành 44.600 tỷ đồng tín phiếu nhằm điều tiết thanh khoản trên thị trường. Trong tuần 12 - 16/9, NHNN đã hút ròng tổng cộng 59.600 tỷ đồng thông qua kênh hoạt động thị trường mở. Cùng với đó, NHNN tiếp tục sử dụng cơ chế đấu thầu lãi suất để bơm ròng khoảng 58.000 tỷ đồng thông qua hoạt động thị trường mở (OMO), qua đó giúp lãi suất liên ngân hàng “hạ nhiệt”.
Tuy nhiên, với những quyết định mới nhất, biến động phía trước là rất khó lường. Cùng với tỷ giá, lãi suất đang khiến cho nhà điều hành tiền tệ đứng trước nhiều thách thức.
(VNF) - Ông Tô Huy Vũ được bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank từ 3/4/2025 và giữ chức Bí thư Đảng ủy Agribank nhiệm kỳ 2020-2025.
(VNF) - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) triển khai gói tín dụng đặc biệt với quy mô lên tới 10.000 tỷ đồng nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nhà ở cho người trẻ.
(VNF) - Giá USD ngân hàng hôm nay (3/4) tăng mạnh, đắt hơn gần 200 đồng, vượt 26.000 đồng/USD.
(VNF) - Nhiều ý kiến lo ngại việc Tổng thống Trump áp thuế quan đối ứng lên tới 46% sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng tín dụng - vốn luôn gắn liền với nhu cầu vốn của doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp thuộc khu vực xuất khẩu.
(VNF) - Nam A Bank vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với lợi nhuận trước thuế đạt 1.214 tỷ đồng, tăng gần 22% so với cùng kỳ. Đây là ngân hàng đầu tiên công bố kết quả kinh doanh quý I năm nay.
(VNF) - BIDV đã chính thức soán ngôi Agribank, trở thành ngân hàng được gửi tiền nhiều nhất Việt Nam. Trước đó, Agribank luôn duy trì vị trí này trong nhiều năm.
(VNF) - Sau Techcombank, VIB, VPBank và MB, TPBank là ngân hàng tiếp theo gia nhập cuộc chơi tài trợ cho các show ca nhạc khi trở thành nhà tài trợ chính cho chương trình âm nhạc thực tế "Em xinh say hi".
(VNF) - Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank - HoSE: HDB) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024. Toàn bộ các chỉ tiêu sau kiểm toán không thay đổi so với báo cáo ngân hàng tự lập đã công bố.
(VNF) - Kết thúc quý I/2025, các chỉ số kinh doanh của Nam A Bank (HoSE: NAB) tiếp tục ghi nhận nhiều chỉ tiêu tăng trưởng ổn định, thanh khoản dồi dào, danh mục tài sản tiếp tục được cơ cấu theo hướng bền vững và hiệu quả nhất. Đồng thời, ngân hàng cho biết cũng đang triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng nhằm chung tay cùng Chính phủ thúc đẩy kinh tế vĩ mô.
(VNF) - Năm nay, bên cạnh kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ cao nhằm tăng vốn, nhiều ngân hàng dự kiến chi hàng nghìn tỷ đồng để trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông.
(VNF) - VCCI kiến nghị cần xem xét đề xuất cho phép tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quyền thu giữ tài sản bảo đảm, trong khi các chủ thể khác không có quyền tương tự.
(VNF) - Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2025, OCB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 5.338 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2024. Đồng thời, 2025 cũng là năm đầu tiên OCB có kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt.
(VNF) - Trong bối cảnh khu vực kinh tế tư nhân - mà nòng cốt là doanh nghiệp SME - được xác định là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng kinh tế quốc gia, các mô hình ngân hàng số đồng hành toàn diện trở thành trợ lực cần thiết để SME bứt tốc. Khẳng định hiệu quả trong hướng đồng hành này, HDBank vừa được The Asian Banker vinh danh là “Ngân hàng cung cấp dịch vụ tài chính số tốt nhất cho SME tại Việt Nam”.
(VNF) - Không ngừng ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, liên tục đổi mới sáng tạo, mang đến các giải pháp tài chính số toàn diện, nâng cao trải nghiệm khách hàng, SHB được vinh danh là “Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam”.
(VNF) - Theo chuyên gia FPT Digital, công nghệ giúp tăng tốc độ xét duyệt, giảm thiểu rủi ro, nhưng bài toán cân bằng giữa tự động hóa và yếu tố con người vẫn là một thách thức lớn đối với các tổ chức tài chính.
(VNF) - Agribank ghi nhận lợi nhuận trước thuế năm 2024 ở mức 27.575 tỷ đồng, tăng 7,5%; lãi từ kinh doanh vàng và ngoại hối tăng gấp đôi năm trước.
(VNF) - Ngân hàng sẽ tiếp tục phải đẩy mạnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) để tăng vốn cấp 2 nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng tín dụng như định hướng của Chính phủ trong bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động được kiểm soát để không tăng.
(VNF) - Tỷ giá VND/USD đang tăng nóng, vượt 26.000 đồng/USD và vẫn đối mặt với nhiều áp lực. Giảm lãi suất là 'bài toán khó' với các ngân hàng. Đó là những thông tin đáng chú ý trong lĩnh vực ngân hàng tuần qua.
(VNF) - Ngoài đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng gấp 2 lần so với năm 2024, ABBank còn đề ra kế hoạch bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2025 - 2027 trong kỳ ĐHĐCĐ thường niên năm nay.
(VNF) - Sau một thời gian lặng sóng, tỷ giá VND/USD thời gian gần đây lại tăng nóng. Áp lực tỷ giá còn hiện hữu do nhiều nguyên nhân khác nhau.
(VNF) - Lợi nhuận trước thuế quý I/2025 của nhiều ngân hàng được dự đoán sẽ tăng trưởng tích cực khi được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến tăng trưởng tín dụng.
(VNF) - HĐQT của NCB đã trình cổ đông phương án tiếp tục tăng vốn điều lệ thêm 7.500 tỷ đồng thông qua việc chào bán 700 triệu cổ phiếu riêng lẻ, nâng vốn điều lệ từ 11.780 tỷ đồng như hiện tại lên 19.280 tỷ đồng trong năm nay.
(VNF) - Tín dụng tại Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình, Hưng Yên tăng mạnh, tập trung vào nông nghiệp, DN nhỏ, xuất khẩu, kiểm soát rủi ro BĐS.
(VNF) - Chỉ trong hai tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của TPBank đã đạt gần 1.430 tỷ đồng, phản ánh đà tăng trưởng mạnh mẽ và chiến lược kinh doanh hiệu quả.
(VNF) - Ngày 28/3, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – HoSE: NAB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025. Đại hội đã thông qua các quyết sách quan trọng như: mục tiêu lợi nhuận 5.000 tỷ đồng, tiếp tục chia cổ tức 25%, tăng vốn điều lệ lên hơn 18.000 tỷ đồng, phát hành trái phiếu chuyển đổi tối đa 2.000 tỷ đồng, mở rộng mạng lưới ra nước ngoài…
(VNF) - Ông Tô Huy Vũ được bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank từ 3/4/2025 và giữ chức Bí thư Đảng ủy Agribank nhiệm kỳ 2020-2025.
(VNF) - Dự án Sun Urban City 35.000 tỷ đồng của Sun Group đang bước vào giai đoạn hoàn thiện để kịp vận hành công viên nước Sun World dịp 30/4 cũng như bàn giao những căn hộ đầu tiên vào tháng 6.