Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ngân hàng Nhà nước vừa có quyết định 1606/QĐ-NHNN về tăng lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dung, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Cụ thể, NHNN quy định mức lãi suất của: Lãi suất tái cấp vốn: 5,0%/năm; Lãi suất tái chiết khấu: 3,5%/năm; Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 6,0%/năm.
So với lần điều chỉnh gần nhất các loại lãi suất này là vào tháng 9/2020, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đều đã tăng thêm 1 điểm %.
Cùng lúc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã ban hành Quyết định số 1607 /QĐ-NHNN về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014.
Theo đó, mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cụ thể:
Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,5%/năm.
Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,0%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,5%/năm.
Các mức lãi suất này áp dụng từ ngày mai 23/9.
Sáng 22/9, tại phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9 năm 2022, sau khi nghe báo cáo tình hình kinh tế thế giới, một số nước tăng lãi suất, tăng giá trị đồng tiền, nhất là sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp để ứng phó với tình hình.
Cụ thể, Thủ tướng nhấn mạnh phải thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, bảo đảm tính chủ động, linh hoạt, hiệu quả.
Ngân hàng Nhà nước phải điều hành chủ động, linh hoạt phù hợp công cụ tỷ giá, lãi suất, tăng trưởng tín dụng, lựa chọn thứ tự ưu tiên, trước mắt nghiên cứu hướng tăng lãi suất huy động; ổn định hoặc giảm lãi suất cho vay; đẩy mạnh triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp; đẩy mạnh công tác truyền thông, tránh kỳ vọng tiêu cực.
Theo Thủ tướng, tình hình thế giới thời gian qua đã ảnh hưởng tiêu cực tới tỷ giá, lãi suất, tăng trưởng tín dụng, giá trị đồng tiền, tác động quỹ điều hoà ngoại hối của Việt Nam.
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Các quan điểm phải bảo đảm ổn định trong điều kiện bất định; giữ thế chủ động trước diễn biến phức tạp, khó lường, bất ngờ của thế giới; kiểm soát rủi ro, kịp thời ứng phó nguy cơ suy thoái và khủng hoảng...
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.