Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Với 36.197 ca nhiễm mới trong ngày 11/7, Indonesia vừa trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên vượt mốc 2,5 triệu ca mắc Covid-19 kể từ đầu đại dịch và nằm trong số những nước có số ca mắc hàng ngày cao nhất thế giới.
Trong 24 giờ qua, Indonesia cũng ghi nhận thêm 1.007 ca tử vong vì Covid-19, nâng tổng số người tử vong lên 66.464 người.
Trong những ngày gần đây, giới chức Indonesia đang phải loay hoay với tình trạng quá tải ở các bệnh viện khi liên tục ghi nhận số ca mắc hàng ngày vượt 35.000 ca.
Con số này gấp 6 lần số ca mắc của một tháng trước đó, trong khi số người chết mỗi ngày tăng gấp đôi so với đầu tháng. Các địa điểm chôn cất người tử vong ở thủ đô Jakarta cũng đã kín chỗ.
Các quan chức Indonesia cảnh báo diễn biến dịch phức tạp có thể khiến số ca mắc mới ở nước này lên tới 70.000 ca, thậm chí 100.000 ca một ngày.
Do các bệnh viện ở Jakarta chật kín, chính phủ Indonesia đã ngừng nhập viện với các bệnh nhân mắc Covid-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ.
Quốc gia Đông Nam Á này hiện đang dần cạn kiệt ôxy khi phải chịu đựng làn sóng tàn phá của đại dịch và chính phủ đang tìm kiếm nguồn cung cấp khẩn cấp từ các quốc gia khác, bao gồm Singapore và Trung Quốc.
Các chuyên gia cho rằng biến thể Delta đóng vai trò đáng kể và chủ đạo trong làn sóng lây nhiễm lần này ở Indonesia.
Một quan chức chính phủ Indonesia cho biết giới chức nước này “không ngờ rằng các biến thể của SARS-CoV-2 như Delta và những biến thể khác sẽ xâm nhập và lây lan nhanh như hiện tại, vì vậy đã dẫn tới tâm lý chủ quan và chần chừ trong việc thắt chặt các biện pháp kiểm soát dịch nghiêm ngặt hơn”.
Ngoài ra, chiến dịch tiêm chủng được triển khai chậm chạp cũng dẫn tới việc bùng phát làn sóng dịch bệnh.
Theo Nikkei, tính đến ngày 6/7, chỉ có 5,2% số người trưởng thành Indonesia đã được tiêm vaccine đầy đủ.
Được biết, gần 85% số vaccine mà Indonesia đã nhận được tính đến cuối tháng 6 là từ Trung Quốc, và đã có những hoài nghi về hiệu quả của các loại vaccine này, đặc biệt là trong việc chống lại biến thể Delta.
Sự hoài nghi gia tăng sau khi hàng trăm bác sĩ vẫn nhiễm Covid-19 và một số tử vong trong tháng 6 dù đã được tiêm đủ 2 liều vacine Sinovac của Trung Quốc.
Được xem là nhóm ưu tiên, các nhân viên y tế Indonesia nằm trong số những người đầu tiên được tiêm vaccine ngừa Covid-19 khi chương trình tiêm chủng của Indonesia khởi động hồi tháng 1 năm nay.
Gần như tất cả nhân viên y tế nước này đã được tiêm vaccine của hãng Sinovac của Trung Quốc phát triển, theo Hiệp hội Y khoa Indonesia (IDI).
Các quan chức chính phủ Indonesia lưu ý rằng vaccine Trung Quốc vẫn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các triệu chứng nghiêm trọng và tử vong. Đồng thời, các trường hợp đã được tiêm đầy đủ vẫn nhiễm bệnh là được tiêm các loại vaccine khác nhau chứ không chỉ là tiêm vaccine của Trung Quốc.
Tại một sự kiện do Câu lạc bộ phóng viên nước ngoài Jakarta tổ chức gần đây, khi được hỏi về những nghi ngờ đối với vaccine của Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin lý giải, "Đúng là có sự khác biệt về hiệu quả giữa các loại vaccine, nhưng đợt dịch bùng phát lần này ở Indonesia là do biến chủng Delta. Nó tấn công mọi quốc gia”.
Cũng theo ông Budi, Israel dù đã tiêm vaccine Pfizer của Mỹ thì ca nhiễm Covid-19 cũng tăng từ 4-5 lần do các biến chủng mới, ở Anh cũng tăng gấp 6 lần dù đã tiêm vaccine AstraZeneca.
Xem thêm >> Trung Quốc đe dọa trả đũa Mỹ vì danh sách trừng phạt mới
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.