'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Quyết định mới đây của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) về việc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc là dấu hiệu cho thấy các nhà chức trách của nền kinh tế thứ hai thế giới đang lo lắng về cuộc chiến thương mại kéo dài với Mỹ, theo CNBC.
Trong một báo cáo dài 71 trang vào tháng trước, Bắc Kinh nhấn mạnh nền kinh tế của quốc gia này "rất kiên cường" và không sợ một cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ.
Tại Diễn đàn kinh tế thế giới tổ chức tại Thiên Tân vào tháng 9, một quan chức từ cơ quan quản lý chứng khoán của Trung Quốc nói rằng chính quyền của Tổng thống Donald Trump không thể tạo nên tác động đáng kể với nền kinh tế của nước này. Fang Xinghai, Phó chủ tịch Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc nói rằng điều tồi tệ nhất có thể xảy ra khi Mỹ áp đặt mức thuế với tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc cũng chỉ khiến nước này giảm 0,7 điểm phần trăm về tăng trưởng.
Tuy nhiên, động thái mới đây từ PBOC để giảm bớt áp lực lên lĩnh vực ngân hàng lại cho thấy, tình hình của quốc gia này có lẽ không phải như vậy.
"Trung Quốc có thể đang phải đối mặt với giai đoạn tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu", Fraser Howie, nhà phân tích độc lập, tác giả của cuốn sách về Trung Quốc và hệ thống tài chính của nước này, nhận định.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc được PBOC điều chỉnh giảm một điểm phần trăm, có hiệu lực từ ngày 15/10. Ước tính khoảng 1.200 tỷ NDT (175 tỷ USD) sẽ được giải phóng khỏi các ngân hàng thương mại thông qua quyết định này, trong đó có khoảng 750 tỷ NDT (gần 110 tỷ USD) có thể được đưa vào nền kinh tế.
Dù cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc lần thứ tư trong năm nay, Ngân hàng Trung ương nước này vẫn tiếp tục khẳng định đang duy trì một chính sách tiền tệ thận trọng và trung lập. Nói cách khác, PBOC cho rằng cơ quan này không cố gắng tác động vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và chi tiêu của người dân.
Bất chấp tuyên bố từ PBOC, các nhà phân tích cho rằng mức giảm lần thứ tư trong năm nay của tỷ lệ dự trữ bắt buộc là dấu hiệu của một chính sách tiền tệ linh hoạt hơn, một động thái xuất phát từ tình hình căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.
Một cuộc chiến thương mại kéo dài khi nền kinh tế Mỹ đang mạnh lên, theo các nhà phân tích, có thể dẫn tới làn sóng rút vốn của nhà đầu tư khỏi Trung Quốc. Bắc Kinh đang thực hiện những nước đi để tránh luồng tiền khổng lồ bị rút khỏi hệ thống tài chính nước này có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, vốn đã có những dấu hiệu chậm lại thời gian gần đây.
"Tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc đang chậm lại và bạn bắt đầu sẽ thấy chính phủ nước này chủ động hơn trong việc cung cấp thanh khoản cho hệ thống ngân hàng", Cindy Ponder-Budd, nhà phân tích từ công ty nghiên cứu View from the Peak cho biết.
Động thái mới đây từ PBOC cũng được đưa ra ngay trong ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh. Khi thị trường Trung Quốc đóng cửa, chứng khoán Hong Kong đã ghi nhận bốn ngày giảm liên tiếp khi các nhà đầu tư ngày càng lo ngại về tác động của cuộc chiến tranh thương mại ngày một leo thang.
Các chuyên gia đã dự báo trước về một đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến khi hai thị trường này mở cửa trở lại vào đầu tuần. Và việc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc không giúp được nhiều cho thị trường chứng khoán Trung Quốc. Các cổ phiếu trên sàn Thượng Hải và Thâm Quyến giảm gần 3% trong sáng nay, trong khi thị trường chứng khoán Hong Kong tiếp tục lao dốc.
Xem thêm >> Trung Quốc xác nhận điều tra chủ tịch Interpol giữa nghi vấn 'đả hổ diệt ruồi'
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.