Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Người dứng đầu cơ quan thực thi pháp luật thuộc SEC, Stephanie Avakian, đã phát biểu trong một cuộc họp báo mới đây: "Dựa trên những hành vì lừa đảo của Holmes, cô ta sẽ bị tước quyền quản lý công ty mà chính cô ấy đã sáng lập, và phải trả lại hàng triệu cổ phiếu cho Theranos (tương đương khoảng 700 triệu USD), và sẽ bị cấm không được làm việc với tư cách là lãnh đạo hay giám đốc cho một công ty đại chúng trong vòng 10 năm".
SEC cho biết Theranos và Holmes đã đồng ý dàn xếp các cáo buộc nhằm vào họ. Theo đó, Holmes sẽ từ bỏ quyền kiểm soát công ty và đa phần sở hữu của cô trong đó. Còn với trường hợp của Balwani, SEC sẽ đưa trường hợp này lên tòa án liên bang ở San Francisco.
Holmes đã "không hề thừa nhận hay phủ nhận những cáo buộc trong đơn kiện của Uỷ ban chứng khoán và giao dịch Mỹ," tuy nhiên, cô mới chỉ chịu trả một khoản phạt 500.000 USD.
Hai người đã huy động vốn từ nhà đầu tư "thông qua một cơ chế lừa đảo tinh vi, lâu năm, dựa vào việc phóng đại hoặc làm giả thông tin về công nghệ, số liệu kinh doanh và tình hình tài chính của công ty", SEC nhận định.
SEC cho rằng Theranos đã khiến các đối tác hiểu nhầm về công nghệ, và đã sử dụng máy móc của bên thứ ba, thay vì của chính mình, sau đó chỉnh sửa để thực hiện một số xét nghiệm.
Công ty này còn bị cáo buộc lừa dối về doanh thu dự báo, cũng như khẳng định với nhà đầu tư rằng họ đã được giới chức cấp phép sử dụng công nghệ xét nghiệm. Theranos và Holmes cũng bị cho là "dùng từ ngữ sai lệch" trong các văn bản truyền thông để đánh bóng tên tuổi.
Thêm vào đó, Theranos đã tuyên bố rằng các sản phẩm của Theranos đã được triển khai bởi Bộ Quốc phòng Mỹ trong chiến trường ở Afghanistan và trên các máy bay sơ tán người bị thương, và rằng công ty đã tạo ra doanh thu hơn 100 triệu USD vào năm 2014.
Nhưng trên thực tế, công nghệ của Theranos chưa bao giờ được triển khai bởi Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, và các doanh thu từ các hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2014 kiếm được khoảng 100.000 USD tiền doanh thu.
Năm 2015, Elizabeth Holmes, từng được ví là "phiên bản nữ của Steve Jobs", đứng đầu danh sách những phụ nữ tự thân giàu có nhất nước Mỹ của Forbes với tài sản trị giá 4,5 tỷ USD. Tới năm 2016, Forbes đã quyết định hạ mức định giá tài sản của cô về con số không.
Forbes cho biết, tài sản của Holmes được đánh giá dựa trên 50% cổ phần của cô tại Theranos, công ty chuyên xét nghiệm máu mà cô sáng lập vào năm 2003 với kế hoạch tạo nên cuộc cách mạng trong lĩnh vực xét nghiệm y học. Cổ phiếu của Theranos chưa được niêm yết, các nhà đầu tư cá nhân đã mua cổ phiếu này vào năm 2014, giúp giá trị của Công ty được định mức ở 9 tỷ USD.
Từ đó cho tới nay, Theranos đang gặp "rắc rối" với các vụ điều tra liên quan tới tính chính xác của các xét nghiệm do Công ty thực hiện. Việc này, cộng với việc có thông tin rằng doanh thu của Theranos hàng năm ít hơn 100 triệu USD, khiến Forbes buộc phải hạ mức định giá tài sản của Elizabeth Holmes xuống.
Elizabeth sinh năm 1984, lớn lên trong một gia đình giàu có và quyền lực. Cha cô nắm giữ một số vị trí quản lý cấp cao trong chính phủ tại Washington và đóng vai trò quan trọng trong việc cứu trợ thiên tai và thương mại quốc tế.
Mẹ cô cũng rất thành công với sự nghiệp riêng, bà là một chuyên viên đối ngoại và quốc phòng của Mỹ.
Đầu những năm 1990, gia đình Elizabeth chuyển đến bang Texas, nơi cô theo học tại trường St. John's School, ngôi trường tư thục của thành phố Houston.
Elizabeth luôn nghĩ rằng cô sẽ theo con đường sự nghiệp của cha mẹ, làm việc trong bộ máy chính quyền. Tuy nhiên, ý tưởng trở thành một doanh nhân ngày càng thu hút cô.
Holmes đã đến Stanford học ngành kỹ thuật hóa học, và trong thời gian đó cô đã nộp bằng sáng chế đầu tiên của mình. Sau đó, cô bỏ học ngay trước khi sang năm thứ hai.
Cô đã từng đến Singapore dành một mùa hè làm việc trong phòng thí nghiệm của Viện Genome, để nghiên cứu về căn bệnh SARS.
Ở tuổi 19, Elizabeth đã thuyết phục cha mẹ rằng số tiền học phí của cô sẽ hữu ích hơn khi dùng để mở một công ty. Bên cạnh đó, cha mẹ cô cũng dành số tiền hưu trí của họ để đầu tư vào công ty của con gái.
Elizabeth Holmes đã sáng lập ra Theranos, công ty công nghệ sinh học nghiên cứu về máu. Tên công ty của cô, Theranos, là sự kết hợp của hai từ liệu pháp và chẩn đoán.
Holmes thường được so sánh là có tầm nhìn xa như Steve Jobs, và cô từng chia sẻ với Mercury News rằng, cô cho ra mắt công ty sau khi "suy nghĩ về sự thay đổi lớn nhất mà tôi có thể làm cho thế giới là gì".
Tiền học phí của cô và tiền hưu của cha mẹ là sự khởi đầu nhưng chưa đủ để Theranos đi vào hoạt động. Vì vậy, cô gái này bắt đầu tìm đến các công ty đầu tư mạo hiểm. Theranos bắt đầu với khoảng 400 triệu USD và cho tới năm 2016, giá trị ròng của nó là khoảng 9 tỷ USD.
Từ khi thành lập vào năm 2003, Theranos đã phát triển các xét nghiệm máu phát hiện rất nhiều vấn đề y tế, như cholesterol cao và bệnh ung thư, khi chỉ sử dụng một hoặc hai giọt máu của người bệnh.
Holmes gặp Sunny Balwani, người sau này trở thành COO của công ty tại Bắc Kinh, vào mùa hè sau khi kết thúc trung học. Trong thời gian đó, ông đã nhận bằng MBA từ Berkeley.
Tính đến năm 2014, Holmes đã có 84 bằng sáng chế mang tên cô (18 bằng sáng chế của Mỹ và 66 bằng sáng chế ngoài nước Mỹ).
Tuy nhiên, từ tháng 10/2015, Theranos bị tố cáo thiết bị cho kết quả không chính xác. Tháng 7/2016, Holmes bị giới chức Mỹ cấm sở hữu hoặc điều hành một phòng thí nghiệm bất kỳ trong ít nhất 2 năm.
Các khoản thanh toán mà lẽ ra Theranos sẽ nhận được từ chương trình Medicare và Medicaid của Chính phủ cũng bị hủy. Theranos đã phải đóng cửa toàn bộ phòng thí nghiệm và sa thải hàng trăm nhân viên.
Họ cũng vướng vào hàng loạt vụ kiện tụng với cáo buộc thổi phồng công nghệ. Các đơn kiện đòi bồi thường tổng cộng 240 triệu USD, trong khi Theranos hiện chỉ còn 150 triệu USD.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.