'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Zhou Qunfei, nữ tỷ phú tự thân giàu nhất thế giới, lớn lên ở một ngôi làng nghèo khó ở tỉnh Hồ Nam, thuộc miền Trung của Trung Quốc. Mẹ của bà mất sớm, cha thì gần như bị mù sau một tai nạn. Từ khi còn nhỏ, bà Zhou đã phải bắt đầu nuôi heo và vịt để có thêm nguồn thức ăn và thu nhập cho gia đình.
"Tôi đã phải thường xuyên nghĩ đến bữa ăn tiếp theo của mình là gì và làm thế nào để tôi có được nó", bà Zhou chia sẻ về quãng thời gian khó khăn của cuộc đời.
Năm 15 tuổi, Zhou Qunfei nghỉ học và làm công nhân cho một nhà máy sản xuất kính đồng hồ với mức lương 100 USD/tháng.
Điều kiện tại nhà máy này rất khắc nghiệt, công việc thì quá buồn tẻ và đơn điệu, Zhou đã viết đơn xin nghỉ việc sau 3 tháng. Tuy nhiên, lá thư xin nghỉ việc của bà không khiến bà mất việc mà cấp trên quyết định thăng cấp để bà tiếp tục làm việc tại công ty. Sau đó, bà còn được bổ nhiệm làm Giám đốc bộ phận sản xuất.
Năm 1993, với 3.000 USD tiết kiệm và hỗ trợ từ người thân, bà thành lập công ty sản xuất mặt kính đồng hồ. Vì khởi đầu là công nhân, Zhou hiểu rất rõ từng quy trình sản xuất thấu kính trước khi thành lập công ty. Bà đích thân giám sát mọi quy trình sản xuất rồi tiếng tới tự mình thiết kế và sửa chữa máy móc.
Mặc dù công ty của Zhou phát triển đều đặn, nhưng phải đến khi bà chuyển hướng sang sản xuất màn hình thủy tinh cho điện thoại di động thì công việc kinh doanh mới thực sự cất cánh.
Trong quá trình kinh doanh, Zhou đã phải bán nhà và nhiều đồ vật có giá trị khác để lấp vào khoản vốn bị thiếu của công ty. Tuy nhiên, có những lúc mọi thứ vượt khỏi tầm kiểm soát khiến bà tuyệt vọng.
"Tôi đã từng nghĩ tới việc tự tử", bà chia sẻ. "Tôi đứng trên bục ở ga Hung Hom ở Hồng Kông, chuẩn bị tinh thần sẽ nhảy xuống. Lúc đó tôi chỉ nghĩ rằng nếu tôi ra đi, tất cả những rắc rối cũng sẽ biến mất".
Nhưng sau đó một cuộc gọi điện thoại từ con gái đã kéo bà trở lại thực tế. "Tôi nhận ra rằng đối với gia đình và nhân viên của tôi, tôi không thể bỏ cuộc, tôi phải tiếp tục".
Thực tế, mãi đến năm 2003, Zhou mới có cơ hội để tạo nên công ty thành công vượt bậc như ngày nay nhờ việc thành lập Lens Technology. Motorola là đối tác lớn đầu tiên của công ty. Với sự giúp đỡ của Motorola, bà đã vượt qua được các vấn đề về tài chính.
"Thách thức lớn nhất của tôi là khi tôi đánh bại các đối thủ khác và giành được hợp đồng với Motorola vào năm 2003", Zhou nói.
Quỹ đạo vận hành của Lens Technology chính thức được thiết lập từ thời điểm đó, với các đơn đặt hàng đến từ HTC, Nokia, Samsung.
Năm 2007, Lens Technology trở thành nhà cung cấp mặt kính cho phiên bản iPhone đầu tiên của Apple, đây là bệ phóng đưa Zhou vào hàng ngũ tỷ phú thế giới. Trong vòng 5 năm, bà đã xây dựng các nhà máy sản xuất ở 3 thành phố.
Bước lên sàn chứng khoán năm 2015, Lens Technology đã ngay lập tức khiến cho giá trị tài sản ròng của Qunfei tăng gấp 4 lần, giúp bà trở thành nữ tỷ phú tự thân giàu nhất Trung Quốc.
Lens Technology hiện có khoảng 32 nhà máy ở 7 địa điểm khác nhau, sử dụng hơn 82.000 nhân viên. Tính đến hiện tại, Lens Technology có giá trị khoảng 11,4 tỷ USD và Forbes ước tính giá trị tài sản của nữ CEO này là 7,2 tỷ USD, là nữ tỷ phú tự thân giàu nhất thế giới.
Trong một cuộc phỏng vấn với CNBC qua email, nữ tỷ phú tự thân giàu nhất thế giới Zhou Qunfei chia sẻ ba lời khuyên cho các doanh nhân:
Bà nói rằng bà luôn chuẩn bị những kế hoạch dự phòng trước khi tới gặp khách hàng: "Tôi luôn nghĩ về những điều tôi sẽ nói và những phương án dự phòng nếu họ từ chối đề xuất của tôi vì đó là điều hoàn toàn có thể xảy ra, bạn cần phải có sự chuẩn bị thật tốt".
"Muốn điều hành tốt doanh nghiệp, thứ nhất, bạn cần nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty; thứ hai, bạn phải có tinh thần thép; thứ ba, bạn phải có sự hiểu biết về thị trường và đối thủ cạnh tranh của bạn", bà Zhou nói.
"Các khách hàng sẽ không chi tiền để mua các sản phẩm của bạn chỉ bởi vì bạn có trình độ học vấn cao. Nhưng nếu bạn nắm chắc được những kiến thức kinh doanh, khả năng cạnh tranh của công ty của bạn tốt hơn", bà chia sẻ.
Khi còn là một nhân viên trong nhà máy, Zhou đã tham gia các khóa học bán thời gian. Bà đã có bằng kế toán, quản trị máy tính và thậm chí có cả bằng lái xe tải thương mại.
Theo Zhou, "khi bạn ham học hỏi, bạn sẽ có tiềm năng để phát triển".
Bà Zhou cho biết nhiều người sẽ bị suy sụp khi gặp thất bại trong kinh doanh. Nhưng theo tôi, chìa khóa dẫn tới thành công chính là sự kiên trì, đặc biệt là trong những thời điểm khó khăn nhất.
Bà Zhou đã từng cùng 20 nhân viên cấp cao của công ty leo lên ngọn núi Dawei ở tỉnh Vân Nam, cao hơn 5.000 feet so với mực nước biển. Khi leo tới lưng ngọn núi, một số người đã quá mệt và muốn dừng lại nhưng bà đã khuyên nhân viên của mình tiếp tục, và cuối cùng họ cũng đã leo lên đỉnh của ngọn núi.
"Khi bạn bỏ cuộc giữa chừng, bạn sẽ không có đủ can đảm để quay trở lại vạch xuất phát và bạn sẽ từ bỏ. Chỉ khi chúng ta kiên trì, chúng ta mới có thể thành công. Đừng bỏ cuộc vì một chút thất bại", bà Zhou chia sẻ.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.