Ông Donald Trump tái xuất: Việt Nam ở đâu trong cuộc chiến thuế quan?
(VNF) - Nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Donald Trump đang tạo ra những chuyển động mạnh mẽ trên toàn thế giới khi ông liên tục sử dụng thuế quan như một công cụ để “mặc cả”. Đối với Việt Nam, một nền kinh tế mở phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, các chính sách thuế quan của Mỹ đặt ra không ít thách thức nhưng cũng mở ra những cơ hội lớn.
Cách ông Donald Trump dùng thuế để định hình lại cuộc chơi
Ngay khi trở lại Nhà Trắng, không hề chậm trễ, Tổng thống Donald Trump, người tự xưng là “người đàn ông thuế quan”, lập tức sử dụng thuế, thứ vũ khí mà ông coi là tối thượng, để buộc các quốc gia phải ngồi vào bàn đàm phán. Ba nước bị nhắm đến đầu tiên là Mexico, Canada và Trung Quốc.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ đã tạm ngừng kế hoạch áp thuế đối với những người láng giềng, sau khi hai quốc gia này đồng ý tăng cường quân đội tại biên giới để chặn dòng fentanyl (một loại thuốc giảm đau gây nghiện) và người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ. Liên quan đến vấn đề này, ông Frank Kelly, người sáng lập và đối tác quản lý tại Fulcrum Macro, cho hay trên thực tế, các sắc thuế mà chính quyền Trump đưa ra không nhằm mục đích kinh tế mà chủ yếu vì an ninh và sức khoẻ quốc gia.

“Những sắc thuế này không liên quan đến kinh tế mà là công cụ để giải quyết các vấn đề đối ngoại. Với ông Trump, đây là vũ khí địa chính trị tối thượng – một loại vũ khí mạnh nhất mà không cần đổ máu. Ông ấy thích thuế vì cho rằng nó tạo ra phản ứng tức thì, thu hút sự chú ý của cả trong và ngoài nước”, ông Kelly nhấn mạnh.
Câu chuyện thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc cũng không nằm ngoài kịch bản này. Các chuyên gia cho hay mức thuế quan 10% áp lên Trung Quốc nhẹ hơn nhiều so với dự đoán. Điều này, theo ông Frank Kelly, phản ánh cách nhìn khác biệt của ông Donald Trump so với các chính trị gia khác về Trung Quốc. Tổng thống Mỹ không chỉ xem đây là đối thủ cạnh tranh mà luôn dành sự tôn trọng nhất định đối với Chủ tịch Tập Cận Bình và dường như đang hướng tới một “thỏa thuận lớn” cùng nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Người sáng lập và đối tác quản lý tại Fulcrum Macro cũng lưu ý bất chấp những ồn ào và tranh cãi, “Trump phiên bản 2.0” đã trưởng thành hơn, tính toán kỹ lưỡng hơn và có những chiến lược dài hơi hơn so với nhiệm kỳ đầu.
Đồng quan điểm, bà Eva Huan Yi - Kinh tế trưởng tại Huatai Securities, cho hay mức thuế có phần “nhẹ nhàng” mà Tổng thống Donald Trump áp lên hàng hoá Trung Quốc cho thấy ông đang trở lại với một sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và một đội ngũ chuyên nghiệp hơn. Trong khi đó, về phía Trung Quốc, họ đã chuẩn bị cho viễn cảnh ông Trump tái đắc cử từ năm 2022 và có kế hoạch dài hạn để ứng phó.
“Trung Quốc dường như hiểu rõ và tôn trọng chiến lược ‘Nước Mỹ trên hết’ của ông Trump. Bắc Kinh không còn phản ứng nóng vội như trước mà đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho mọi tình huống”, bà Eva nhận định.
Đáp lại các động thái từ phía Mỹ, Trung Quốc đã công bố danh sách các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ sẽ chịu mức thuế cao hơn. Tuy nhiên, theo giới quan sát, đây không phải là điều quá bất ngờ bởi các kịch bản tương tự đã từng xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump. Nhìn chung, quá trình thương lượng giữa hai bên sẽ còn tiếp diễn và mỗi bên sẽ đều tìm cách đạt được lợi ích riêng.
Dù vậy, việc ông Trump tiếp tục áp dụng chiến lược "Art of the Deal" (Nghệ thuật đàm phán) có thể khiến tình hình trở nên khó lường hơn. Theo bà Eva Yuan Hi, chiến thuật của ông Trump là đặt ra một mức thuế rất cao ngay từ đầu để tạo áp lực, sau đó dần đàm phán để giảm xuống. Chính điều này khiến thị trường tài chính toàn cầu bất ổn, mà ví dụ điển hình nhất là giá vàng thường tăng mạnh khi có nguy cơ áp thuế và giảm khi các biện pháp thuế quan bị hoãn lại.
Các chuyên gia cũng nói thêm, với một Donald Trump cứng rắn hơn và một Trung Quốc chủ động hơn, cuộc chiến thuế quan giữa hai cường quốc này có thể sẽ tiếp tục kéo dài, và thế giới có thể chứng kiến nhiều biến động hơn trong thời gian tới.

Việt Nam và vị thế quốc gia “kết nối”
Theo ông Phạm Lưu Hưng, Kinh tế trưởng của Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI, cuộc chiến thuế quan không chỉ là sự cạnh tranh giữa các cường quốc mà còn là một trận chiến thương mại toàn cầu mà Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc. Mặt khác, đây cũng không phải lần đầu tiên Việt Nam đối mặt với sự cạnh tranh giữa các cường quốc.
“Chúng ta cần xem đây như một ‘reiterated game’ (trò chơi lặp đi lặp lại) trong kinh tế học. Trong trò chơi này, hợp tác là lựa chọn tốt nhất để tồn tại và phát triển”, ông Hưng cho hay, đồng thời nhấn mạnh Việt Nam đang ở vị thế hoàn hảo để trở thành một quốc gia kết nối, đóng vai trò liên kết các nền kinh tế lớn như Mỹ và Trung Quốc trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang bị phân mảnh.
Nhìn từ Mỹ, ông Frank Kelly đánh giá, mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ không chỉ dừng lại ở thương mại mà còn mở rộng sang các lĩnh vực an ninh và quốc phòng. Washington nhìn nhận Hà Nội như một đối tác quan trọng trong việc duy trì ổn định khu vực.
“Điều thú vị là ngay sau khi đắc cử, một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên mà ông Trump gọi điện chính là lãnh đạo Việt Nam. Rõ ràng, có điều gì đó ở Việt Nam mà ông Trump đặc biệt chú ý,” ông Kelly nói.
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thực tế, người sáng lập kiêm đối tác quản lý tại Fulcrum Macro cho hay không thể loại trừ khả năng Việt Nam nằm ngoài các lệnh thuế của ông Trump khi báo cáo thương mại năm 2024 ghi nhận Mỹ có mức thâm hụt thương mại 123 tỷ USD với Việt Nam.
“Ông Trump chắc chắn sẽ không bỏ qua con số này. Liệu ông ấy có thể áp thuế lên Việt Nam không? Có thể có, nhưng liệu ông ấy có muốn đàm phán một thỏa thuận có lợi hơn với Việt Nam? Chắc chắn là có,” ông Kelly nói.
Theo vị chuyên gia, mặc dù không còn điều hành trực tiếp Tập đoàn Trump, nhưng Tổng thống Mỹ vẫn dành sự quan tâm đáng kể đến Việt Nam. Một minh chứng là khoản đầu tư 2 tỷ USD của The Trump Organization vào khu nghỉ dưỡng golf tại Việt Nam – một động thái cho thấy rằng ông coi Việt Nam là thị trường chiến lược trong tương lai.
Mặt khác, sự dịch chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc sang Việt Nam không chỉ mang ý nghĩa thương mại mà còn là một bước đi mang tính chiến lược với ông Trump. “Nếu ngành sản xuất cấp thấp tiếp tục dịch chuyển sang Việt Nam, thì không loại trừ khả năng Mỹ có thể dùng đòn bẩy này để tạo áp lực lên Trung Quốc. Đó là lý do ông Trump theo dõi rất sát xu hướng này,” ông Kelly nhận định.

Còn trong mắt Trung Quốc, theo bà Eva Yuan Hi, quốc gia này nhìn nhận Việt Nam như một đối tác quan trọng trong chuỗi cung ứng: “Cấu trúc công nghiệp của hai nước có nhiều điểm tương đồng, giúp giảm đáng kể chi phí giao dịch cho doanh nghiệp Trung Quốc”.
Trong làn sóng chuyển dịch sản xuất, Việt Nam được đánh giá là một điểm đến lý tưởng nhờ khả năng thích ứng nhanh và hạ tầng công nghiệp ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, theo bà Eva, để tối ưu hóa sự hợp tác, Việt Nam vẫn cần cải thiện các dịch vụ gia tăng giá trị, tuân thủ pháp lý và đẩy mạnh phát triển hạ tầng liên kết.
“Tham vọng của Trung Quốc là tiếp tục leo lên chuỗi giá trị sản xuất và đẩy mạnh công nghệ tiên tiến. Việt Nam có thể tận dụng quy mô thị trường khổng lồ của Trung Quốc để phát triển ngành công nghiệp trong nước, trong khi Trung Quốc cũng hưởng lợi từ việc mở rộng chuỗi cung ứng sang Việt Nam. Đây là quan hệ bổ trợ lẫn nhau chứ không đơn thuần là cạnh tranh,” bà Eva phân tích.
Bổ sung thêm, ông Phạm Lưu Hưng nhấn mạnh, mức độ hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc đã trở nên sâu sắc hơn nhiều so với trước đây. Một minh chứng rõ nét là dự án đường sắt kết nối cảng Hải Phòng và Quảng Ninh với Trung Quốc trị giá 8 tỷ USD.
“Trước đây, một dự án hạ tầng quy mô lớn như thế này có thể bị đặt dấu hỏi về an ninh, nhất là khi có sự tham gia của các nhà thầu Trung Quốc. Nhưng giờ đây, khi hai bên đã hiểu nhau hơn, những lo ngại đó không còn là rào cản quá lớn,” ông Hưng nói.
Cơ hội, thách thức và động lực
Giữa bối cảnh thế giới đầy biến động, Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn. Những tín hiệu tích cực từ dòng vốn đầu tư nước ngoài, sự chủ động của Chính phủ trong cải cách kinh tế, cùng với tiềm năng tăng trưởng nội tại đang tạo ra bệ phóng cho một giai đoạn phát triển mới.
Theo ông Phạm Lưu Hưng, Kinh tế trưởng SSI, Việt Nam đang bước vào giai đoạn đầy hứa hẹn khi trở thành điểm đến hàng đầu của các doanh nghiệp quốc tế. Dẫn số liệu từ cuộc khảo sát do JETRO (Nhật Bản) công bố vào tháng 1/2025, ông Hưng cho biết có tới 196/463 công ty Nhật Bản đang rời Nhật Bản hoặc Trung Quốc đã chọn Việt Nam làm điểm đến. Đây là minh chứng rõ ràng cho sức hút ngày càng gia tăng của Việt Nam trên bản đồ đầu tư toàn cầu.
Trong khi đó, Chính phủ cũng đang cho thấy sự chuẩn bị kỹ càng khi Thủ tướng tuyên bố rằng Việt Nam cần sẵn sàng cho một nền thương mại toàn cầu. Đây không chỉ là lời cảnh báo mà còn thể hiện rõ tâm thế chủ động của Việt Nam trong việc đón nhận cả cơ hội lẫn thách thức.
Không chỉ dựa vào dòng vốn ngoại, Việt Nam còn có nhiều dư địa để tăng trưởng nhờ động lực nội tại. Theo ông Hưng, nền kinh tế đang bước vào giai đoạn cuối của chu kỳ 5 năm – thời điểm hàng loạt dự án đầu tư công vào hạ tầng sẽ được triển khai mạnh mẽ. Đây sẽ là đòn bẩy quan trọng, giúp cải thiện năng suất lao động, tạo nền tảng cho sản xuất và kích thích tiêu dùng nội địa.
Kinh tế trưởng SSI nhấn mạnh mục tiêu tăng trưởng GDP hai con số có thể là một tham vọng lớn, nhưng không phải là điều bất khả thi. Trong bối cảnh tiêu dùng đang dần phục hồi sau giai đoạn suy giảm, các chuyên gia tin rằng với những chính sách kích thích kinh tế đúng đắn, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được mức tăng trưởng vượt trội trong thập kỷ tới.

Tuy nhiên, để hiện thực hóa tham vọng tăng trưởng hai con số, Việt Nam không thể chủ quan. Ông Phạm Lưu Hưng lưu ý Việt Nam đang trong giai đoạn "dân số vàng" – một lợi thế chỉ kéo dài khoảng 15 năm. Khi cơ hội đang dần thu hẹp, chính phủ cần đẩy mạnh cải cách để nâng cao hiệu suất hoạt động. Chính vì vậy, từ năm ngoái, Việt Nam đã bắt đầu những bước đi mạnh mẽ nhằm tinh gọn bộ máy nhà nước, tạo ra sự khác biệt trong hiệu quả quản lý.
Một trong những động lực chính của nền kinh tế năm 2025 sẽ đến từ đầu tư công, đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng. Theo đánh giá của ông Hưng, các lĩnh vực được hưởng lợi lớn nhất trong năm nay sẽ là xây dựng và vật liệu xây dựng – khi dòng vốn từ ngân sách nhà nước được giải ngân mạnh mẽ hơn.
Bên cạnh đó, tiêu dùng nội địa cũng là một yếu tố quan trọng. Một khi tầng lớp trung lưu cảm thấy dư dả hơn, thị trường bất động sản sẽ trở thành “chìa khóa” thúc đẩy tăng trưởng. Hiện tại, dù một số doanh nghiệp bất động sản lớn có thể khiến nhà đầu tư nước ngoài e dè, nhưng nhóm nhà phát triển tầm trung lại là một cơ hội đáng chú ý. Trong thời gian tới, với các cải cách về Luật Đất đai và chính sách quyết liệt hơn trong việc cấp phép dự án, thị trường này hứa hẹn sẽ sôi động trở lại, kéo theo sự phục hồi của tiêu dùng.
Theo ông Hưng, ngay cả khi có những biến động khiến tăng trưởng giảm 10%, tác động đến GDP Việt Nam cũng chỉ vào khoảng 1% - 1,5%. Nếu tăng trưởng từ 8% giảm xuống còn 6% - 6,5%, nền kinh tế vẫn ở trong vùng khả quan. Điều này khẳng định rằng dù có những thách thức nhất định, Việt Nam vẫn đang có một nền tảng vững chắc để duy trì đà phát triển.
Thuế quan của TT Trump đe dọa thị trường, vàng bứt phá lên mức kỷ lục
- TT Trump tiếp tục giáng đòn thuế quan, ô tô nhập khẩu vào tầm ngắm 19/02/2025 10:14
- Đòn thuế quan 'kề cổ', các nước châu Á nỗ lực xoa dịu ông Trump 12/02/2025 08:30
- Tung đòn thuế quan mới, nhiều quốc gia trong 'tầm ngắm' của TT Trump 10/02/2025 09:11
VietnamFinance Foundation kêu gọi chung tay xây nhà tình thương tại Hà Tĩnh
(VNF) - Để giúp bà Phan Thị Tích, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở xã Xuân Lam (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) có ngôi nhà mới, VietnamFinance Foundation kêu gọi tấm lòng hảo tâm của các mạnh thường quân và bạn đọc gần xa.
PV Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance đạt Giải báo chí Xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường
(VNF) - Tác phẩm “Chọn con đường xanh: Từ bỏ sản phẩm gần 50 năm làm nên tên tuổi doanh nghiệp” đăng trên Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance đạt giải khuyến khích Giải báo chí “Xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường”.
VietnamFinance tổng kết công tác 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
(VNF) - Ngày 24/12, Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Bàn giao nhà tình thương cho bà Phạm Thị Bê tại Hải Phòng
(VNF) - Ngày 25/11/2024, UB MTTQ Việt Nam huyện An Lão cùng Công ty Van Der Leun và VietnamFinance Foundation tổ chức khánh thành nhà tình thương cho bà Phạm Thị Bê.
Khởi công xây nhà tình thương cho hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Hải Phòng
(VNF) - Sáng 22/10, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện An Lão (thành phố Hải Phòng) đã phối hợp cùng Công ty TNHH Van Der Leun và VietnamFinance Foundation khởi công xây dựng nhà tình thương cho bà Phạm Thị Bê.
Chung tay cùng VietnamFinance Foundation xây nhà tình thương tại Hải Phòng
(VNF) - VietnamFinance Foundation , Công ty Van Der Leun Việt Nam, Xi măng Vicem Hải Phòng chung tay cùng UBND xã Chiến Thắng, huyện An Lão xây dựng nhà tình thương cho bà Phạm Thị Bê.
Ấn tượng kinh tế tư nhân: Sự máu lửa và đậm chất dân tộc Việt
(VNF) - Khối kinh tế tư nhân đã để lại nhiều dấu ấn rực rỡ trong bức tranh kinh tế toàn cảnh của đất nước. Và đằng sau sự phát triển đấy chính là sự máu lửa và đậm chất tinh thần dân tộc của con người Việt Nam.
VietnamFinance Foundation bàn giao nhà tình thương cho bà Trần Thị Giỏi
(VNF) - Sáng 27/9, Chương trình VietnamFinance Foundation thuộc Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance phối hợp Phường Điện Phương, Thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) tổ chức lễ khánh thành và bàn giao nhà tình thương cho bà Trần Thị Giỏi.
Cát Bà gượng dậy sau bão: VietnamFinance góp tay giúp dân ổn định cuộc sống
(VNF) - Ngày 24/9, Đoàn công tác xã hội của Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance đã có mặt ở Cát Bà (Hải Phòng), mang tấm lòng của CBNV và sự ủng hộ của các DN và mạnh thường quân... góp tay giúp người dân nơi đây ổn định lại cuộc sống.
Cô Tô gượng dậy sau bão: VietnamFinance góp tay lợp lại mái nhà, sửa sang phòng học
(VNF) - Sau gần 1 tuần cơn bão số 3 (Yagi) quét qua, huyện đảo Cô Tô, Quảng Ninh hoang tàn, nhà cửa, trường học tốc mái, cây cối đổ ngổn ngang... Ngày 14/9, Đoàn công tác xã hội của Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance đã có mặt ở Cô Tô, mang tấm lòng của CBNV và sự ủng hộ của các DN, mạnh thường quân... góp tay lợp lại mái nhà, sửa sang trường học nơi đây.
Hành trình 9 năm VietnamFinance: Đi tìm sự tin yêu
(VNF) - 9 năm qua, đội ngũ Đầu tư Tài chính – VietnamFinance vẫn đang trong một hành trình đi tìm sự tin yêu của bạn đọc, của cộng đồng, và hành trình ấy đã và đang được ghi nhận mỗi ngày.
Đặc san Toàn cảnh Đầu tư Tài chính 2024: Tài chính cá nhân từ những chuyện đời thường
(VNF) - Ngày 6/8, Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance sẽ chính thức ra mắt ấn phẩm Đặc san Toàn cảnh Đầu tư Tài chính 2024. Bên cạnh chủ đề chính là “Tài chính xanh”, Đặc san Toàn cảnh Đầu tư Tài chính 2024 còn mang đến cho bạn đọc một bức tranh đầy mới mẻ về “Tài chính cá nhân” qua những câu chuyện gần gũi mà sâu sắc.
Hoa hậu Môi trường Thế giới 2023 cùng VietnamFinance trao nhà Đại đoàn kết tại Bình Thuận
(VNF) - Sáng 3/8, Hoa hậu Môi trường Thế giới 2023, Đại sứ Thiện chí trẻ Liên Hiệp Quốc Nguyễn Thanh Hà cùng Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance trao nhà Đại đoàn kết cho 2 gia đình hộ nghèo tại xã Tân Hà và xã Tân Phúc, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.
Hôm nay, diễn ra Tọa đàm 'Triển vọng phát triển tài chính xanh'
(VNF) - Tọa đàm "Triển vọng phát triển tài chính xanh" do Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance tổ chức diễn ra vào chiều 6/8 tới. Tại sự kiện, Tạp chí cũng sẽ chính thức ra mắt ấn phẩm Đặc san Toàn cảnh Đầu tư Tài chính 2024 với nhiều nội dung ấn tượng.
Dòng chảy 'Tài chính xanh' trên Đặc san Toàn cảnh Đầu tư Tài chính 2024
(VNF) - Từ những quan điểm của các chuyên gia, nhà quản lý, lãnh đạo cho đến những câu chuyện 'người thật, việc thật' của các doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi xanh, Đặc san Toàn cảnh Đầu tư Tài chính 2024 sẽ mang đến cho bạn đọc một bức tranh toàn diện về "Tài chính xanh" tại Việt Nam.
Sắp ra mắt Đặc san Toàn cảnh Đầu tư Tài chính 2024
(VNF) - Trong ấn phẩm đặc biệt này, Tạp chí sẽ đăng tải các bài viết/thông điệp của các lãnh đạo Chính phủ, bộ ngành, các chuyên gia, doanh nhân xoay quanh chủ đề chính là “Tài chính xanh”.
VietnamFinance Foundation khởi công xây nhà tình thương cho người già neo đơn ở Quảng Nam
(VNF) - Sáng 10/7, Chương trình VietnamFinance Foundation thuộc Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance đã phối hợp với UBMTTQ Việt Nam phường Điện Phương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ khởi công xây nhà tình thương cho bà Trần Thị Giỏi (SN 1952, trú phường Điện Phương).
Phóng viên VietnamFinance đạt Giải nhì Cuộc thi ảnh Nhiếp ảnh và Đời sống
(VNF) - Ông Đinh Khánh Nam, phóng viên của Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance đã xuất sắc giành Giải nhì trong Cuộc thi Nhiếp ảnh và Đời sống (lần thứ nhất) do Cơ quan đại diện phía Nam Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống phối hợp với Hội Nhiếp ảnh TP.HCM tổ chức.
VietnamFinance Foundation xây nhà tình thương cho người già neo đơn ở Quảng Nam
(VNF) - VietnamFinance Foundation thuộc Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance phối hợp với UBMTTQ Việt Nam phường Điện Phương - Thị xã Điện Bàn, Quảng Nam triển khai xây ngôi nhà mới cho bà Trần Thị Giỏi. Để ngôi nhà mới của bà Giỏi sớm được hoàn thành, Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance rất mong nhận được sự ủng hộ từ các mạnh thường quân và bạn đọc gần xa.
'VietnamFinance có được chuyển đổi quan trọng cả về nội dung và hình thức'
(VNF) - Chiều 21/6, Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance đã tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam tại Hà Nội. Tại đây, đại diện Ban biên tập Tạp chí Đầu tư Tài chính cho biết, trong năm qua, mặc dù tình hình kinh tế - xã hội nói chung và hoạt động báo chí nói riêng nhưng Tạp chí vẫn nỗ lực để tiếp tục phát triển theo đúng lộ trình đã đề ra.
Để trọn vẹn một hành trình đáp nghĩa
(VNF) - Tháng 6 này, Tạp chí Đầu tư Tài chính sẽ chính thức tiến hành vận động tài chính để khánh thành giai đoạn II dự án Đền thờ anh hùng liệt sỹ tại lòng hồ Kẻ Gỗ, hướng tới hoàn thành toàn bộ dự án trước dịp kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước (30/04/2025).
SHB vô địch Giải bóng đá VietnamFinance Open lần III - 2024
(VNF) - SHB FC đã giành chiến thắng trước Tiếp thị và Gia đình FC với tỷ số 3-0 trong trận chung kết cup vàng giải bóng đá VietnamFinance Open lần III - năm 2024.
SHB đứng trước cơ hội vô địch giải bóng đá VietnamFinance Open lần thứ 2 liên tiếp
(VNF) - Chiều nay (15/6), đương kim vô địch SHB FC sẽ gặp Tiếp thị và Gia đình FC trong trận chung kết cup vàng giải bóng đá VietnamFinance Open lần III - năm 2024 tại sân bóng Xuân La (Trung tâm văn hóa & thông tin thể thao quận Tây Hồ, số 101, Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội).
4 đội bóng tranh vé chung kết giải VietnamFinance Open lần III
(VNF) - Tâm Sen FC, Giza FC, SHB FC và Tiếp thị & Gia đình sẽ là 4 đội bóng cạnh tranh tấm vé vào chơi trận chung kết của giải bóng đá VietnamFinance Open lần III.
VietnamFinance Foundation kêu gọi chung tay xây nhà tình thương tại Hà Tĩnh
(VNF) - Để giúp bà Phan Thị Tích, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở xã Xuân Lam (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) có ngôi nhà mới, VietnamFinance Foundation kêu gọi tấm lòng hảo tâm của các mạnh thường quân và bạn đọc gần xa.
Cận cảnh các trụ sở bị 'phá dỡ' để mở rộng không gian Hồ Hoàn Kiếm
(VNF) - Để mở rộng khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội sẽ phải di dời 12 tổ chức, cơ quan, đơn vị cùng với đó là 35 hộ dân.