Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Ngày 26/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố vụ án 'Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng' xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, Công ty cổ phần Đầu tư thương mại và bất động sản Thăng Long và các đơn vị liên quan; khởi tố, bắt tạm giam đối với 6 bị can.
Cùng ngày, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Nguyễn Văn Hậu (tên thường gọi 'Hậu Pháo') - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn.
Kết quả điều tra ban đầu xác định Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn và các bị can đã có các hành vi giả mạo, khai man, để ngoài sổ sách kế toán doanh thu, tài sản liên quan... gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước.
'Hậu Pháo' là ai?
Ông Nguyễn Văn Hậu, tức 'Hậu Pháo', sinh năm 1981, trú ở phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội. Quê gốc của Hậu ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngày 06/01/2004, Hậu thành lập Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, tiền thân là Công ty TNHH Thương Mại và Xây Dựng Phúc Sơn. Lĩnh vực chính của công ty là kinh doanh bất động sản, ngoài ra còn có thể mảng xây lắp và thương mại.
Những dự án đầu tay của Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn có thể kể đến như: Dự án Khu trung tâm thương mại và nhà ở Phúc Sơn (Vĩnh Tường) với quy mô 130 ha; Dự án Khu nhà ở cho người có thu nhập thấp 15 tầng (Vĩnh Yên); Khu đô thị hai bên đường Phù Đổng (Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) với quy mô 149ha.
Ngoài ra, công ty còn là chủ đầu tư Dự án Khu trung tâm đô thị thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch Nha Trang với tổng mức đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng. Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn cũng từng gây sự chú ý bằng việc công bố dự án 'siêu nghĩa trang' tại tỉnh Vĩnh Phúc với tổng mức đầu tư 70 triệu USD. Tuy nhiên, dự án này đã bị dừng vì nhiều lý do.
Ngoài bất động sản, Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn còn tham gia một số dự án lớn dưới cương vị nhà thầu xây dựng. Trong đó, dự án lớn nhất mà tập đoàn này từng thi công là dự án đường bờ Nam sông Trà Khúc (Quảng Ngãi) với tổng vốn đầu tư hơn 999 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu, tính đến 2019, Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng. Theo số liệu mà VietnamFinance có được, năm 2016 và 2017, doanh thu thuần của công ty lần lượt đạt 516,4 tỷ đồng và 468,3 tỷ đồng. Trong đó, lợi nhuận thuần lần lượt ở mức 3,7 tỷ đồng và 37,58 tỷ đồng.
Năm 2019, doanh thu thuần của Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn chỉ đạt 84,7 tỷ đồng, giảm 65% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận thuần chỉ ở mức 80 triệu đồng, trong khi năm 2018 lãi thuần 214 triệu đồng.
Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn đạt 7.822 tỷ đồng, gấp 2,8 lần so với thời điểm cuối năm 2016. Trong khi vốn chủ sở hữu chỉ tăng nhẹ từ 1.504,6 tỷ đồng lên đạt 2.001,7 tỷ đồng.
3 dự án BT nghìn tỷ 'vỡ' tiến độ
Được biết, trong các dự án của Tập đoàn Phúc Sơn đầu tư có 3 dự án BT tại sân bay Nha Trang. Tuy nhiên, cả 3 dự án của Tập đoàn Phúc Sơn đều không hoàn thành để đưa vào khai thác vào cuối năm 2017 như đã cam kết với địa phương.
Nguồn vốn để thanh toán cho các dự án BT là các quỹ đất thuộc Khu trung tâm đô thị, thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch Nha Trang tại khu vực sân bay Nha Trang cũ.
Tính đến tháng 8/2022, tổng tiến độ của 3 dự án BT của Tập đoàn Phúc Sơn đạt khoảng 38%, tổng chi phí đầu tư là 1.284 tỷ đồng. Trong đó, dự án các tuyến đường, các nút giao kết nối sân bay Nha Trang đã đầu tư 388 tỷ đồng; dự án đường vành đai kết nối nút giao Ngọc Hội đầu tư 268 tỷ đồng và dự án nút giao thông Ngọc Hội đạt 626 tỷ đồng.
Ngoài ra, chi phí đã thực hiện đầu tư xây dựng dự án Khu trung tâm đô thị thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch Nha Trang (quỹ đất được thanh toán cho các dự án BT) là 1.575 tỷ đồng.
Mặc dù các dự án BT chưa hoàn thành và bàn giao nhưng phần lớn đất tại sân bay Nha Trang cũ đã bị Tập đoàn Phúc Sơn công khai phân lô, bán nền từ lâu.
Đến nay, Tập đoàn Phúc Sơn đã nộp vào ngân sách Nhà nước số tiền 376 tỷ đồng. Số tiền này, Tập đoàn Phúc Sơn xác định là giá trị chênh lệch giữa giá trị quỹ đất thanh toán cho các dự án BT và giá trị dự án BT (là tổng giá trị hợp đồng cả dự án BT).
Việc chậm tiến độ các dự án BT của Tập đoàn Phúc Sơn gây bức xúc dư luận, đặc biệt tại nút giao Ngọc Hội thường xuyên ùn tắc giao thông cục bộ.
Truy thu gần 12.000 tỷ đồng từ Tập đoàn Phúc Sơn
Trước đó, vào tháng 8/2022, UBND tỉnh Khánh Hòa có văn bản yêu cầu Tập đoàn Phúc Sơn khẩn trương nộp gần 12.000 tỷ đồng thực hiện nghĩa vụ tài chính tại dự án Khu trung tâm đô thị thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch Nha Trang.
Số tiền này được dựa trên số liệu kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại thông báo số 680 năm 2019 và văn bản mới đây của UBND tỉnh Khánh Hòa.
Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Hữu Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, việc thu hồi gần 12.000 tỷ đồng nghĩa vụ tài chính của Tập đoàn Phúc Sơn nằm trong số các hạn chế, chậm khắc phục các sai phạm, nhất là thu hồi tài sản thất thoát theo thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Ông Hoàng cho biết UBND tỉnh đã báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy để báo cáo, xin ý kiến Bộ Chính trị, Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Tỉnh Khánh Hòa cũng báo cáo cho tổ công tác của Thanh tra Chính phủ tổng hợp, báo cáo, xin ý kiến Bộ Chính trị.
Tuy nhiên, Tập đoàn Phúc Sơn khẳng định, đối với số tiền phải nộp gần 12.000 tỷ đồng theo yêu cầu, nhà đầu tư nhận thấy chưa có đầy đủ căn cứ pháp lý để tính toán, xác định, đảm bảo theo nguyên tắc ngang bằng giá trong việc thực hiện đầu tư xây dựng các dự án theo hình thức BT (việc phê duyệt giá đất tại khu vực sân bay Nha Trang và thủ tục thanh, quyết toán các dự án BT chưa được thực hiện).
Đồng thời, Tập đoàn Phúc Sơn cam kết sẽ thực hiện việc nộp đúng, nộp đủ sau khi giá đất khu sân bay Nha Trang, giá trị nộp ngân sách của nhà đầu tư được tính toán, xác định trên cơ sở tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.