Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ông Hồ Đức Lam sinh ngày 1/6/1962, quê Nghệ An. Ông xuất thân là một công nhân cơ điện tại Xí nghiệp liên hiệp gỗ diêm Hòa Bình (năm 1983-1987). Đến tháng 2/1990, ông về Công ty Nhựa Rạng Đông và bắt đầu công tác với vị trí kỹ thuật viên về điện.
Cuối năm 1993, ông Hồ Đức Lam được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Nhà máy Cơ khí động lực Công ty Nhựa Rạng Đông. Đầu năm 1995, ông trở thành Phó phòng Kỹ thuật của công ty và được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Kỹ thuật, Bí thư chi bộ Phòng Kỹ thuật vào 1 năm sau đó.
Từ tháng 3/2002, ông Hồ Đức Lam làm Giám đốc điều hành và trở thành thành viên HĐQT. Đến năm 2006, ông Lam chính thức trở thành Tổng giám đốc công ty này.
Ông Lam có trình độ thạc sĩ quản trị kinh doanh và kỹ sư điện. Người đứng đầu công ty có 30 năm gắn bó và 10 năm ở cương vị Tổng giám đốc Nhựa Rạng Đông, đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam.
Nhựa Rạng Đông từng là một doanh nghiệp Nhà nước và chỉ chính thức được tư nhân hóa hoàn toàn vào cuối năm 2014 khi Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) hoàn tất việc bán trên 6,2 triệu cổ phiếu, tương ứng 43,36% vốn điều lệ cho 3 nhà đầu tư cá nhân là bà Nguyễn Thị Hương Giang, ông Nguyễn Hoàng Ngân và ông Huỳnh Minh Đoan vào cuối tháng 8/2014.
Chỉ chưa đầy một năm sau (tháng 7/2015), ông Hồ Đức Lam mua lại 5,8 triệu cổ phiếu từ ông Đoan và bà Giang theo phương thức thỏa thuận. Tính đến cuối năm 2017, ông Lam sở hữu 18.146.296 cổ phiếu RDP chiếm tỷ lệ 64,15% vốn điều lệ công ty này.
Ông Hồ Đức Lam hiện đang là cổ đông lớn nhất tại Nhựa Rạng Đông với số cổ phần áp đảo.
Con số trên chưa tính đến phần cổ phiếu do con ông Lam và bà Hồ Thị Kim Thoa (chị gái ông Lam đang sở hữu). Cụ thể, bà Thao sở hữu một khối lượng cổ phiếu 9.803 đơn vị và hai người con của ông Lam là Hồ Đức Dũng sở hữu 9.870 cổ phiếu và Hồ Hoàng Mai sở hữu 2.476 cổ phiếu RDP.
Năm 2017, Nhựa Rạng Đông kinh doanh thua lỗ với mức lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ âm 54,8 tỷ đồng. Mức lỗ hợp nhất là 55,3 tỷ đồng, đảo ngược so với kết quả lãi năm 2016 là 53 tỷ đồng. Lỗ cơ bản trên cổ phiếu 2.019 đồng.
Cũng trong năm 2017, nợ phải trả của Nhựa Rạng Đông tăng rất mạnh lên 1.024,7 tỷ đồng (tăng 373,5 tỷ đồng so với cuối năm 2016), trong đó, nợ ngắn hạn là 727,3 tỷ đồng (tăng 196,5 tỷ đồng).
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.