Ông Lê Mạnh Hùng: 'Người Dầu khí' làm Chủ tịch PVN sau giai đoạn biến động

Kỳ Thư - 24/12/2023 22:35 (GMT+7)

(VNF) - Trước khi ông Hùng trở thành Chủ tịch PVN, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã trải qua một giai đoạn biến động về lãnh đạo cao cấp. Trong đó, vị trí Chủ tịch HĐTV liên tục thay đổi.

VNF
Ông Lê Mạnh Hùng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định số 1668 ngày 22/12/2023 về việc bổ nhiệm ông Lê Mạnh Hùng giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Quyết định có hiệu lực từ ngày 1/1/2024. Thời hạn bổ nhiệm 5 năm.

Theo đó, ông Lê Mạnh Hùng sẽ thay cho Chủ tịch PVN hiện tại là ông Hoàng Quốc Vượng sẽ nghỉ hưu theo chế độ từ 1/1/2024.

Trước khi trở thành Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN, ông Hùng giữ chức Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc PVN kể từ ngày 1/7/2019.

Ông Lê Mạnh Hùng sinh ngày 24/10/1973, quê Hưng Yên. Ông có trình độ chuyên môn là kỹ sư công nghệ tổng hợp hóa dầu và hữu cơ, tiến sĩ chuyên ngành hóa dầu và xúc tác hữu cơ.

Ông đã có nhiều năm công tác trong ngành dầu khí, qua nhiều đơn vị trong ngành như kỹ sư công nghệ tại Công ty liên doanh Nhà máy lọc dầu Việt Nga; kỹ sư công nghệ, Khối Kỹ thuật, Tổng Công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí (DMC).

Năm 2006, ông Hùng được điều động sang Văn phòng Chính phủ làm cán bộ Vụ Dầu khí rồi trở lại PVN làm Phó Trưởng ban chế biến dầu khí vào năm 2007.

Trong khoảng thời gian từ 1/10/2013 đến tháng hết tháng 6/2019, ông đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc PVN.

Trước đó, ông đã trải qua các vị trí như Phó Tổng Giám đốc Công ty Liên doanh hóa dầu Long Sơn, Trưởng Ban Quản lý dự án cụm khí điện đạm Cà Mau, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC).

Ông Lê Mạnh Hùng trở thành Chủ tịch PVN sau một thời kỳ dài tập đoàn này có biến đông lớn về nhân sự, nhất là ở vị trí Chủ tịch HĐTV.

Đó là 1 giai đoạn hiếm có khi cả bốn đời chủ tịch liên tiếp bị dính lao lý. Đó là các ông Đinh La Thăng làm chủ tịch PVN từ 2005 - 2011. Ông Thăng sau đó lên làm Bộ trưởng Giao thông - Vận tải, Bí thư Thành uỷ TP.HCM rồi Phó ban Kinh tế TW. Đến 8/12/2017, ông Thăng bị bắt vì những sai phạm thời Chủ tịch PVN.

Ông Phùng Đình Thực, cựu Tổng giám đốc, Chủ tịch PVN 2011 - 2014. Dưới thời ông Đinh La Thăng làm Chủ tịch PVN, ông Phùng Đình Thực nắm giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc (từ tháng 5/2006). Tháng 4/2009, ông Thực giữ chức Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Tháng 9/2011, Thủ tướng đã ký quyết định bổ nhiệm ông Phùng Đình Thực, giữ vị trí Chủ tịch Tập đoàn PVN, thay cho ông Đinh La Thăng đã được Quốc hội cử làm Bộ trưởng Giao thông Vận tải. Năm 2014, ông Phùng Đình Thực nghỉ hưu cho đến khi bị khởi tố vào ngày 20/12.

Sau ông Thực, chiếc ghế nóng Chủ tịch PVN được để lại cho ông Nguyễn Xuân Sơn. Dưới thời ông Đinh La Thăng, Nguyễn Xuân Sơn với chức vụ Phó Tổng giám đốc PVN là người đại diện phần vốn góp Nhà nước tại Oceanbank, được giữ chức Tổng giám đốc OceanBank. 

Nguyễn Xuân Sơn được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên PetroVietnam vào tháng 7/2014, thay cho ông Phùng Đình Thực nghỉ hưu. Tháng 7/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định để ông Sơn thôi chức Chủ tịch PVN. Ngay sau đó, ông Sơn bị khởi tố, bắt giam.

Vị Chủ tịch thứ 4 của PVN bị bắt là ông Nguyễn Quốc Khánh. Ông Khánh làm Tổng giám đốc PVN vào tháng 11/2014. Ngày 12/01/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khi ấy đã ký Quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Quốc Khánh giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Thành viên PVN, thay cho ông Nguyễn Xuân Sơn vừa bị bắt.

Ngồi ghế Chủ tịch PVN được 1 năm, thì ngày 9/3/2017, Thủ tướng Chính phủ đã cho ông Khánh thôi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về nhận nhiệm vụ tại Bộ Công Thương cho đến khi bị bắt vào ngày 8/12/2017.

Sau đó, ông Trần Sỹ Thanh - Bí thư Tỉnh uỷ Lạng Sơn đã được điều động về giữ chức Chủ tịch PVN vào tháng 12/2017. Đến tháng 8/2020, ông Thanh thôi chức Chủ tịch PVN để về làm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Sau đó ông Thanh được bầu làm Tổng kiểm toán Nhà nước và tới 7/2022, ông Thanh được bầu làm Chủ tịch UBND TP.Hà Nội.

Sau ông Thanh, ông Hoàng Quốc Vượng - Thứ trưởng Bộ Công thương được điều động về làm Chủ tịch PVN từ tháng 11/2020. Theo thông báo mới nhất, ông Vượng sẽ nghỉ hưu từ 1/1/2024 và ghế chủ tịch PVN chuyển giao lại cho ông Lê Mạnh Hùng.

Như vậy, sau 2 vị chủ tịch Trần Sỹ Thanh và Hoàng Quốc Vượng được điều động và bổ nhiệm, ông Hùng là 'người dầu khí' khi có thời gian dài gắn bó và phát triển với ngành dầu khí từ khi bắt đầu công tác đến nay được bổ nhiệm Chủ tịch PVN.

Cùng chuyên mục
'Có những doanh nghiệp sử dụng tới 2 - 3 sổ kế toán'

'Có những doanh nghiệp sử dụng tới 2 - 3 sổ kế toán'

(VNF) - Theo VINASME, các doanh nghiệp SMEs hiện gặp khó khăn cả về tiếp cận vốn tín dụng và tín chấp. Nguyên nhân chủ yếu là do các dự án có tính khả thi thấp, báo cáo tài chính còn thiếu tin cậy.

Loạt DN bất động sản làm ông chủ lớn ngân hàng Việt

Loạt DN bất động sản làm ông chủ lớn ngân hàng Việt

(VNF) - Danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ của các ngân hàng đã hé lộ nhiều đại gia trong ngành bất động sản. Các chuyên gia cho rằng, việc này có thể phát sinh rủi ro quản trị hoạt động ngân hàng.

Khu 'phố đi bộ' 1.500 tỷ TP.Việt Trì, liệu có về đích đúng hẹn?

Khu 'phố đi bộ' 1.500 tỷ TP.Việt Trì, liệu có về đích đúng hẹn?

(VNF) - Dự án Phố đi bộ - Khu nhà ở đô thị Tiên Cát là khu đô thị có kiến trúc độc đáo tại phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ), với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng.

Quảng Ninh: Thiệt hại khoảng 1 tỷ USD do bão YAGI

Quảng Ninh: Thiệt hại khoảng 1 tỷ USD do bão YAGI

(VNF) - Tại Quảng Ninh, Bão YAGI đã làm hơn 102.000 nhà bị tốc mái; 251 nhà bị đổ sập; hơn 4.900 nhà bị ngập, sạt lở; tổng thiệt hại là khoảng 23.770 tỷ.

 Vợ ông Nguyễn Thiện Tuấn thừa kế tài sản 450 tỷ, Chủ tịch HUD làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng

Vợ ông Nguyễn Thiện Tuấn thừa kế tài sản 450 tỷ, Chủ tịch HUD làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng

(VNF) - Vợ cố Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Thiện Tuấn nhận thừa kế cổ phiếu trị giá 450 tỷ, bà Đặng Huỳnh Ức My muốn thoái sạch vốn khỏi TTC Land, Chủ tịch HUD Nguyễn Việt Hùng làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng… là những tin tức doanh nhân đáng chú ý tuần qua.

Từ thiện quá kín tiếng, khoản quyên góp 10 triệu USD của một tỷ phú bị nhầm thành ‘thư rác’

Từ thiện quá kín tiếng, khoản quyên góp 10 triệu USD của một tỷ phú bị nhầm thành ‘thư rác’

(VNF) - Nổi tiếng là một nhà từ thiện kín tiếng, vợ cũ của tỷ phú Jeff Bezos, bà MacKenzie Scott vừa gặp một tình huống “dở khóc dở cười” khi khoản quyên góp 10 triệu USD của mình bị nhân viên đơn vị nhận tài trợ nhầm tưởng thành “thư rác”.

Cô Tô gượng dậy sau bão: VietnamFinance góp tay lợp lại mái nhà, sửa sang phòng học

Cô Tô gượng dậy sau bão: VietnamFinance góp tay lợp lại mái nhà, sửa sang phòng học

(VNF) - Sau gần 1 tuần cơn bão số 3 (Yagi) quét qua, huyện đảo Cô Tô, Quảng Ninh hoang tàn, nhà cửa, trường học tốc mái, cây cối đổ ngổn ngang... Ngày 14/9, Đoàn công tác xã hội của Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance đã có mặt ở Cô Tô, mang tấm lòng của CBNV và sự ủng hộ của các DN, mạnh thường quân... góp tay lợp lại mái nhà, sửa sang trường học nơi đây.

Bão Yagi lớn nhất 30 năm qua, gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ

Bão Yagi lớn nhất 30 năm qua, gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ

(VNF) - Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, thiệt hại do Bão số 3 gây ra khoảng 40 nghìn tỷ đồng, ước giảm khoảng 0,15% GDP năm 2024.

'Xanh hóa' doanh nghiệp: Bài toán không của riêng ai

'Xanh hóa' doanh nghiệp: Bài toán không của riêng ai

(VNF) - Những khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình "xanh hóa" sẽ không được giải quyết chỉ với cố gắng đơn phương từ doanh nghiệp.

Tín dụng đen 'vươn vòi bạch tuộc', tin đồn cuộc gọi lạ chiếm tài khoản sau 3 giây

Tín dụng đen 'vươn vòi bạch tuộc', tin đồn cuộc gọi lạ chiếm tài khoản sau 3 giây

(VNF) - Ngân hàng giảm lãi vay cho khách hàng vùng bão lũ; tín dụng đen vẫn 'vươn vòi bạch tuộc' siết cổ người vay; tin đồn chiếm tài khoản sau 3 giây bằng cuộc gọi lạ... là những điểm nhấn quan trọng trong tuần qua.