'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Xây dựng cho biết Tổng công ty lắp máy Việt Nam (Lilama) đã hoàn thành cổ phần hoá và chính thức chuyển sang công ty cổ phần từ ngày 6/4/2016 với vốn điều lệ hơn 797 tỷ đồng, vốn nhà nước do Bộ Xây dựng làm đại diện sở hữu là 97,88% vốn điều lệ.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2019 đã kiểm toán, doanh thu của Lilama là 7.042 tỷ đồng, giảm 47,5% so với năm 2018 (doanh thu năm 2018 là 13.412 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế năm 2019 là âm 86 tỷ đồng, năm 2018 âm 182 tỷ đồng.
Tổng tài sản của Lilama tính từ ngày 31/12/2019 là 8.175 tỷ đồng, giảm 37% so với năm 2018.
Lý giải về việc doanh thu và tài sản giảm, Bộ Xây dựng cho biết năm 2019, Lilama đã thoái vốn tại 7 công ty. Trong đó thoái hết tại 3 công ty và thoái một phần vốn từ công ty con xuống thành công ty liên kết tại 4 công ty.
Cuối năm 2019, Lilama còn 5 công ty con và 11 công ty liên kết trong khi cuối năm 2018 có 10 công ty con và 10 công ty liên kết. Năm 2019, do số lượng công ty con giảm dẫn đến doanh thu và tài sản hợp nhất giảm.
Ngoài ra, thị trường công việc xây lắp, chế tạo trong nước không thuận lợi khiến cho các dự án đầu tư công đình hoãn, giãn tiến độ. Doanh thu có được của năm 2018 và 2019 chủ yếu đến từ các dự án đã triển khai trước năm 2017 và đi vào giai đoạn cuối như dự án nhiệt điện Sông Hậu 1, dự án nhiệt điện Thái Bình 2, dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 4 và Vĩnh Tân 4 mở rộng…
Trong khi đó, năm 2018 và 2019 gần như không có dự án lớn triển khai khiến doanh thu của Lilama giảm mạnh.
Năm 2018, mặc dù công ty mẹ vẫn có lãi 51 tỷ đồng nhưng thị trường ngành xây lắp gặp khó bên cạnh một số công ty con và công ty liên kết thua lỗ (công ty con là Công ty Cổ phần Lisemco lỗ sau thuế 183 tỷ đồng) ảnh hưởng tới lợi nhuận Lilama.
Đầu năm 2019, Lilama đã thoái vốn khỏi Lisemco nên không còn ảnh hưởng tới kết quả hợp nhất.
Năm 2019, công ty mẹ Lilama có lãi 63 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế hợp nhất vẫn âm 86 tỷ đồng do đến hết năm 2018 Lilama chưa thoái vốn Lisemco nên phải trích lập dự phòng phải thu gần 331,8 tỷ đồng.
Khoản trích lập dự phòng khi lên báo cáo tài chính hợp nhất được loại ra và ghi tăng lợi nhuận hợp nhất những năm trước theo hướng dẫn tại Thông tư 202 của Bộ Tài chính.
Trong năm 2019, Lilama thoái toàn bộ vốn Lisemco nên khoản dự phòng được ghi nhận khiến lãi sau thuế hợp nhất âm.
Trước thực trạng khó khăn trên, Bộ Xây dựng cho biết đã chỉ đạo doanh nghiệp tập trung quyết toán, thu hồi công nợ còn tồn đọng kéo dài tại các dự án. Riêng tại dự án nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1, dự án đã vận hành hiệu quả trên 5 năm, hết thời gian bảo hành 3 năm nhưng khoản công nợ chủ đầu tư PVN chưa thanh toán cho Lilama là gần 1.416 tỷ đồng.
Ngoài ra, Lilama sẽ tái cấu trúc toàn diện cùng với việc thoái vốn tại một số công ty con, công ty liên kết, khoản đầu tư không hiệu quả.
Hiện tại, Bộ Xây dựng đang triển khai giảm vốn nhà nước tại Lilama về 51% trong năm 2020.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.