'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tại Hội thảo 'Tiếng gọi nước Nga!' của Ngân hàng VTB, trả lời câu hỏi của một doanh nhân Trung Quốc về chính sách trừng phạt của Mỹ, bao gồm lệnh cấm xuất khẩu một số công nghệ sang một số quốc gia, ông Putin cho biết những hạn chế như vậy không khả thi về lâu dài.
Theo ông Putin, điều này đang diễn ra tương tự như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, khi Mỹ và các đồng minh quản lý chặt chẽ hoạt động thương mại với khối phương Đông thông qua Ủy ban Điều phối Kiểm soát Xuất khẩu Đa biên (CoCom). Ông Putin lưu ý rằng những nỗ lực đó đã ngăn chặn sự phát triển của Liên Xô, nhưng đất nước này vẫn đạt được các mục tiêu chính của mình.
Tổng thống Nga nhấn mạnh rằng các chính sách hiện tại của Washington nhằm mục đích duy trì vị thế thống trị của mình, nhưng “nếu chúng ta hành động toàn diện, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau, thì không có hạn chế nào của bất kỳ ai cố gắng giữ lợi thế của mình có thể ngăn cản chúng ta”.
“Riêng đối với Trung Quốc, Nga sẵn sàng hợp tác trong mọi lĩnh vực. Chúng tôi không có giới hạn. Điều này bao gồm cả lĩnh vực quân sự. Khi nói đến vấn đề bảo mật, chúng tôi đang loại bỏ mối quan hệ 'mua-bán' truyền thống. Chúng tôi nghĩ về tương lai, về công nghệ”, nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh thêm.
Cuộc chiến công nghệ chip giữa Mỹ và Trung Quốc hiện đang căng thẳng hơn bao giờ hết. Chip vốn rất quan trọng đối với mọi thứ, từ điện thoại thông minh, ô tô tự lái đến sản xuất vũ khí.
Mỹ đã đưa ra các hạn chế đối với các chip điện toán tiên tiến nhất được sử dụng cho trí tuệ nhân tạo (AI) và thiết bị sản xuất chip vào năm 2022 với mục đích ngăn chặn khả năng sản xuất và phát triển chất bán dẫn tiên tiến giúp tăng cường năng lực quân sự của Trung Quốc. Danh sách hạn chế kể từ đó đã được mở rộng và một số công ty công nghệ Trung Quốc đã bị đưa vào danh sách đen.
Tới đầu năm nay Nhật Bản và Hà Lan đã tham gia vào nỗ lực này của Mỹ nhằm hạn chế xuất khẩu chip sang Trung Quốc.
Trung Quốc đã nhiều lần chỉ trích các biện pháp hạn chế xuất khẩu của Mỹ, cho rằng chúng đi ngược lại các quy luật thị trường được công nhận trên toàn cầu.
Thương mại Nga-Trung tăng 26% trong một năm
Kim ngạch thương mại giữa Nga và Trung Quốc tiếp tục tăng với tốc độ chưa từng thấy, đạt mức cao lịch sử trong tháng 11 bất chấp áp lực trừng phạt của phương Tây.
Theo dữ liệu hải quan Trung Quốc, kim ngạch thương mại Nga - Trung đã tăng 26,7% trong 11 tháng qua, đạt mức kỷ lục 218,17 tỷ USD. Chỉ riêng trong tháng 11, thương mại song phương đã lên tới 21,5 tỷ USD, tăng 8,6% so với tháng trước.
Xuất khẩu từ Trung Quốc sang Nga đã tăng 50,2% lên 100,33 tỷ USD trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 11, trong khi nhập khẩu từ Nga sang quốc gia châu Á này tăng 11,8% lên 117,84 tỷ USD.
Nga nổi lên là đối tác thương mại lớn thứ năm của Trung Quốc (không bao gồm Hồng Kông và Đài Loan) trong kỳ báo cáo, sau Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Hàn Quốc và Nhật Bản.
Phát biểu tại cuộc họp của ủy ban liên chính phủ Nga - Trung tại Bắc Kinh vào tháng trước, Phó thủ tướng thứ nhất Nga Andrey Belousov dự báo thương mại song phương giữa hai nước sẽ tăng lên 300 tỷ USD vào cuối thập kỷ này. Trong đó, tiến bộ đặc biệt đáng chú ý trong lĩnh vực luyện kim, hóa chất, thực phẩm, thiết bị và phương tiện.
Hợp tác thương mại Nga - Trung đã đạt được động lực trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt lên Moscow liên quan đến cuộc xung đột Ukraine, cũng như các tranh chấp thương mại kéo dài giữa Bắc Kinh và Washington.
Xem thêm >> ‘Nga thành trung tâm tăng trưởng mới khi phương Tây ngủ quên trên vòng nguyệt quế'
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.