Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Trong văn bản đề nghị gửi Chủ tịch Hạ viện Nga, các nghị sĩ nêu rõ: “Trong bối cảnh môi trường chính sách đối ngoại diễn biến phức tạp, điều quan trọng là cần duy trì sự tiếp nối của chính phủ”. Đồng thời họ cho rằng việc ông Putin tiếp tục lãnh đạo sẽ không làm “suy giảm nền tảng dân chủ của chính phủ Nga”.
Hiện nay hình ảnh Tổng thống Putin đã bám chắc trong bộ máy chính quyền Nga. Một nguồn tin trong một bộ của chính phủ Nga nói: “Không hề có các cuộc thảo luận bên hành lang về việc kế vị. Như thể mọi người điều biết chắc ông Putin sẽ còn tại vị dài dài”.
Nếu ông Putin muốn thay đổi Hiến pháp để cho phép nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp, ông sẽ cần sự ủng hộ của 2/3 số nghị sĩ trong Hạ viện Nga, và 3/4 số nghị sĩ trong Thượng viện Nga, cũng như sự phê chuẩn của 2/3 cơ quan lập pháp khu vực.
Các thể chế trên đều có sự hiện diện áp đảo của các đồng minh của điện Kremlin nhưng nhà lãnh đạo nước Nga đã khẳng định sẽ không thay đổi Hiến pháp để tiếp tục cầm quyền.
Đây có lẽ là một tính toán khôn ngoan của ông Putin. Bởi lẽ nếu làm vậy, ông có nguy cơ vấp phải phản ứng tiêu cực từ phía các cử tri với quan điểm coi động thái đó là ép nước Nga quay lưng lại với nền dân chủ.
Ông Putin đã giữ 2 nhiệm kì Tổng thống Nga từ năm 2000 đến năm 2004. Hiến pháp Nga dù không giới hạn số lần giữ chức vụ tổng thống nhưng quy định không được làm quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Sau một nhiệm kỳ làm Thủ tướng Chính phủ, ông mới tiếp tục được bầu làm Tổng thống Nga nhiệm kỳ 3 (2012-2018). Do vậy nhiệm kỳ thứ 3 của Tổng thống Vladimir Putin sẽ kết thúc vào ngày 7/5/2018 tới.
Tại buổi gặp gỡ người ủng hộ ở thủ đô Moscow ngày 18/3, Tổng thống Putin đã bật cười trước câu hỏi của một phóng viên rằng, liệu ông có ý định tranh cử sau năm 2024 hay không.
“Những gì bạn vừa nói khá buồn cười. Hãy đếm xem… Tôi sẽ nắm giữ vị trí này đến khi tôi 100 tuổi ư? Không đâu!”, Tổng thống Putin nói.
Khi được hỏi liệu ông có ý định thay đổi hiến pháp trong nhiệm kỳ tổng thống tiếp theo hay không, Tổng thống Putin cho biết: “Cho đến bây giờ, tôi vẫn chưa có bất kỳ kế hoạch nào để thay đổi hiến pháp”. Trước đó, một số ý kiến cho rằng nhà lãnh đạo Nga có thể tìm cách thay đổi quy định giới hạn nhiệm kỳ với tổng thống để có thể kéo dài thời gian tại nhiệm.
Trước đó, vào năm 2008, khi bước vào cuối nhiệm kỳ thứ 2. Putin đã lựa chọn phương án là tạm đứng sang một bên, và để cho người phụ tá trung thành của mình, là Dmitry Medvedev, ra ứng cử Tổng thống. Putin lúc ấy chắc chắn rằng trợ lý của mình sẽ đắc cử với sự hậu thuẫn của điện Kremlin. Ông Putin sau đó làm Thủ tướng Nga trong 4 năm, để rồi tái đắc cử Tổng thống vào năm 2012, khi ông Medvedev kết thúc nhiệm kỳ của mình. Đến lúc này, Medvedev lại chuyển sang làm Thủ tướng cho Putin.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.