Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Nổi bật và có thể nói quyền lực nhất trong dàn "sao" gạo cội của các nhà băng là ông Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - người vừa bị khởi tố, bắt giam về tội "Vi phạm các quy định về hoạt động ngân hàng...".
Cái tên Trần Bắc Hà được gắn với quá trình phát triển thăng trầm của BIDV. Trên thị trường tài chính - ngân hàng, thậm chí, người ta còn gọi ông bằng biệt danh: "ông trùm tài chính".
Tính đến ngày về hưu, ông Trần Bắc Hà đã có 35 năm công tác tại BIDV và 8 năm 8 tháng giữ chức Chủ tịch HĐQT của BIDV. Ông Hà cũng từng được coi là “linh hồn” của BIDV trong suốt thời gian dài và ghi dấu ấn là người khởi tạo Sở Giao dịch 3, Công ty Chứng khoán, Công ty Quản lý nợ khai thác tài sản BIDV...; chỉ đạo thành lập các hiện diện thương mại tại Lào, Campuchia, Myanmar, Cộng hòa Czech và Văn phòng đại diện tại Lào, Campuchia, Myanmar.
Tuy nhiên, thời kỳ cầm "bánh lái" con thuyền BIDV của ông Hà cũng gây ra nhiều tỳ vết. Cựu lãnh đạo này cũng góp phần trong điều hành đẩy nợ xấu BIDV tăng vọt.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTW) đã kết luận những vi phạm của ông Trần Bắc Hà là rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và BIDV.
Việc bắt giam ông Trần Bắc Hà đã nối thêm danh sách các ông chủ nhà băng "đời đầu" một thời lừng lẫy, đang vướng vòng lao lý như Nguyễn Đức Kiên (Ngân hàng Á châu - ACB), Trầm Bê (Ngân hàng Phương Nam - PNB), Tạ Bá Long, Đoàn Văn An (Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu - GPBank), Trần Phương Bình (Ngân hàng Đông Á - DongABank), Hà Văn Thắm (Ngân hàng Đại dương - OCB)...
Ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên), trước khi bị bắt là thành viên Hội đồng sáng lập Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), người từng được mệnh danh là “ông trùm” của các ngân hàng Việt Nam, đang thụ án 30 năm tù giam với 4 tội danh: kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa đảo và cố ý làm trái. Ngoài mức án 30 năm tù, ông Kiên còn phải nộp phạt hơn 75 tỷ đồng và cấm đảm nhiệm chức vụ trong ngân hàng 5 năm.
Hai ông Tạ Bá Long - nguyên Chủ tịch GPBank và ông Đoàn Văn An - nguyên Phó chủ tịch GPBank cũng bị kết án lần lượt 5 năm tù và 13 năm tù trong vụ án cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại GPBank.
Từng được xem là "ông trùm" trong 2 lĩnh vực ngân hàng và bất động sản, ông Hà Văn Thắm bị tuyên án chung thân tại bản án sơ thẩm vụ thất thoát hàng nghìn tỷ đồng tại Ngân hàng OceanBank. Trước khi vướng vòng lao lý, ông Hà Văn Thắm được đánh giá là nhân vật giàu số 2 trên sàn chứng khoán, đang đầy triển vọng soán ngôi vị số 1. Thời điểm đó, không ít đồn đoán cho rằng ông Thắm là tỷ phú đô la thứ hai của Việt Nam.
Từ một đại gia lừng lẫy trên thương trường, làm gì "trúng" đó, nhưng bất ngờ Trầm Bê bị tuyên phạt 4 năm tù vì giúp sức ông Phạm Công Danh gây thiệt hại cho Ngân hàng Xây dựng (VNCB). khoảng 1.800 tỷ đồng
Ông Trần Phương Bình, "cha đẻ" Ngân hàng Đông Á hiện cũng đang vướng vòng lao lý khi bị truy tố tội "lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" và tội "cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" trong vụ án xảy ra tại Ngân hàng Đông Á.
Ngân hàng Đông Á dưới thời của ông Trần Phương Bình là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam tự chế tạo ra được máy ATM bán vàng tự động, máy ATM lưu động, các buồng Auto Banking thế hệ mới có chức năng nhận tiền mặt trực tiếp…
Tuy nhiên, sau hơn 2 thập kỷ ông Bình lèo lái ngân hàng này, đến ngày 13/8/2015, Ngân hàng Nhà nước đặt Đông Á vào trình trạng kiểm soát đặc biệt do những vi phạm về quản lý tài chính, cấp tín dụng của một số cán bộ nguyên là lãnh đạo, quản lý của ngân hàng.
Ông Trần Phương Bình vừa phải hầu tòa cùng với bị cáo Phan Văn Anh Vũ (Vũ 'nhôm').
Xem thêm >> Khởi tố, bắt giam ông Trần Bắc Hà, ông Trần Lục Lang
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.