'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
“Đó là 8 tỷ USD, là rất nhiều tiền và nhiều công việc được tạo ra. Và chúng tôi biết họ (Đài Loan) sẽ dùng các khí tài này một cách có trách nhiệm”, ông Trump giải thích lý do ông đồng tình bán 66 máy bay chiến đấu F-16 trị giá 8 tỷ USD cho Đài Loan bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.
Ông chủ Nhà Trắng cũng cho biết thêm rằng mặc dù ông đã thông qua nhưng thương vụ này còn cần sự đồng thuận của Quốc hội Mỹ.
Trước đó, hãng tin New York Times ngày 16/8 dẫn lời các quan chức Mỹ giấu tên nói rằng chính quyền Trump đang tiến hành thương vụ và cho biết Bộ Ngoại giao đã thông báo chính thức về kế hoạch này cho ủy ban đối ngoại của Hạ viện và Thượng viện vào ngày 15/8.
Cùng ngày, các nhà lập pháp hàng đầu của đảng Dân chủ và Cộng hòa của Mỹ ngày 16/8 cũng đã thúc Quốc hội nhanh chóng chấp thuận thương vụ bán 8 tỷ USD máy bay F-16 trong bối cảnh Đài Loan phải đối mặt với áp lực từ sự hiện diện quân sự gia tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Nếu được phê duyệt, đây sẽ là hợp đồng bán vũ khí lớn nhất cho Đài Loan trong những năm gần đây.
Đáp lại động thái này từ phía Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết Bắc Kinh đã chính thức gửi lời phản đối cho Mỹ về kế hoạch mua bán máy bay quân sự.
Bà Hoa nói rằng đây là sự vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc "một Trung Quốc", theo đó Washington công nhận Bắc Kinh chứ không phải Đài Bắc, và làm suy yếu chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc.
“Trung Quốc kêu gọi Mỹ ngừng bán vũ khí và liên lạc quân sự với Đài Loan. Nếu không, phía Trung Quốc sẽ chắc chắn có biện pháp đối phó", Tân Hoa Xã dẫn lời bà Hoa.
Washington cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Bắc vào năm 1979 để ủng hộ chính sách "Một Trung Quốc", nhưng vẫn là đồng minh chủ chốt và đóng vai trò nhà cung cấp vũ khí nước ngoài duy nhất của Đài Loan.
Tuy nhiên, cũng trong năm 1979, Mỹ thông qua Đạo luật Quan hệ Đài Loan, có các điều khoản về việc Mỹ và Đài Loan bảo vệ lẫn nhau. Theo đó, Washington sẽ cung cấp cho Đài Bắc lượng vũ khí và viện trợ quân sự đủ để hòn đảo này có thể tự vệ.
Đạo luật cũng coi mọi ý đồ nhằm quyết định tương lai Đài Loan bằng biện pháp phi hòa bình như tẩy chay tài chính hoặc cấm vận là động thái làm phương hại đến hòa bình, ổn định ở Thái Bình Dương và là mối quan ngại sâu sắc của Mỹ.
Kể từ khi Tổng thống Trump lên nắm quyền vào năm 2016, cả chính quyền của ông và quốc hội Mỹ đều từ bỏ chính sách tránh gây căng thẳng với Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan, thay vào đó là việc liên tục thách thức Bắc Kinh và tập trung vào việc tăng cường năng lực phòng thủ cho Đài Bắc.
Việc đẩy mạnh hợp tác với Đài Loan dường như là cách Mỹ tăng sức ép với Trung Quốc khi quan hệ hai nước trở nên căng thẳng.
Xem thêm >> Tiếp tục phát hiện tàu chiến Trung Quốc vào hải phận, Philippines gửi công hàm phản đối
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.