Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
“Thế giới là một nơi thực sự nguy hiểm! Các cơ quan tình báo của chúng ta vẫn đang tiến hành thẩm định tất cả thông tin. Thái tử có thể liên quan đến sự kiện bi thảm này và cũng có thể không”, ông Trump nói trong một tuyên bố chính thức của Nhà Trắng ngày 20/11.
Trước đó, Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) nêu quan điểm đánh giá cho rằng thái tử Mohammed bin Salman bị cáo buộc là người đã phê chuẩn và ra lệnh vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi, người bất đồng chính kiến với chính quyền Arau Saudi bên trong Lãnh sự quán Arab Saudi ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 2/10.
Sau đó các nhà lập pháp thuộc Đảng Dân chủ lẫn Cộng hòa đã kêu gọi ông Trump ngừng ủng hộ Thái tử, nhưng ông Trump vẫn tỏ ra ngần ngại.
Trong bản tuyên bố ngày 20/11, ông Trump cho biết Mỹ sẽ không trừng phạt thái tử Mohammed bin Salman vào thời điểm này và cũng không cắt bỏ các thương vụ bán vũ khí cho Arab Saudi vì cái chết của nhà báo Jamal Khashoggi.
Nhà lãnh đạo Mỹ cho rằng cả Quốc vương Salman và Thái tử đều “kịch liệt phủ nhận bất kì sự hay biết nào về việc hoạch định hoặc tiến hành vụ giết người,” và rằng sự thật có thể không bao giờ được biết tới.
Ông cũng nhấn mạnh rằng Arab Saudi là một nước sản xuất dầu lớn, một đối tác kinh doanh quan trọng và là một “đồng minh tuyệt vời” trong cuộc chiến chống lại quyền lực của Iran ở Trung Đông.
“Mỹ dự định sẽ vẫn là một đối tác kiên định của Arab Saudi để bảo đảm lợi ích của đất nước chúng ta, Israel và tất cả các đối tác khác trong khu vực,” ông Trump nói.
Theo hãng tin Reuters, ngay sau tuyên bố của chính quyền Mỹ, ngoại trưởng Iran, ông Javad Zarif, cho rằng việc ông Trump vẫn quyết định ủng hộ Arab Saudi sau vụ việc nhà báo Khashoggi bị sát hại tại là một điều "đáng xấu hổ".
Trước đó, chính quyền Mỹ ngày 15/11 công bố lệnh cấm theo luật Magnitsky đối với 17 cá nhân với cáo buộc có vai trò trong vụ giết nhà báo Jamal Khashoggi. Theo đó, các cá nhân này sẽ bị cấm nhập cảnh vào Mỹ cũng như tiếp cận hệ thống tài chính của nước này,
Mới đây, chính phủ Liên bang Đức ngày 19/11 đã đình chỉ mọi hoạt động bán vũ khí cho Arab Saudi, kể cả các đơn hàng đã được phê duyệt, và cấm nhập cảnh đối với 18 quan chức nhằm phản ứng với vụ việc này. Anh cũng đã cấm một số công dân Saudi, thậm chí hủy thị thực của những người đang có thị thực vào Anh.
Ông Khashoggi, một nhà báo của tờ Washington Post, đã mất tích từ ngày 2/10 sau khi ông bước vào Lãnh sự quán Arab Saudi tại Istanbul để lấy giấy tờ làm thủ tục đăng ký kết hôn với bạn gái người Thổ Nhĩ Kỳ. Trước khi mất tích, ông Khashoggi thường xuyên có những bài viết chỉ trích Arab Saudi vì chính sách đối ngoại và việc đàn áp những người bất đồng chính kiến. Người này đã tới Mỹ sống lưu vong từ năm 2017 do lo sợ bị chính phủ Arab Saudi trả thù. Arab Saudi thừa nhận Khashoggi bị giết trong lãnh sự quán sau khi thất bại trong việc thuyết phục nhà báo này về nước. Riyadh hôm 15/11 đã truy tố 11 người liên quan đến vụ ám sát, trong đó 5 nghi phạm đối mặt với án tử hình. |
Xem thêm >> Đức ‘mạnh tay’ với Arab Saudi sau vụ nhà báo bị sát hại
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.