'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
“Tôi muốn nhấn mạnh lần nữa, chúng ta sẵn sàng duy trì đối thoại với Washington về INF. Tuy nhiên, Mỹ nên cư xử có trách nhiệm đối với vấn đề này bởi chúng ta sẽ không khoanh tay đứng nhìn Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân", ông Putin phát biểu tại một cuộc họp chính phủ về các vấn đề quốc phòng ngày 19/11 tại thành phố Sochi (Nga).
"Đó không phải là lời dọa nạt. Hiện giờ chúng ta đã sở hữu các vũ khí siêu thanh có khả năng xuyên thủng bất cứ hệ thống phòng thủ tên lửa nào", Tổng thống Nga khẳng định.
Đồng thời nhà lãnh đạo nước Nga cũng cho biết Moscow từng cảnh báo Washington về việc rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM), thỏa thuận hạn chế sử dụng các hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo giữa Nga và Mỹ.
Ông Putin kêu gọi chính phủ và quan chức quân đội đưa ra những "bước đi cụ thể" để đáp trả nếu Mỹ rút khỏi INF.
Mặt khác, ông cũng tuyên bố Nga không cho phép bất cứ quốc gia nào kéo Nga vào một cuộc chạy đua vũ trang mới. Nga sẽ tập trung phát triển cân bằng lực lượng quân đội gồm cả Lục quân, Không quân và Hải quân.
Hiệp ước INF, được ký kết năm 1987, là thỏa thuận giữa chính phủ Mỹ và Liên Xô nhằm loại bỏ việc phát triển, triển khai hoạt động các loại tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Theo đó, Liên Xô và Mỹ thống nhất loại bỏ các tên lửa hạt nhân và thông thường, bệ phóng trên mặt đất có tầm bắn từ 500-1.000 km (tầm ngắn), 1.000-5.500 km (tầm trung). Hiệp ước không bao gồm các loại tên lửa đạn đạo, hành trình phóng từ biển.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/10 tuyên bố rút khỏi INF, cho rằng Nga liên tục vi phạm thỏa thuận này bằng việc phát triển tổ hợp tên lửa Novator 9M729 với tầm bắn tới 5.000 km. Tuy nhiên, Nga đã bác bỏ cáo buộc này và khẳng định không vi phạm hiệp ước.
Động thái này của ông Trump bị Moscow và nhiều nước khác trên thế giới lên án là sẽ thúc đẩy chạy đua vũ trang.
Vũ khí siêu thanh của Nga đang là mối lo ngại lớn nhất với Mỹ trong thời gian gần đây. Bộ Quốc phòng Nga mới đây đã thử thành công một trong những tên lửa được cho là “bất bại” có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng không hiện tại và tương lai của Mỹ có tên Kinzhal.
Trong thông điệp liên bang đầu tháng này, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Kinzhal có thể mang đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân và có tốc độ siêu thanh. Nó có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ trên thế giới, trong đo có cả Mỹ.
Ngoài tên lửa Kinzhal, Nga còn sở hữu tên lửa siêu thanh Avangard, có thể đạt tới tốc độ Mach-20 (gấp 20 lần tốc độc âm thanh) và có khả năng bay lượn linh hoạt, khiến nó vượt qua được mọi hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có trên thế giới.
Bên cạnh tên lửa siêu thanh, Nga cũng đã sẵn sàng sản xuất đại trà tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat của Nga. Tất cả các vấn đề liên quan đến sản xuất, kỹ thuật, khoa học và thực tiễn của tên lửa Sarmat đã được hoàn tất.
Sarmat cũng là một vũ khí tối tân của Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga. Tên lửa này hứa hẹn sẽ mạnh hơn bất cứ tên lửa nào trên thế giới hiện nay.
Xem thêm >> Mỹ cảnh báo 'vạn lý trường thành' tên lửa của Trung Quốc trên Biển Đông
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.