Open Banking: Khi ngân hàng thay đổi để không bị đào thải

Khánh Tú - 27/05/2024 08:00 (GMT+7)

(VNF) - Tại Việt Nam, nhiều ngân hàng cũng khá nhanh nhạy trong việc “bắt nhịp” với xu hướng ngân hàng mở (Open Banking). Theo các chuyên gia, nếu ngân hàng không lồng ghép hoạt động của mình vào quy trình hàng ngày của khách hàng thì sẽ nhanh chóng bị đào thải sang một bên.

Đặt hoa trên app ngân hàng

Theo khảo sát mới nhất của Industry Research Biz, thị trường ngân hàng mở (Open Banking) có giá trị 70,7 tỷ USD năm 2023 và dự đoán sẽ đạt 552 tỷ USD vào năm 2032 với tốc độ CAGR (tốc độ tăng trưởng kép hàng năm) là 40,85% trong giai đoạn này.

Financial Brand cũng dự báo Open Banking sẽ là một trong 8 xu hướng fintech làm thay đổi hoàn toàn cục diện ngành ngân hàng toàn cầu.

Là nơi “khai sinh” ra Open Banking, châu Âu đang chứng kiến thị trường này phát triển với cấp độ số nhân. Tại Anh, có tới 7 triệu người sử dụng các dịch vụ của ngân hàng mở. Tại Đức, Thụy Điển và Ba Lan, ngân hàng mở đã tạo nên làn sóng mới và trở nên phổ biến trong đời sống của người dân.

Mặc dù “đi sau” nhưng tại khu vực châu Á, ngân hàng mở cũng đang phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 228%. Tính đến hết năm 2020, đã có 77 nền tảng ngân hàng mở với gần 1.500 sản phẩm dịch vụ có liên quan được phát triển tại khu vực này. Nhiều quốc gia như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… cũng đã công bố nhiều quy định, cơ chế chính sách, cho phép triển khai ngân hàng mở một cách hệ thống.

Tại Việt Nam, nhiều ngân hàng cũng khá nhanh nhạy trong việc “bắt nhịp” với xu hướng ngân hàng mở trên toàn cầu.

Theo số liệu từ Vụ Thanh toán của Ngân hàng Nhà nước, 72,3% tổ chức tín dụng đã và đang dự kiến triển khai các API (Application Programming Interface - phương thức trung gian kết nối các ứng dụng và nền tảng khác nhau), trong đó 47,6% đã xây dựng các API để các bên thứ 3 kết nối; khoảng 65% tổ chức tín dụng sẵn sàng triển khai Open API, trong đó trên 30% tổ chức tín dụng có mức độ sẵn sàng cao.

Nhiều tổ chức tín dụng đã xây dựng các API cho phép các bên thứ ba kết nối, triển khai API Portal để các đối tác có thể kết nối vào hệ sinh thái ngân hàng, bên cạnh đó là nhiều nhà cung cấp giải pháp ứng dụng Open API như Open API Connect của IBM; WS02 open source, APIGee của Google…

Là một trong những ngân hàng đi đầu về ngân hàng mở, BIDV đã xây dựng và phát triển hệ thống BIDV Open API. Sau gần 4 tháng ra mắt, đã có gần 60 đối tác trải nghiệm hệ thống BIDV Open API (với hơn 17.000 lượt thử nghiệm trên môi trường sandbox) và đăng ký tích hợp với BIDV sau khi trải nghiệm.

Nhờ đó, khách hàng cá nhân có thể sử dụng nhiều hình thức dịch vụ khác nhau, từ đặt xe taxi, mua bảo hiểm, mua vé máy bay, thậm chí là đặt hoa trên ứng dụng smart banking của BIDV. Còn với khách hàng doanh nghiệp, họ có thể tiếp cận các dịch vụ công như thuế, hải quan hay logistics.

Không chỉ được thực hiện tại các nền tảng/ứng dụng thuộc sở hữu của ngân hàng, nhờ BIDV Open API, các dịch vụ của ngân hàng còn được chia sẻ rộng rãi trên nền tảng của bất kỳ đối tác nào có kết nối với ngân hàng thông qua việc biến các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng thành API và “nhúng” vào hệ sinh thái của các đối tác.

“Dịch vụ ngân hàng ngày càng thú vị hơn khi ngay trên nền tảng ngân hàng tích hợp với hệ sinh thái số hàng trăm sản phẩm, dịch vụ liên kết với đối tác thứ ba, từ đó đem lại lợi ích tối đa và tăng trải nghiệm cho người dùng”, ông Nguyễn Chiến Thắng, Giám đốc Trung tâm Ngân hàng số BIDV, nhận định.

Ông Trần Công Quỳnh Lân, Phó Tổng giám đốc VietinBank, cũng thừa nhận: “Nhu cầu mỗi ngày của người dân không phải đến ngân hàng mà là đi lại, mua sắm, ăn uống và truy cập các ứng dụng cung cấp dịch vụ như Grab, Agoda, Shopee... Chính vì thế, các ngân hàng phải nắm bắt được thay đổi này. Nếu ngân hàng không lồng ghép hoạt động của mình vào quy trình hàng ngày của khách hàng, thì sẽ nhanh chóng bị đào thải sang một bên”.

Ảnh minh hoạ

Lợi ích và rào cản của ngân hàng mở

Chia sẻ với Đầu tư Tài chính, TS Nguyễn Thị Thu Trang, Phó Trưởng bộ môn Kinh doanh Ngân hàng tại Học viện Ngân hàng, nhìn nhận: “Ngân hàng mở là xu hướng mà các ngân hàng trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã và đang chủ động để chuyển dịch. Tại Việt Nam, khi người dùng ngày càng quen thuộc hơn với việc thực hiện các giao dịch trên các phương tiện điện tử, số lượng của các công ty fintech gia tăng liên tục thì việc ngân hàng mở trở thành xu hướng không thể tránh khỏi”.

Theo TS Nguyễn Thị Thu Trang, thông qua Open Banking, ngân hàng có cơ hội khai thác tệp khách hàng mới thông qua tiếp cận với nhiều khách hàng hơn và các đối tượng khách hàng đa dạng hơn thông qua các ứng dụng của đối tác, từ đó dễ dàng bán chéo sản phẩm cũng như cũng cấp dịch vụ toàn diện và tối ưu nhất cho khách hàng của mình nhằm thiết lập hệ sinh thái phục vụ tối đa nhu cầu khách hàng. Phát triển Open Banking cũng thúc đẩy chuyển đổi số sâu rộng trong ngành ngân hàng và nâng cao lợi thế cạnh tranh của ngân hàng trong cuộc cách mạng 4.0.

Tuy nhiên, Open Banking vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là khi nền kinh tế số đang phát triển.

TS Nguyễn Thị Thu Trang nhận định một trong những thách thức lớn nhất của Open Banking tại Việt Nam là vấn đề an toàn thông tin. Việc chia sẻ dữ liệu giữa các ngân hàng, tổ chức tài chính và các bên thứ ba mở ra rủi ro về bảo mật thông tin cá nhân của người dùng.

Việc thiếu các quy định hành lang pháp lý và hướng dẫn cụ thể về Open API, chẳng hạn như những dữ liệu nào được phép chia sẻ, chia sẻ theo tiêu chí nào hay các đối tác được sử dụng dữ liệu như thế nào, cũng có thể dẫn đến việc lạm dụng thông tin và xâm nhập vào quyền riêng tư của người dùng.

Bên cạnh đó, một thách thức khác là sự đồng nhất trong việc triển khai chuẩn giao thức Open Banking.

“Việc triển khai Open Banking tại Việt Nam hiện còn mang tính chất riêng lẻ, phần lớn do ngân hàng và đối tác tự xây dựng dựa trên nhu cầu của nhau và chưa có tiêu chuẩn chung. Điều này có thể làm giảm hiệu suất và khả năng tương tác giữa các bên, khó mở ra một hệ thống tài chính linh hoạt”, TS Trang nói.

Thách thức tiếp theo là vấn đề về cơ sở hạ tầng công nghệ. Một số ngân hàng và tổ chức tài chính tại Việt Nam vẫn đang sử dụng các hệ thống chưa tương thích hoặc khó tích hợp với các nền tảng công nghệ mới. Trong khi đó, không phải bên thứ ba nào cũng có thể đáp ứng được những tiêu chí về công nghệ như hệ thống hạ tầng vững chắc, có khả năng kiểm soát rủi ro khi sự cố xảy ra,…

Để Open Banking phát triển hơn nữa, ông Nguyễn Hoàng Long, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), cho rằng cần có cơ sở pháp lý rõ ràng, đặc biệt là về vấn đề chia sẻ, bảo mật thông tin của khách hàng rằng dữ liệu nào được chia sẻ và dữ liệu nào được bảo mật.

Không chỉ vậy, theo ông Long, cũng cần xây dựng tiêu chuẩn chung cho thị trường Open Banking, không chỉ tiêu chuẩn về sản phẩm, dịch vụ cung cấp mà còn là tiêu chuẩn về vận hành. “Xây dựng một đơn vị vận hành chung, vận hành một Hub (trung tâm) và đưa ra tiêu chuẩn kỹ thuật chi tiết, tiêu chuẩn về sản phẩm, dịch vụ, tiêu chuẩn vận hành ứng xử của các bên khi có sự cố xảy ra là một hướng đi cần cân nhắc”, ông nói.

Tuy vậy, ông Nguyễn Hoàng Long cũng tin tưởng rằng: “Với sự định hướng của Ngân hàng Nhà nước, sự quan tâm của ngành ngân hàng và đơn vị hạ tầng thanh toán như NAPAS, xu hướng Open Banking sẽ sớm được chuẩn hóa về kỹ thuật, cơ sở pháp lý để từ đó có thể cung cấp ngày càng nhiều ngân hàng mở phục vụ cho khách hàng”.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Cổ phiếu thép 'phi nước đại' sau quyết định điều tra chống bán phá giá của Bộ Công Thương

Cổ phiếu thép 'phi nước đại' sau quyết định điều tra chống bán phá giá của Bộ Công Thương

(VNF) - Sau khi Bộ Công Thương công bố quyết định điều tra chống bán phá giá thép mạ, sắc xanh đã phủ kín nhóm cổ phiếu thép trong phiên giao dịch sáng nay.

'Vàng đang ở vùng đỉnh cao, sẽ có những cú điều chỉnh giảm sâu'

'Vàng đang ở vùng đỉnh cao, sẽ có những cú điều chỉnh giảm sâu'

(VNF) - Theo ông Nguyễn Quang Huy, CEO Khoa Tài chính - Ngân hàng trường Đại học Nguyễn Trãi, giá vàng thế giới vẫn đang ở vùng đỉnh cao của thời đại, xoay quanh mốc 2.300 USD/ounce, nên rủi ro có những cú điều chỉnh giảm sâu hoàn toàn có thể xảy ra. Người dân cần bình tĩnh, tránh bị cuốn theo tâm lý đám đông khi đưa ra quyết định mua vàng.

Adidas điều tra cáo buộc 'hối lộ quy mô lớn' tại Trung Quốc

Adidas điều tra cáo buộc 'hối lộ quy mô lớn' tại Trung Quốc

(VNF) - Adidas đã mở một cuộc điều tra về các cáo buộc hối lộ quy mô lớn ở Trung Quốc sau khi công ty nhận được khiếu nại tố giác các nhân viên cấp cao tham ô “hàng triệu EUR”, tờ Financial Times (FT) đưa tin.

Xây dựng Tân Nam: Nhận diện 'ông lớn' xây dựng cầu đường xứ Nghệ

Xây dựng Tân Nam: Nhận diện 'ông lớn' xây dựng cầu đường xứ Nghệ

(VNF) - Là "ông lớn" ngành xây dựng cầu đường ở Nghệ An, Công ty cổ phần Xây dựng Tân Nam là nhà thầu có tiếng ở xứ Nghệ, đồng thời góp mặt tại nhiều gói thầu quy mô hàng nghìn tỷ đồng trải dài từ Bắc tới Nam.

Kinh doanh online chưa đăng ký thuế, hàng vạn người lo bị truy thu, xử phạt

Kinh doanh online chưa đăng ký thuế, hàng vạn người lo bị truy thu, xử phạt

(VNF) - Bán hàng online nhưng chưa đăng ký, kê khai thuế, nhiều người đang lo bị phạt, truy thu. Pháp luật quy định người kinh doanh online chưa đăng ký thuế phải chịu các khoản phạt, như chậm đăng ký kinh doanh, kê khai, thuế nộp chậm.

Hé lộ DN chi gần 200 tỷ thâu tóm dự án Đại Nam của ông Dũng 'Lò Vôi'

Hé lộ DN chi gần 200 tỷ thâu tóm dự án Đại Nam của ông Dũng 'Lò Vôi'

(VNF) - Tập đoàn Danh Khôi (HNX: NRC) có kế hoạch chi 195 tỷ đồng dùng để thanh toán tiền mua một phần dự án tại Khu dân cư Đại Nam (Quốc lộ 13, Chơn Thành, Bình Phước) của đại gia Huỳnh Uy Dũng (Dũng "Lò Vôi").

Cảnh dang dở tại dự án FLC Lux City Quy Nhơn

Cảnh dang dở tại dự án FLC Lux City Quy Nhơn

(VNF) - Thi công chậm tiến độ, các hạng mục hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ theo quy hoạch và đã có dấu hiệu xuống cấp, dự án FLC Lux City Quy Nhơn bị cơ quan chức năng nhiều lần đôn đốc, nhắc nhở nhưng đến nay vẫn trong tình trạng ngổn ngang, chưa biết ngày hoàn thành.

G7 lấy 50 tỷ USD tài sản Nga cho Ukraine vay: TT Putin nói ‘trộm cắp’, ông Biden 'không lùi bước'

G7 lấy 50 tỷ USD tài sản Nga cho Ukraine vay: TT Putin nói ‘trộm cắp’, ông Biden 'không lùi bước'

(VNF) - Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cuối tuần qua đã lên tiếng bác bỏ tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng các nhà lãnh đạo thế giới đang "trộm cắp" tiền từ Nga vì đã đồng ý cho Ukraine vay 50 tỷ USD bằng lợi nhuận từ tài sản bị phong tỏa của Nga.

Ngồi nhà làm thủ tục thuê đất, chính quyền trả giấy tờ tận nơi... lấy phí 0 đồng

Ngồi nhà làm thủ tục thuê đất, chính quyền trả giấy tờ tận nơi... lấy phí 0 đồng

(VNF) - Quảng Nam đang tập trung cho lộ trình chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh và đã có “quả ngọt”. Ở lĩnh vực hành chính công, nhiều dịch vụ đã được triển khai trực tuyến tạo điều kiện thuận tiện, mang lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp.

Vốn ngoại đổ vào DN bảo hiểm: Lựa chọn nào để thoát thế kẹt?

Vốn ngoại đổ vào DN bảo hiểm: Lựa chọn nào để thoát thế kẹt?

(VNF) - Sự phân hoá mạnh mẽ trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ (BHPNT) đã khiến nhóm các DN quy mô nhỏ ngày càng khó khăn. Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài tại các DN này cũng khó hiện thực hoá tham vọng của mình. Sau nhiều năm không đạt được mục tiêu và kỳ vọng tương lai không tích cực khiến nhiều nhà đầu tư sẽ phải tính lại kế hoạch của mình.

Cảnh dang dở tại dự án FLC Lux City Quy Nhơn

Cảnh dang dở tại dự án FLC Lux City Quy Nhơn

(VNF) - Thi công chậm tiến độ, các hạng mục hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ theo quy hoạch và đã có dấu hiệu xuống cấp, dự án FLC Lux City Quy Nhơn bị cơ quan chức năng nhiều lần đôn đốc, nhắc nhở nhưng đến nay vẫn trong tình trạng ngổn ngang, chưa biết ngày hoàn thành.