Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất, trong quý III/2021, Petrolimex đạt 34.625,3 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 26,1% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy vậy, giá vốn hàng bán tăng mạnh hơn khiến lợi nhuận gộp thu về chỉ đạt 2.035,7 tỷ đồng, giảm 35,1%. Lãi từ các công ty liên kết trong kỳ cũng giảm phân nửa so với quý III/2020, xuống còn 72,6 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế giảm 90% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 112 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế là 79,5 tỷ đồng, giảm 91,4%.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần của Công ty đạt 119.741 tỷ đồng, tăng 29,2% so với cùng kỳ năm 2020; lợi nhuận trước thuế đạt 2.952 tỷ đồng, gấp 15 lần cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 2.410 tỷ đồng. Tăng trưởng lợi nhuận chủ yếu trên mức nền so sánh thấp của năm 2020 do ảnh hưởng bởi giá dầu và nhu cầu tiêu thụ cùng giảm mạnh.
Năm 2021, Petrolimex đặt kế hoạch 135.200 tỷ đồng doanh thu và 3.360 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy, bất chấp ảnh hưởng tiêu cực của quý III, sau 9 tháng, Công ty đã thực hiện được 87% chỉ tiêu doanh thu và 88% chỉ tiêu lợi nhuận. Do đó, triển vọng về đích kế hoạch năm là khả quan trong bối cảnh nhu cầu thị trường xăng dầu được dự báo phục hồi mạnh trong quý IV sau khi các biện pháp giãn cách xã hội tại các địa phương được dỡ bỏ từ đầu tháng 10.
Bộ phận Phân tích của Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research) dẫn chia sẻ của lãnh đạo Petrolimex cho biết, sản lượng tiêu thụ xăng dầu trong tháng 10 tăng 30% so với tháng 9.
Bên cạnh đó, Petrolimex còn được đánh giá sẽ hưởng lợi từ đà tăng giá xăng dầu, giúp tăng biên lợi nhuận nhờ tận dụng được hàng tồn kho với giá vốn rẻ hơn. Tính đến ngày 30/9/2021, giá trị hàng tồn kho của Petrolimex là 11.955,2 tỷ đồng, chủ yếu là tồn kho hàng hóa, thành phẩm. Giá trị tồn kho chiếm 19% tổng tài sản.
Bên cạnh mảng kinh doanh chính là xăng dầu, việc nới lỏng giãn cách cũng được đánh giá sẽ giúp kết quả kinh doanh các mảng vận tải và hóa dầu và hóa dầu. Trong đó, mảng hóa dầu được kỳ vọng sẽ duy trì mức tăng trưởng khả quan cho tới năm sau, trong xu hướng đẩy mạnh các dự án hạ tầng giao thông trong năm nay và năm sau.
Tính đến ngày 30/9/2021, Petrolimex có 11 khoản đầu tư vào các công ty liên kết với giá trị 2.992 tỷ đồng, trong đó, có giá trị lớn nhất là khoản đầu tư vào Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) với giá trị 1.654,5 tỷ đồng và nắm giữ 40,57% vốn tại ngân hàng này.
Tại Đại hội đồng cổ đông vào cuối tháng 4/2021, lãnh đạo Petrolimex cho biết, Tập đoàn đang thuê các công ty tư vấn chuyên nghiệp để tư vấn thẩm định và tư vấn chào bán trên 40% vốn tại PGBank và kỳ vọng việc thoái vốn sẽ hoàn tất trong năm 2021. Phương thức thoái vốn dự kiến là đấu giá công khai tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.
PGBank hiện có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, trong đó, Petrolimex là cổ đông lớn nhất. Với tỷ lệ sở hữu lớn và định hướng thoái toàn bộ, triển vọng thoái vốn của Petrolimex tại PGBank được đánh giá là rất khả quan trong bối cảnh việc xin cấp phép thành lập ngân hàng mới gần như là điều bất khả thi. Đa phần các ngân hàng trên thị trường đều đã có nhóm cổ đông chi phối, khiến việc bán vốn của Petrolimex tại PGBank trở nên hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực này.
Không chỉ hấp dẫn nhà đầu tư trong nước, câu chuyện bán vốn này còn có thể thu hút nhà đầu tư nước ngoài quan, bởi tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại PGBank hiện không đáng kể. Tháng 7/2021, tại Đại hội đồng cổ đông bất thường, Hội đồng Quản trị PGBank đã trình và được cổ đông thông qua điều chỉnh tạm thời giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài về 2% vốn điều lệ để tạo dư địa thu hút nhà đầu tư nước ngoài quan tâm khi Petrolimex tiến hành đấu giá.
Thời gian qua, cũng có nhiều thông tin về thương vụ này, bao gồm cả đồn đoán về giá khởi điểm đấu giá có thể lên đến 5x. Trên thị trường, thị giá cổ phiếu của PGBank cũng đang diễn biến tích cực trong khoảng 2 tháng qua. Đến đầu tháng 12/2021, cổ phiếu này đã vượt qua mức giá 37.000 đồng/cổ phiếu. Tại mức giá này, phần sở hữu của Petrolimex có giá trị hơn 4.400 tỷ đồng, trong khi giá trị đầu tư trên báo cáo tài chính hợp nhất đến cuối quý III/2021 chỉ là 1.654,5 tỷ đồng.
Tuy vậy, đến thời điểm hiện tại, việc thoái vốn của Petrolimex tại PGbank gần như chắc chắn sẽ không thể hoàn thành trong năm nay do việc tổ chức đấu giá cần khoảng thời gian nhất định để thực hiện. Do vậy, việc thoái vốn và ghi nhận lợi nhuận sớm nhất cũng phải sang đầu năm 2022.
Tính đến ngày 30/9, PGBank có quy mô tổng tài sản 36.793,4 tỷ đồng, tăng 1,77% so với đầu năm. Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đạt 217,7 tỷ đồng, tăng 107% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ giá trị trích lập dự phòng rủi ro tín dụng giảm mạnh, trong khi lợi nhuận hoạt động giảm 6,17%.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.