Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Tại hội thảo công bố báo cáo kinh tế vĩ mô quý II/2018 tổ chức hôm 11/7, PGS.TS Nguyễn Đức Thành cho rằng việc đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc thời gian qua bị yếu đi có 2 kịch bản.
Kịch bản thứ nhất là Trung Quốc cố tình phá giá đồng Nhân dân tệ để hỗ trợ xuất khẩu, tăng giá hàng Mỹ nhập vào Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Thành cho rằng kịch bản này không có bằng chứng thuyết phục, bởi nếu cố tình phá giá đồng Nhân dân tệ, chính phủ Trung Quốc sẽ phải mua vào USD, dự trữ ngoại hối phải tăng nhưng thực tế cho thấy dự trữ ngoại hối của Trung Quốc lại liên tục giảm. Riêng quý I/2018, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã giảm 30 tỷ USD.
Kịch bản thứ hai là các nhà đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc lo ngại cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ gây tổn thương thật sự cho nền kinh tế Trung Quốc và sớm muộn gì đồng Nhân dân tệ sẽ mất giá nên họ đồng loạt rút vốn.
Khi rút vốn, các nhà đầu tư sẽ mua USD và như vậy đồng Nhân dân tệ sẽ giảm. “Tức là từ nỗi lo Nhân dân tệ giảm, nhà đầu tư rút vốn ra nước ngoài và làm đồng Nhân dân tệ giảm thật sự”, ông Thành nói.
Theo ông Thành, nếu Ngân hàng trung ương Trung Quốc không muốn kịch bản thứ hai xảy ra, họ sẽ phải bơm USD ra để ngăn chặn đà giảm của Nhân dân tệ. Điều này khiến dự trữ ngoại hối của Trung Quốc suy giảm. Trên thực tế, dự trữ của Trung Quốc đã giảm từ đầu năm 2018.
“Như vây những quan điểm cho là cuộc chiến thương mại không làm Trung Quốc nao núng đã không chính xác. Quan điểm của VEPR là Trung Quốc có e ngại, trong lòng Trung Quốc có tổn thương”, ông Thành nhận định.
Với diễn biến như trên, ông Thành cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối diện với rủi ro lớn về tỷ giá, lãi suất và sự cạnh tranh khốc liệt với hàng hóa Trung Quốc.
Cụ thể, khi cuộc chiến thương mại nổ ra, hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ sẽ bị chặn hoặc gặp khó khăn về giá. Hệ quả tất yếu là hàng hóa Trung Quốc sẽ đổ dồn sang các thị trường khác. Việt Nam là thị trường ngay bên cạnh, lại có lợi về tỷ giá nên hàng hóa Trung Quốc sẽ ồ ạt vào Việt Nam, gây tổn thương cho nền kinh tế Việt Nam.
Trước sức ép này, Việt Nam sẽ buộc phải phá giá tiền đồng để cân bằng nhất định với đà suy giảm của đồng Nhân dân tệ, nhưng điều này lại khiến các doanh nghiệp sử dụng USD gặp khó khăn.
Ông Thành cũng lưu ý thêm rủi ro lãi suất bởi trong bối cảnh lạm phát có xu hướng tăng, nhiều khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh lãi suất và thắt chặt tiền tệ, gây ảnh hưởng đến thị trường tài sản.
Trong bối cảnh khó khăn như trên, ông Nguyễn Đức Thành cho rằng Việt Nam vẫn có thể lách giữa hai làn đạn để đắc lợi.
“Mổ xẻ cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc thì thấy ngoài nhập hàng tiêu dùng, Việt Nam cũng nhập nhiều nguyên liệu. Với việc đồng Nhân dân tệ suy yếu, doanh nghiệp Việt sẽ nhập nguyên liệu từ Trung Quốc với giá rẻ hơn và xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ với giá như cũ, thậm chí chúng ta phá giá tiền Đồng để xuất khẩu được nhiều hơn”, ông Thành nói.
Nhấn mạnh về chính sách tỷ giá, Viện trưởng VEPR cho rằng: “Việt Nam nên theo đuổi chính sách tỷ giá mềm dẻo, theo đúng nghĩa là đi dây giữa 2 nền kinh tế, tức là Việt Nam nên phá giá tiền đồng so với USD nhưng không giảm mạnh như Nhân dân tệ.
“Ví dụ Nhân dân tệ giảm 10% thì Việt nam đồng chỉ giảm 5%. Như vậy hàng Trung Quốc vẫn rẻ nhưng không quá rẻ còn hàng bán sang Mỹ vẫn được giá 5%. Mặc dù trên thực tế con số sẽ khác nhưng tôi nghĩ mức giảm có thể là 2- 3%, từ đây đến cuối năm”, ông Thành nói.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.