'Phách vị' điều hành tỷ giá

Nguyễn Hoài - 10/07/2018 08:38 (GMT+7)

(VNF) - Sau ba ngày, kể từ 5/7, Ngân hàng Nhà nước hạ giá niêm yết và chào bán ngoại tệ can thiệp thị trường, đã không một ngân hàng nào gửi đơn mua. Tỷ giá dừng ở điểm mà nhà điều hành mong đợi nhưng các nhân tố bất ổn thì vẫn chực chờ.

VNF
Chuyên gia bàn về ứng xử với cú sốc kinh tế. Ảnh: Dĩ Thoại

Ngày 9/7, trong khuôn khổ Báo cáo kinh tế vĩ mô thường niên, Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh tổ chức “Hội thảo Báo cáo Kinh tế vĩ mô: Chủ động trước các cú sốc - Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô”; trong đó, vấn đề tỷ giá được coi là điểm nhấn.

Tỷ giá giữa bên lở và bên bồi

Theo phân tích của PGS.TS. Nguyễn Đức Trung, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh, từ đầu năm đến nay, điều hành kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tiền tệ liên tục bị áp lực từ bên ngoài dội vào.  

Trước hết, kinh tế Trung Quốc giảm tốc và xuất hiện những bất ổn trầm trọng. Đồng CNY giảm mạnh nhất trong vòng 3 năm, thị trường chứng khoán chịu áp lực từ chiến tranh thương mại với Mỹ, khiến 5.000 tỷ USD vốn hoá bốc hơi.  

Tiếp đó, thị trường tài chính tiền tệ thế giới biến động mạnh từ việc FED thắt chặt tiền tệ. Trong năm 2018, Fed dự định tăng lãi suất 3 lần, sau lần tăng lãi suất lần 1 năm 2018 vào ngày 21/3/2018, lãi suất USD đã lên tới 1,75%, mức cao nhất kể từ năm 2008.

Chỉ số USD Index tăng mạnh trong khi nhiều đồng tiền trong khu vực giảm so với USD, đã tác động tiêu cực tới khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu Việt Nam.

Mặt khác, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng tăng lên mức kỷ lục 3,07% vào ngày 17/5/2018, đẩy áp lực tháo chạy của các dòng vốn đầu tư khỏi các thị trường tài chính khu vực mới nổi (emerging market) và thị trường cận biên (frontier market).

Đáng chú ý, do bất ổn về địa chính trị và cắt giảm sản lượng của OPEC, giá dầu tăng mạnh. Đến hết tháng 6/2018, giá dầu Brent chạm 77 USD/thùng, tăng 62,47% trong vòng 1 năm qua.

Rõ ràng, những tác động bất lợi từ các yếu tố nêu trên, cộng với sự xuất hiện của chủ nghĩa bảo hộ, biệt lập từ các đối tác xuất khẩu Việt Nam, đã tác động mạnh lên cán cân thương mại trong nước, dẫn đến mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 10% trong năm nay khó đạt.

PGS.TS Nguyễn Đức Trung tính toán: Quý I/2018, cán cân thương mại hàng hoá thặng dư khoảng 4,86 tỷ USD, kéo theo cán cân vãng lai thặng dư khoảng 3,93 tỷ USD.

Tuy nhiên, khi cán cân thương mại hàng hoá đảo chiều trong quý II, thâm hụt 2,1 tỷ USD, đã góp phần trọng yếu đẩy cán cân vãng lai thâm hụt khoảng 3,5 tỷ USD.

Tính chung 6 tháng đầu 2018, cán cân vãng lai thặng dư khoảng 0,5 tỷ USD và trong 6 tháng cuối năm, khó có thể tiếp tục thặng dư do những nhân tố bất ổn nêu trên.

Đáng mừng, trong khi cán cân vãng lai thâm hụt thì cán cân tài chính 2 quý đầu năm tiếp tục thặng dư.

Trong hai quý đầu năm 2018, cán cân tài chính với mức thặng dư là 5,7 tỷ USD, đã trở thành nhân tố quyết định đẩy cán cân tổng thể thặng dư, tạo điều kiện cho Ngân hàng Nhà nước mua ngoại tệ vào, làm tăng quy mô dự trữ ngoại hối.

Chỉ tính riêng 2 quý đầu năm 2018, Ngân hàng Nhà nước mua vào xấp xỉ 9 tỷ USD, chiếm 14% tổng giá trị dự trữ ngoại hối tích luỹ đến tháng 6 năm 2018. Cuối quý II/2018, dự trữ ngoại hối đạt kỷ lục trên 63 tỷ USD, tương đương với 15 tuần nhập khẩu ước tính cho cả năm 2018.

Câu chuyện ở niềm tin

Ngày 5/7/2018, tỷ giá vọt lên đỉnh điểm khi mà tỷ giá liên ngân hàng đạt mức 23.040 VND/USD, tăng 1,45% so với cuối 2017, đẩy tỷ giá thị trường tự do mua vào bán ra lần lượt là 23.120 VND/USD và 23.150 VND/USD, tăng khoảng 1,90%.

Đây là mức tăng mạnh nếu so với thời điểm đầu năm 2016 đến hết năm 2017, tỷ giá VND/USD tăng chưa đến 1%.

Các chuyên gia phân tích, tỷ giá tăng nóng, ngoài việc gây bất ổn đối với vĩ mô, còn tạo ra nhiều tiêu cực tới hoạt động của doanh nghiệp cũng như thu nhập người lao động.

Bởi lẽ, sản xuất trong nước chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu; trong đó, 60% nhập khẩu máy móc; 30% nhập khẩu máy móc, thiết bị và 7% - 8% là nhập khẩu tiêu dùng. Với nền kinh tế thuần tuý gia công, hàm lượng giá trị gia tăng thấp, nếu VND mất giá 2% sẽ khiến chi phí trung gian toàn bộ nền kinh tế tăng thêm do giá trị nhập khẩu tăng và chỉ số giá sản xuất (PPI) tăng.

Chưa kể, những doanh nghiệp có nhiều khoản nợ ngoại tệ như ngành dầu khí (PVN, PVT, GAS), điện lực, hàng không, vận tải biển, nếu biến động tỷ giá tăng, sẽ đẩy nợ lên cao.

Có thể thấy, trước thực tế trên, Ngân hàng Nhà nước đã mạnh mẽ can thiệp bằng cả hai kênh truyền thông và nghiệp vụ. Chưa bao giờ cả vụ trưởng chuyên ngành và Thống đốc cùng xuất hiện tại một thời điểm khẳng định tiềm lực dự trữ ngoại hối trên 63 tỷ USD.

Tiếp theo sau đó, Ngân hàng Nhà nước hạ giá niêm yết bán ra thị trường với mức giảm tới 264 đồng so với trần tỷ giá, tương đương 1%, về 23.050 VND/USD cho đến cuối tuần trước.

Kết quả là sau 3 ngày chào bán giá thấp, không một ngân hàng nào gửi đơn đăng ký mua ngoại tệ; trong khi, giá giao dịch trên liên ngân hàng vẫn thấp hơn so với giá chào bán của nhà điều hành.

Có vẻ như Ngân hàng Nhà nước đang ung dung nhìn ngắm thị trường tự điều tiết, tự cân đối cung cầu và giá.

Tất nhiên, để có được kết quả này thì nhà điều hành còn tác động vào thị trường một công cụ khác: bơm hút trên nghiệp vụ thị trường mở (OMO).

Nhớ lại các năm 2007 – 2008, khi dòng vốn ngoại chảy vào, Ngân hàng Nhà nước đã mua một lượng ngoại tệ khủng khiếp, ước 9 tỷ USD trong một thời gian ngắn. Song song, Ngân hàng Nhà nước đẩy ra một lượng tiền đồng tương đương, khiến cho lạm phát nhảy vọt lên 2 con số. Trong bối cảnh đó, OMO ít được dùng, thay vào đó là các động thái có phần nặng nề như phát hành tín phiếu bắt buộc, hút hàng chục nghìn tỷ đồng tiền gửi kho bạc về nhốt trong kho.

Tuy nhiên, theo phân tích của PGS.TS Nguyễn Đức Trung, trong 2 năm qua, đặc biệt là 6 tháng đầu năm 2018, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng cách thức tiếp cận mới trong nghiệp vụ mua vào ngoại tệ để tăng dự trữ, kèm với khả năng trung hòa lượng tiền trong lưu thông một cách linh hoạt.

Cụ thể, trước đây, giao dịch ngoại hối giao ngay là hình thức giao dịch chủ yếu trong nghiệp vụ mua vào ngoại tệ, nay giao dịch kỳ hạn với các ngân hàng thương mại được áp dụng khá linh hoạt, góp phần điều chỉnh thời điểm cũng như quy mô bơm tiền vào hệ thống. Trong khi đó, khả năng hút tiền từ lưu thông về thông qua nghiệp vụ thị trường mở tốt hơn.

Nhờ đó, vốn khả dụng ở các ngân hàng dư thừa ít, ngăn họ dùng VND “đánh quả” ngoại tệ. Trong trường hợp găm giữ, với tiềm lực dự trữ ngoại hối mạnh mẽ, bất kể lúc nào, Ngân hàng Nhà nước cũng có thể xả ra, những đơn vị nào găm, chắc chắn lỗ nặng.

Không lơ là với cú sốc

Tại hội thảo, các chuyên gia đều thống nhất, trong bối cảnh từ nay đến hết năm, thậm chí kéo dài sang 2019, vẫn tiềm ẩn những bất ổn. Trong trường hợp không dự báo được, sẽ biến thành những cú sốc kinh tế.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Phát triển, Trường Đại học Fulbright Việt Nam phân tích: trong doanh số hàng xuất khẩu Việt Nam (tính cả khối FDI và doanh nghiệp nội địa) có một tỷ trọng lớn xuất sang các nước châu Á, trong đó có Trung Quốc, từ đó đi Mỹ. Khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nổ ra, chắc chắn số hàng hoá của ta xuất sang Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng. “Càng dựa vào FDI, càng phải thấy rủi ro không ít và đó chính là cú sốc mà ta phải dự báo và tính toán”, ông Thành nhấn mạnh.

Ông Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương phân tích, về nhân tố chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kinh tế thực thương mại của Việt Nam và được truyền dẫn, tạo thành cú sốc đối với thị trường tài chính. Cú sốc tài chính gắn với 2 điểm mà đầu tiên là chính sách tiền tệ của FED tăng lãi suất.

Tiếp đó, ở các nước, khi đồng USD tăng, họ sẽ phá giá để giữ vị thế cạnh tranh, từ đó, sẽ gây áp lực lên VND.

Theo đánh giá của PGS.TS Trần Hoàng Ngân, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng phân tích, trong tình hình hiện nay, sự biến động về kinh tế, chính trị trên thế giới rất khó lường, khiến các dự báo của IMF và các tổ chức quốc tế liên tục thay đổi. Bởi vậy, Việt Nam cũng không nên ngần ngại đưa ra các dự báo.

“Cách đây hai ngày, Mỹ đưa ra các sắc thuế với nhập khẩu hàng từ Trung Quốc, lập tức sẽ tác động đến cán cân thương mại toàn cầu, cũng như chuyển dịch trong cán cân thương mại Việt Nam”, ông Trần Hoàng Ngân nói.

Ngoài ra theo ông, hiện tại, cần phải lưu tâm đặc biệt đến yếu tố giá dầu, bởi mối liên hệ rõ rệt với lạm phát.

Ông Bùi Quốc Dũng, Trợ lý Trưởng Ban kinh tế Trung ương phân tích thêm một bất cập nội tại, đó là: tiền gửi kho bạc trong hệ thống ngân hàng hiện quá nhiều, tạo ra dư cung thanh khoản, dẫn đến lãi suất thấp.

Khi lãi suất VND thấp thì trên thị trường liên ngân hàng, ngân hàng muốn giữ USD hơn là VND do chênh lệch lãi suất có lợi cho nắm giữ USD.

“Chúng tôi cho rằng, tiền gửi Kho bạc nhà nước phải được giữ ở Ngân hàng Nhà nước chứ không được để ngân hàng thương mại, để tránh thừa VND quá lâu trong hệ thống ngân hàng”, ông Dũng nhấn mạnh.

Đánh giá về cân đối cán cân thanh toán tổng thể, một chuyên gia dự tính, trong 2 quý cuối năm, cán cân thanh toán có thể thặng dư mỗi quý khoảng 1 tỷ USD với điều kiện yếu tố FDI không biến động bất thường. Bởi vậy, những thán 9 – 11 và 12, cần theo dõi đặc biệt để tránh căng thẳng với thị trường ngoại hối.

Đến cuối tháng 6/2018 khối lượng tín phiếu Ngân hàng Nhà nước đạt 150.999 tỷ VND. Điều này giúp Kho bạc phát hành thành công trái phiếu Chính phủ, thị trường ngoại hối diễn biến ổn định; đồng thời, đảm bảo trung hoà hợp lý lượng tiền VND

(PGS.TS Nguyễn Đức Trung, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh).

 

 

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Còn sợ sai, sợ trách nhiệm, BĐS còn khó tăng trưởng bền vững'

'Còn sợ sai, sợ trách nhiệm, BĐS còn khó tăng trưởng bền vững'

(VNF) - Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) chia sẻ với VietnamFinance một số giải pháp để thị trường tăng trưởng trở lại vào năm 2025.

Giá heo tăng vùn vụt, cổ phiếu chăn nuôi đua nhau tăng trần

Giá heo tăng vùn vụt, cổ phiếu chăn nuôi đua nhau tăng trần

(VNF) - Giá heo tăng vùn vụt đã ‘phả’ hơi nóng lên cổ phiếu của các ‘đại gia’ chăn nuôi trên sàn chứng khoán. Kết thúc phiên giao dịch sáng nay ngày 17/5, BAF và HAG tăng hết biên độ trong tình trạng ‘cháy hàng’, trong khi DBC cũng có thời điểm chạm trần.

Cảng Chu Lai đưa vào vận hành hệ thống cẩu chuyên dụng

Cảng Chu Lai đưa vào vận hành hệ thống cẩu chuyên dụng

(VNF) - Công ty Cảng biển Quốc tế Chu Lai - Chu Lai Port (Quảng Nam) thuộc Tập đoàn THILOGI vừa đưa vào vận hành chính thức hệ thống cẩu chuyên dụng mới trị giá hơn 400 tỷ đồng.

Petrovietnam sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận 01 của Bộ Chính trị

Petrovietnam sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận 01 của Bộ Chính trị

(VNF) - Ngày 16/5 tại Hà Nội, Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Đảng ủy Tập đoàn) đã tổ chức hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Kết luận 01 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết 281 về “Công tác truyền thông và văn hóa doanh nghiệp” của Đảng ủy Tập đoàn; phát động thi đua phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Ông Biden và ông Trump: Ai cứng rắn hơn với Trung Quốc?

Ông Biden và ông Trump: Ai cứng rắn hơn với Trung Quốc?

(VNF) - Mặc dù có nhiều điểm bất đồng nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden và người tiền nhiệm Donald Trump dường như ngày càng thể hiện nhiều điểm tương đồng trong cách hành xử với Trung Quốc.

Nợ xấu tăng nhanh, ngân hàng chờ 'đũa thần' từ Thông tư 02

Nợ xấu tăng nhanh, ngân hàng chờ 'đũa thần' từ Thông tư 02

(VNF) - Tỷ lệ nợ xấu của nhiều ngân hàng trong quý đầu năm tăng nhanh, lên trên ngưỡng 3%. Vậy nợ xấu có được kìm hãm khi Thông tư 02 được kéo dài đến hết năm nay?

TDG Global lên kế hoạch thu gần 1.500 tỷ trong năm nay

TDG Global lên kế hoạch thu gần 1.500 tỷ trong năm nay

(VNF) - Trong năm 2024, Công ty cổ phần Đầu tư TDG Global đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 1.490 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ở mức khiêm tốn hơn 4 tỷ đồng.

Nhận diện Xây dựng Tự lập cùng Tập đoàn Thuận An trúng thầu 1.000 tỷ ở Phú Thọ

Nhận diện Xây dựng Tự lập cùng Tập đoàn Thuận An trúng thầu 1.000 tỷ ở Phú Thọ

(VNF) - Công ty TNHH Xây dựng Tự Lập từng liên danh cùng Tập đoàn Thuận An trúng gói thầu xây dựng đường từ ngã ba Tam Lập đến Bàu Bàng.

Phó Thống đốc: Tài chính vi mô có bước phát triển đáng ghi nhận

Phó Thống đốc: Tài chính vi mô có bước phát triển đáng ghi nhận

(VNF) - Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, khu vực tài chính vi mô đã có những bước phát triển đáng ghi nhận.

4 tháng đầu năm, Petrovietnam ghi nhận tăng trưởng tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh

4 tháng đầu năm, Petrovietnam ghi nhận tăng trưởng tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh

(VNF) - Tháng 4 năm 2024, tổng doanh thu toàn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đạt 77,2 nghìn tỷ đồng, tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ, duy trì 3 tháng tăng trưởng liên tiếp.

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

(VNF) - Golf đã không còn là môn thể thao xa lạ, xa xỉ như nó đã từng; golf đã và đang hiện hữu trong đời sống của người Việt như là một trong những môn thể thao – giải trí quan trọng, thu hút đông đảo người chơi với gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc. Dưới đây là hình ảnh đẹp về những sân golf sát biển nổi tiếng Việt Nam.