PGS.TS Nguyễn Đức Thành: ‘Việt Nam nên phá giá tiền đồng từ 2 – 3%’
Thụy Khanh -
12/07/2018 03:31 (GMT+7)
(VNF) – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) Nguyễn Đức Thành cho rằng trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung lên cao, Việt Nam nên theo đuổi chính sách tỷ giá mềm dẻo, đúng nghĩa đi dây giữa hai nền kinh tế. “Việt Nam nên phá tiền đồng so với USD. Từ đây đến cuối năm, mức giảm có thể là 2 – 3%”, ông Thành đề xuất.
TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR
Trung Quốc thực sự tổn thương vì chiến tranh thương mại với Mỹ
Tại hội thảo công bố báo cáo kinh tế vĩ mô quý II/2018 tổ chức hôm 11/7, PGS.TS Nguyễn Đức Thành cho rằng việc đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc thời gian qua bị yếu đi có 2 kịch bản.
Kịch bản thứ nhất là Trung Quốc cố tình phá giá đồng Nhân dân tệ để hỗ trợ xuất khẩu, tăng giá hàng Mỹ nhập vào Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Thành cho rằng kịch bản này không có bằng chứng thuyết phục, bởi nếu cố tình phá giá đồng Nhân dân tệ, chính phủ Trung Quốc sẽ phải mua vào USD, dự trữ ngoại hối phải tăng nhưng thực tế cho thấy dự trữ ngoại hối của Trung Quốc lại liên tục giảm. Riêng quý I/2018, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã giảm 30 tỷ USD.
Kịch bản thứ hai là các nhà đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc lo ngại cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ gây tổn thương thật sự cho nền kinh tế Trung Quốc và sớm muộn gì đồng Nhân dân tệ sẽ mất giá nên họ đồng loạt rút vốn.
Khi rút vốn, các nhà đầu tư sẽ mua USD và như vậy đồng Nhân dân tệ sẽ giảm. “Tức là từ nỗi lo Nhân dân tệ giảm, nhà đầu tư rút vốn ra nước ngoài và làm đồng Nhân dân tệ giảm thật sự”, ông Thành nói.
Theo ông Thành, nếu Ngân hàng trung ương Trung Quốc không muốn kịch bản thứ hai xảy ra, họ sẽ phải bơm USD ra để ngăn chặn đà giảm của Nhân dân tệ. Điều này khiến dự trữ ngoại hối của Trung Quốc suy giảm. Trên thực tế, dự trữ của Trung Quốc đã giảm từ đầu năm 2018.
“Như vây những quan điểm cho là cuộc chiến thương mại không làm Trung Quốc nao núng đã không chính xác. Quan điểm của VEPR là Trung Quốc có e ngại, trong lòng Trung Quốc có tổn thương”, ông Thành nhận định.
Nửa cuối năm 2018 sẽ rất rủi ro
Với diễn biến như trên, ông Thành cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối diện với rủi ro lớn về tỷ giá, lãi suất và sự cạnh tranh khốc liệt với hàng hóa Trung Quốc.
Cụ thể, khi cuộc chiến thương mại nổ ra, hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ sẽ bị chặn hoặc gặp khó khăn về giá. Hệ quả tất yếu là hàng hóa Trung Quốc sẽ đổ dồn sang các thị trường khác. Việt Nam là thị trường ngay bên cạnh, lại có lợi về tỷ giá nên hàng hóa Trung Quốc sẽ ồ ạt vào Việt Nam, gây tổn thương cho nền kinh tế Việt Nam.
Trước sức ép này, Việt Nam sẽ buộc phải phá giá tiền đồng để cân bằng nhất định với đà suy giảm của đồng Nhân dân tệ, nhưng điều này lại khiến các doanh nghiệp sử dụng USD gặp khó khăn.
Ông Thành cũng lưu ý thêm rủi ro lãi suất bởi trong bối cảnh lạm phát có xu hướng tăng, nhiều khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh lãi suất và thắt chặt tiền tệ, gây ảnh hưởng đến thị trường tài sản.
Nên phá giá tiền đồng
Trong bối cảnh khó khăn như trên, ông Nguyễn Đức Thành cho rằng Việt Nam vẫn có thể lách giữa hai làn đạn để đắc lợi.
“Mổ xẻ cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc thì thấy ngoài nhập hàng tiêu dùng, Việt Nam cũng nhập nhiều nguyên liệu. Với việc đồng Nhân dân tệ suy yếu, doanh nghiệp Việt sẽ nhập nguyên liệu từ Trung Quốc với giá rẻ hơn và xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ với giá như cũ, thậm chí chúng ta phá giá tiền Đồng để xuất khẩu được nhiều hơn”, ông Thành nói.
Nhấn mạnh về chính sách tỷ giá, Viện trưởng VEPR cho rằng: “Việt Nam nên theo đuổi chính sách tỷ giá mềm dẻo, theo đúng nghĩa là đi dây giữa 2 nền kinh tế, tức là Việt Nam nên phá giá tiền đồng so với USD nhưng không giảm mạnh như Nhân dân tệ.
“Ví dụ Nhân dân tệ giảm 10% thì Việt nam đồng chỉ giảm 5%. Như vậy hàng Trung Quốc vẫn rẻ nhưng không quá rẻ còn hàng bán sang Mỹ vẫn được giá 5%. Mặc dù trên thực tế con số sẽ khác nhưng tôi nghĩ mức giảm có thể là 2- 3%, từ đây đến cuối năm”, ông Thành nói.
(VNF) - Nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, du lịch và kích cầu tiêu dùng, Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) đến hết năm 2026
(VNF) - Tuần qua, khối ngoại bán ròng mạnh trên thị trường chứng khoán Việt Nam, với tổng giá trị lên tới 4.300 tỷ đồng. Dù vậy, VCI lại là điểm sáng hiếm hoi khi thu hút dòng tiền ngoại hơn 376 tỷ đồng.
(VNF) - Cục Thuế cho biết, từ 24/3 đến 25/3 sẽ tổ chức hỗ trợ trực tuyến doanh nghiệp, người nộp thuế (NNT) quyết toán thuế trên Cổng Thông tin điện tử và ngày 27/3 livestream trên fanpage Cục Thuế
(VNF) - Kẻ gian đã giả danh cơ quan thuế, yêu cầu doanh nghiệp, người nộp thuế (NNT) đến cập nhật thông tin giảm thuế giá trị gia tăng và hoàn thuế thu nhập cá nhân để lừa đảo, theo Đội thuế Quận Bình Thạnh.
(VNF) - Trong khoảng thời gian từ ngày 15/8/2022 đến ngày 9/12/2022, bà Thảo và ông Tâm đã sử dụng 164 tài khoản để liên tục mua, bán, giao dịch cổ phiếu PDR giữa các tài khoản với nhau nhằm mục đích tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá.
(VNF) - Thị trường TPDN 2 tháng đầu năm ảm đạm khi nhóm ngân hàng chưa có nhu cầu huy động vốn còn các tổ chức phát hành thuộc nhóm phi tài chính lại đang thận trọng hơn sau khi Thông tư 76/2024 và Luật Chứng khoán sửa đổi (2024) có hiệu lực.
(VNF) - Với 78,44 triệu người dùng Internet và nền kinh tế số dự kiến đạt 49 tỷ USD vào năm 2025, Việt Nam đang chứng kiến sự bùng nổ của thị trường kiếm tiền trực tuyến (MMO). 20.000 người Việt đã kiếm được 1.500 tỷ đồng từ mạng xã hội, chứng minh tiềm năng to lớn của lĩnh vực này.
(VNF) - Vừa mở cửa phiên giao dịch 21/3, cổ phiếu ORS đã bị bán tháo với khối lượng lên tới hàng chục triệu đơn vị. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy đã giúp mã này tạm thoát cảnh 'múa bên trăng'.
(VNF) - Nhiều giáo viên của trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An "bất ngờ" bị tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cho thu nhập từ phụ cấp ưu đãi với số tiền bị trừ là 352 triệu đồng, trong tổng số 430 triệu nộp vào thuế TNCN
(VNF) - Công ty Xây dựng New Tech chủ dự án chung cư thương mại tại Quận 7, TP.HCM, dự kiến cơ cấu lại nợ quá hạn thông qua hình thức phát hành trái phiếu.
(VNF) - Trong cơ cấu doanh thu, kế hoạch cho mảng bất động sản có sự đột biến khi Becamex IJC đặt mục tiêu doanh thu mảng này tăng 207% lên 990 tỷ đồng.
(VNF) - Bộ Tài chính đã trình dự thảo Nghị quyết thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hoá, đề xuất cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý như Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động thị trường đồng thời hạn chế tối đa rủi ro về an ninh tài chính, bảo đảm sự ổn định cho thị trường tài chính – tiền tệ.
(VNF) - Áp lực bán ròng không chỉ khiến vốn hóa FPT lao dốc mà còn tác động mạnh đến hiệu suất của các "cá mập". Mã này hiện chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong danh mục của nhiều quỹ đầu tư.
(VNF) - Sáng 20/3/2025, Công ty cổ phần Chứng khoán Nhất Việt (HNX: VFS) đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ năm 2025, thông qua các nội dung quan trọng, nổi bật là kế hoạch kinh doanh với mục tiêu lập kỷ lục lợi nhuận, quyết định mở rộng hoạt động sang lĩnh vực phái sinh và việc tái khởi động kế hoạch tăng gấp đôi vốn điều lệ.
(VNF) - Sự xuất hiện của sàn giao dịch tiền số có thể mở ra kênh huy động vốn mới, nhưng cũng đặt ra thách thức lớn đối với thị trường tài chính truyền thống.
(VNF) - Cổ phiếu ORS ghi nhận mức thanh khoản cao đột biến trong phiên sáng nay, khớp lệnh hơn 23 triệu đơn vị, cao gấp 2,8 lần mức trung bình 3 tháng.
(VNF) - Pha đảo chiều ngoạn mục trong ngày thị trường chung đỏ lửa đã giúp cổ phiếu VIC tiếp tục xác nhận xu hướng đi lên. Tăng 32% từ vùng đáy dài hạn, tỷ suất sinh lời của mã này thậm chí cao hơn cả việc nắm giữ vàng.
(VNF) - Chủ tịch DNSE Nguyễn Hoàng Giang cho hay, mục tiêu của công ty là tập trung phát triển thị phần và xây dựng khách hàng. Đây là "chìa khoá" để DNSE kiếm lợi nhuận, cũng như mang lại lợi ích lâu dài cho cổ đông.
(VNF) - Hai con gái của Chủ tịch OCB Trịnh Văn Tuấn cùng lúc đăng ký bán ra tổng cộng 95 triệu cổ phiếu ngân hàng này, tương ứng với gần 4% vốn điều lệ.
(VNF) - Nghề hoạch định tài chính cá nhân đang ngày càng trở thành một lĩnh vực quan trọng, hỗ trợ các cá nhân quản lý tài sản hiệu quả. Do đó, việc chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đào tạo cho các chuyên gia hoạch định tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế trở nên rất cấp thiết
(VNF) - Nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, du lịch và kích cầu tiêu dùng, Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) đến hết năm 2026