'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tại buổi Mini Talkshow "Môi giới làm gì trong thời kỳ này?" diễn ra gần đây, đánh giá về tình hình thị trường bất động sản của Việt Nam, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, kinh tế Việt Nam trong năm 2022 phát triển tốt. Tuy nhiên, bức tranh thị trường bất động sản khó khăn chỉ diễn ra trong giai đoạn ngắn từ cuối quý III đến nay.
Qua đó, nguyên nhân khiến thị trường bất động sản bị đứng là do một số điểm nghẽn. Trong đó, vướng pháp lý đã khiến cho các dự án bất động sản đưa sản phẩm ra thị trường yếu, kém chất lượng, không đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư. Đồng thời, tín dụng, đã làm cho thanh khoản trên thị trường yếu đi.
“Cơ cấu các nguồn hàng cũng là điểm nghẽn khiến thị trường bất động sản "đứng bánh", khi các sản phẩm hiện chưa đáp ứng, phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đặc biệt là niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường cũng đang có dấu hiệu hoảng sợ, e ngại”, ông Nguyễn Văn Đính nhận định.
Với những chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Văn Đính tin rằng sẽ tạo ra những thay đổi căn bản để phục hồi và phát triển thị trường bất động sản Việt Nam. Dự báo sang năm 2023, thị trường bất động sản sẽ dần phục hồi, phát triển trở lại nhờ vào việc tháo gỡ các điểm nghẽn
Riềng về Đà Nẵng, địa phương là một trong những vùng hấp dẫn cho hoạt động đầu tư bất động sản nhưng chưa được khai thác một cách đúng tầm. Bởi địa phương này cũng là một đô thị được đầu tư rất mạnh, có thể nói là nhất cả nước. Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng ở Đà Nẵng hiện được đầu tư rất tốt.
“Tôi cho rằng Đà Nẵng còn rất nhiều dư địa để đầu tư, rất nhiều tiềm năng để phát triển, trong đó là vấn đề về giá. Mặc dù cả nước tăng giá rất mạnh, nóng, sốt đủ, Đà Nẵng vẫn giữ ở mức ổn định và rất hấp dẫn”, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam nhận định.
Dựa vào các số liệu, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn Chính phủ cho rằng, kinh tế Việt Nam đang diễn biến khá tốt, với tăng trưởng kinh tế hơn 8%, chỉ số CPI chỉ ở mức 3,5%.
Với con số này, chưa nền kinh tế nào có những chỉ số tốt như Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Dù vậy, khối doanh nghiệp nội địa vẫn đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản.
“Doanh nghiệp bất động sản chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, nguồn huy động trái phiếu doanh nghiệp, khi ngân hàng siết chặt tín dụng đã khiến nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này gặp khó khăn. Đồng thời, tâm lý thận trọng của nhà đầu tư và khách hàng cũng khiến các doanh nghiệp bất động sản bị nghẽn nguồn vốn”, PGS.TS Trần Đình Thiên lý giải khó khăn của ngành bất động sản.
Qua đó, muốn thúc đẩy trở lại, thị trường bất động sản không có cách nào khác là phải khơi thông nguồn vốn và bơm vốn ra. Chính vì vậy, Chính phủ đã xem xét các chính sách nhằm khơi thông nguồn vốn và giải quyết điểm nghẽn bằng việc nới room tín dụng.
Cụ thể, Chính phủ đã xem xét nới room tín dụng từ 0,5-2% mỗi tháng. Cùng với đó, Chính phủ cũng đốc thúc giải ngân đầu tư công vào cuối năm 2022, nên các doanh nghiệp không nên quá lo lắng.
Tuy nhiên, doanh nghiệp bắt đầu đã có những dấu hiệu lo ngại bởi nhiều ngân hàng đã hết tiền để cho vay. Đây cũng là vấn đề bình thường của nền kinh tế, nên doanh nghiệp cần bình tĩnh.
“Với những chính sách điều hành như hiện tại, dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tốt trở lại vào giữa năm 2023. Riêng đối với bất động sản, sẽ có những doanh nghiệp khó khăn nhưng vẫn có những doanh nghiệp tìm thấy cơ hội”, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn Chính phủ dự báo.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.