Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Sáng 4/1 tại Tòa án nhân dân TP. Hà Nội, Phan Văn Anh Vũ (cựu chủ tịch Công ty Cổ phần Xây dựng 79 và Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79) đã trả lời về các sai phạm bị cáo buộc trong việc chuyển nhượng, nhận giao 21 nhà, đất công ở Đà Nẵng gây thiệt hại cho nhà nước 22.000 tỷ đồng.
Tại phiên toà hôm nay, Vũ nộp đơn kiến nghị với 4 nội dung. Bị cáo Vũ cho rằng cơ quan điều tra đã tạm giữ nhiều đồ dùng cá nhân không liên quan vụ án như 3 điện thoại, 29.000 USD Singapore. Do đó, Vũ đề nghị HĐXX xem xét việc này vì số vật chứng thu giữ không được nêu trong cáo trạng.
Ngoài ra, Vũ có đề nghị cơ quan tố tụng không gọi mình là Vũ "nhôm".
“Có đại diện viện kiểm sát ở đây, bị cáo mong viện kiểm sát bỏ tên đó. Cha mẹ khai sinh đặt cho bị cáo là Phan Văn Anh Vũ. Bị cáo không có tên Vũ "nhôm". Cứ gọi Vũ "nhôm", báo chí cũng đưa Vũ "nhôm", bị cáo nói tại tòa.
Về đề nghị này, HĐXX đề nghị cơ quan báo chí đưa tin trung thực, tôn trọng quyền cá nhân theo đúng Luật Báo chí và Luật An ninh mạng.
Trình bày về 22 nhà đất công sản và 7 dự án bất động sản liên quan vụ án, Vũ thừa nhận 5 công ty liên quan vụ án đều là công ty của gia đình mình. Vũ trực tiếp đại diện Công ty 79 và Công ty Bắc Nam 79. Số còn lại do người thân, bạn làm đại diện song Vũ vẫn là cổ đông chính nên quyết định và chỉ đạo mọi hoạt động.
Tuy nhiên, bị cáo Vũ phản bác cáo trạng quy kết bị cáo và các công ty góp vốn nhận chuyển nhượng 15/22 nhà, đất công sản và 7 dự án bất động sản trái quy định sai.
Bị cáo Vũ nói: "Các cuộc bàn bạc với các giám đốc công ty được thuê, mua các bất động sản đó không phải 'đi đêm' mà là giao dịch thông thường giữa những người kinh doanh. Hai bên thuận mua vừa bán và không trái pháp luật".
"Trong giao dịch bất động sản, nếu anh bán sai thì anh phải chịu trách nhiệm", bị cáo Vũ nói thêm và nhấn mạnh có thể kiện các công ty đã bán nhà, bởi vì họ mà hôm nay bị cáo phải vướng lao lý.
Khi tòa hỏi vì sao biết các lô đất "vàng" do những công ty này được giao quản lý nằm trong diện được chính quyền Đà Nẵng bán, Vũ trả lời: "Rất đơn giản vì thời điểm đó thị trường nhà đất ở Đà Nẵng bị đóng băng. Các bất động sản này được công bố thông tin trên phương tiện truyền thông. Tôi là người kinh doanh bất động sản nên hiểu hơn ai hết về vấn đề này".
Trước việc HĐXX dẫn các lời khai của một số bị cáo về việc Vũ có quan hệ thân thiết với các lãnh đạo Đà Nẵng, Vũ đáp: "Khai gì thì cũng phải có chứng cứ. Tôi không hiểu lời khai của các anh, các chị. Tôi hoàn toàn không có quan hệ với các lãnh đạo".
Vũ cho rằng: "Mọi tội lỗi đều quy cho bị cáo, rất đau buồn. Bị cáo giống tội đồ, trung tâm vụ án. Bị cáo chỉ là người đi mua. Công ty của bị cáo mua tài sản của nhà nước không phải mua của công ty đầu đường xó chợ. Bị cáo phải được bảo vệ quyền lợi của người đi mua".
HĐXX tiếp tục hỏi: "Ngày 4/1/2018, bị cáo bị bắt trong vụ án Làm lộ bí mật Nhà nước". Phan Văn Anh Vũ khai đã tự đến trụ sở cảnh sát Singapore để công an dẫn về Việt Nam.
Xin tòa cho được nói thêm về việc bị bắt theo lệnh truy nã, Vũ cho hay khi ở Singapore không biết bị truy nã.
Vũ nói: "Bị cáo chưa nhận được quyết định truy nã nào và bị cáo hoàn toàn không bị bắt. Bị cáo qua Singapore thì thấy ở nhà đưa lên mạng khởi tố, khám xét. Bị cáo tự nguyện đến đồn cảnh sát Singapore để đưa bị cáo về Việt Nam trình diện, chứ không ai bắt bị cáo ở Singapore”.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.